Có nhiều thành phần được định nghĩa trong cấu trúc MPLS-VPN. Các thành phần này thực hiện những chức năng khác nhau nhưng kết hợp với nhau để cấu thành mạng MPLS-VPN, bao gồm:
• Provider network (P-network): Mạng nhà cung cấp, mạng lõi MPLS/IP được
quản trị bởi nhà cung cấp dịch vụ.
• Provider router (P-router): Là router chạy trong mạng lõi của nhà cung cấp,
cung cấp việc vận chuyển dọc mạng backbone và khơng mang các route của khách hàng.
• Provider edge router (PE-router): Router biên của mạng backbone, nó cung
cấp phân phối các route của khách hàng và thực hiện đáp ứng các dịch vụ cho khách hàng từ phía nhà cung cấp.
• Autonomous system boundary router (ASBR-router) : Router biên trong một
AS nào đó, nó thực hiện vai trị kết nối với một AS khác. AS này có thể có cùng hoặc khác nhà điều hành.
• Customer network (C-network): Đây là phần được khách hàng điều khiển.
• Customer edge router (CE-router): Router khách hàng đóng vai trị như là
gateway giữa mạng C và mạng P. Router CE được quản trị bởi khách hàng hoặc có thể được nhà cung cấp dịch vụ quản lý. Các phần liên tục của mạng C được gọi là site và được nối với mạng P thơng qua router CE.
1.4.2 Mơ hình định tuyến MPLS-VPN
MPLS-VPN giống như mơ hình mạng ngang cấp với router dành riêng. Từ một router CE, chỉ cập nhật IPv4, dữ liệu được chuyển tiếp đến router PE. CE không cần bất kỳ một cấu hình riêng biệt nào cho phép nó tham gia vào miền MPLS-VPN. Yêu cầu duy nhất trên CE là một giao thức định tuyến (hay tuyến tĩnh(static)/tuyến ngầm định (default)) cho phép nó trao đổi thơng tin định tuyến IPv4 với các router PE. Trong mơ hình MPLS-VPN, router PE thực hiện rất nhiều chức năng. Trước tiên nó phải phân tách lưu lượng khách hàng nếu có nhiều hơn một khách hàng kết nối tới nó.