Bài toán đặt ra và cách giải quyết

Một phần của tài liệu đồ án: giải pháp kết hợp MPLS và VPN và triển khai dịch vụ mạng riêng ảo trên nền công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức áp dụng cho thực tế. (Trang 63 - 65)

Ví dụ trên hình 3.5 diễn tả cách tạo MPLS- VPN từ CE1 đến CE2:

Hình 3.5 Tạo MPLS-VPN từ CE1 đến CE2

Bước1: MPLS chạy trên lõi. Mỗi router PE quảng cáo địa chỉ loopback của

nó: PE1 quảng cáo 1.1.1.1/32 và PE2 quảng cáo 2.2.2.2/32. TDP hay LDP dùng để phân phối thông tin gắn nhãn giữa các router chạy MPLS. Trên mỗi router PE, LFIB chứa một nhãn gắn với địa chỉ loopback 33–bit của router PE khác. Khi PE1 chuyển tiếp gói từ 2.2.2.2 trên PE2, nó sẽ gắn thêm nhãn {20} cho gói và khi PE2 chuyển tiếp một gói từ 1.1.1.1, nó sẽ đặt nhãn {10} cho gói.

Bước 2: Định tuyến và chuyển tiếp VPN được tạo trên PE1 và PE2, gọi là

VPNA.

Bước 3: PE1 dùng giao tiếp S0/0 trong VPN này và PE2 dùng giao tiếp

S0/1.

Bước 4: OSPF chạy giữa các PE1và CE1; PE2 và CE2.

Bước 5: Khi PE1 nhận tuyến đường tới mạng 10.1.1.0 từ CE1, router đặt nó

trong bảng định tuyến của VPNA. Lúc này, nó gán nhãn {5} cho tiền tố. Khi PE2 nhận tuyến đường tới mạng 10.1.2.0 từ CE2, nó đặt vào bảng định tuyến của VPNA. Lúc này nhãn {6} được gán cho tiền tố (xem hình 3.6).

Hình 3.6 Q trình định tuyến và gán nhãn

Bước 6: PE1 sau đó gởi cập nhật MP-iBGP đa giao thức tới PE2 quảng cáo

mạng 10.1.1.0. Cập nhật cũng chứa nhãn {5} mà PE1 gắn cho tiền tố 10.1.1.0, và PE2 gắn thêm vào bất kỳ gói nào tới mạng 10.1.1.0 trước khi nó chuyển tiếp gói. Khi PE1 quảng cáo tuyến, nó đặt địa chỉ BGP chặng kế là 1.1.1.1/32, là địa chỉ loopback của nó.

Bước 7: PE2 sau đó gởi cập nhật iBGP đa giao thức cho PE1 quảng cáo mạng 10.1.2.0. Cập nhật cũng chứa nhãn {6}, mà PE2 gán cho tiền tố 10.1.2.0 và PE1 phải gắn thêm vào các gói tới mạng 10.1.2.0 trước khi chuyển tiếp nó. Khi PE2 quảng cáo tuyến đường, nó đặt địa chỉ BGP chặng kế là 2.2.2.2/32 là địa chỉ loopback của nó.

Bước 8: PE1 đưa tiền tố 10.1.2.0 vào bảng định tuyến của VPNA và PE2 đưa tiền tố 10.1.1.0 vào bảng định tuyến của VPNA.

Bước 9: Lúc này, nếu xem bảng định tuyến của VPNA trên router PE1, sẽ

thấy thơng tin 10.1.2.0 có thể tới được qua 2.2.2.2. Tương tự như vậy trên bảng định tuyến của PE2, sẽ chứa thơng tin mạng 10.1.1.0 có thể tới được thơng qua 1.1.1.1.

Bước 10: Các tuyến đường được truyền xuống các router CE dùng OSPF, lúc này mạng đã hội tụ.

Bước 11: CE1 bây giờ gởi một gói tới máy 10.1.2.1. Gói được chuyển tiếp

định tuyến của VPNA. Nó xác định rằng địa chỉ IP chặng kế là 2.2.2.2. Nó xem trong LFIB của nó để xác định nhãn ra nào. Lúc này, PE1 đặt nhãn ngồi cho gói là {20} và chuyển ra giao tiếp serial hướng tới PE2. Nhãn ngoài là {20} và nhãn trong là {6} (xem hình 3.7).

Hình 3.7 Quá trình chuyển tiếp và đặt nhãn

Bước 12: Khi PE2 nhận gói nhãn, nó gở bỏ nhãn ngồi {20} và kiểm tra

nhãn trong. Nhãn trong {6} cho router biết giao tiếp nào nó sẽ chuyển tiếp gói ra. Gói sau đó được chuyển tới CE2.

Một phần của tài liệu đồ án: giải pháp kết hợp MPLS và VPN và triển khai dịch vụ mạng riêng ảo trên nền công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức áp dụng cho thực tế. (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w