Tổ chức lớp chuyền tả

Một phần của tài liệu đồ án: Mô hình giao tiếp phần mềm trong mạng NGN (Trang 38 - 40)

Chương II: Tình hình triển khai NGN ở Việt Nam

2.2.1.4.Tổ chức lớp chuyền tả

Lớp chuyền tải phải có khả năng chuyền tải cả hai loại lưu lượng ATM và IP được tổ chức thành 2 cấp: đường trục quốc gia và vùng thay vì có 4 cấp như hiện nay:

- Cấp đường trục quốc gia: gồm toàn bộ các nút chuyển mạch đường trục (Core ATM + IP) và tuyến truyền dẫn đường trục được tổ chức thành 2 mặt : Plane A&B , kết nối chéo giữa các node đường trục ở mức ít nhất là 2.5Gb/s, nhằm đảm bảo độ an tồn mạng, có nhiệm vụ chuyển mạch cuộc gọi giữa các vùng lưu lượng. Số lượng và quy mô node chuyển mạch đường trục quốc gia phụ thuộc vào lưu lượng phát sinh trên mạng đường trục. Trong giai đoạn đầu trang bị loại có năng lực chuyển mạch ATM<60Gb/s và năng lực đinh tuyến < 30 triệu packet/s đặt tại các trung tâm tryền dẫn liên tỉnh. Cấu hình cấp đường trục quốc gia cho trong hình sau

Đồ án tốt nghiệp đại học

Hình 2.7. Cấu hình mạng cấp đường trục quốc gia

- Cấp vùng: gồm toàn bộ các node chuyển mạch (ATM + IP), các bộ tập trung ATM nội vùng đảm bảo việc chuyển mạch cuộc gọi trong nội vùng và sang vùng khác. Cac node chuyển mạch (ATM + IP) nội vùng được kết nối ở mức tối thiểu 155 Mb/s lên cả 2 măt chuyển mạch cấp trục quốc gia các tuyến truyền dẫn nội vùng. Các bộ tập trung ATM được kết nối ở mức tối thiểu 155 Mb/s lên các node chuyển mạch ATM + IP nội vùng và mức tối thiểu nxE1 với các bộ truy nhập.

- Các node chuyển mạch ATM + IP nội vùng được đặt tại vị trí các tổng đài Host hiện nay và được kết nối trực tiếp với nhau theo dạng Ring qua các cổng quang của node ATM + IP, sử dụng các sợi quang hiện có trong tuyến FO ring của mạng nội vùng. Các node chuyển mạch ATM+IP nội vùng phải tích hợp tính năng Broadband

RAS nhằm thực hiện chức năng điểm truy nhập IP POP băng rộng cho các thuê bao xDSL.

- Số lượng và quy mô các node chuyển mạch ATM + IP của một vùng trong giai đoạn đầu phụ thuộc và dịch vụ tại vùng đó. Trong giai đoạn đầu trang bị loại có năng lực chuyển mạch ATM<2,5Gb/s và năng lực định tuyến <500.00 packet/s.

- Các bộ tập trung ATM có nhiêm vụ tập trung các luồng E1 lẻ thành luồng ATM 155Mb/s. Các bộ tập trung ATM được đặt tại các node truyền dẫn nội tỉnh. Số lượng và quy mô bộ tập trung ATM phụ thuộc và số node truy nhập và số thuê bao của node truy nhập.

Một phần của tài liệu đồ án: Mô hình giao tiếp phần mềm trong mạng NGN (Trang 38 - 40)