Bản chất và những ứng dụng của chuyển mạch mềm trong mạng NGN tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu đồ án: Mô hình giao tiếp phần mềm trong mạng NGN (Trang 69 - 72)

- B đến B trường hợp 2 (B t oB case 2) (Hình 2.15) Theo dõi những nhóm sử

3.1.Định nghĩa và mục tiêu

3.5. Bản chất và những ứng dụng của chuyển mạch mềm trong mạng NGN tại Việt Nam.

mạng NGN tại Việt Nam.

Cùng với sự phát triển của các công nghệ viễn thông, hệ thống chuyển mạch mềm ra đời với các tính năng ưu việt, khắc phục được phần lớn các hạn chế của hệ thống chuyển mạch kênh truyền thống. Hệ thống chuyển mạch mềm đã trở thành một thành tố quan trọng bậc nhất trong mạng thế hệ mới NGN.

Bản chất chuyển mạch mềm

Trong tương lai, mạng thế hệ mới NGN sẽ hoàn toàn dựa trên cơ sở hạ tầng là mạng gói. Do mạng PSTN hiện tại vẫn hoạt động tốt và cung cấp dịch vụ khá tin cậy (99,999%) nên việc chuyển cả mạng truy nhập và mạng lõi của PSTN thành mạng gói là rất tốn kém. Để tận dụng cơ sở hạ tầng của PSTN và ưu điểm của chuyển mạch gói, cấu hình mạng NGN bao gồm chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói được thể hiện như trong hình sau:

Hình 3.8. Cấu trúc mạng NGN

Theo hình trên, tổng đài cấp 5 (tổng đài nội hạt) dùng chuyển mạch kênh (circuit-switched) thể hiện qua phần mạng PSTN vẫn được sử dụng. Phần phức tạp nhất trong những tổng đài này chính là phần mềm xử lý gọi. Phần mềm này chạy trên một bộ xử lý chuyên dụng được tích hợp sẵn với phần cứng vật lý chuyển mạch kênh. Hay nói cách khác, phần mềm sử dụng trong các tổng đài nội hạt phụ thuộc vào phần cứng của tổng đài. Điều này gây khó khăn cho việc tích hợp mạng PSTN và mạng chuyển mạch gói khi xây dựng NGN.

Một giải pháp để giải quyết vấn đề này là tạo ra một thiết bị lai (hybrid device) có thể chuyển mạch thoại ở cả dạng kênh và gói với sự tích hợp của phần mềm xử lý gọi. Điều này được thực hiện bằng cách tách riêng chứcnăng xử lý cuộc gọi khỏi chức năng chuyển mạch vật lý. Thiết bị đó chính là bộ điều khiển cổng phương tiện MGC sử dụng chuyển mạch mềm (soft switch). Hay nói cách khác chuyển mạch mềm chính là thiết bị thực hiện việc xử lý cuộc gọi trong mạng NGN.

3.6.. Các ứng dụng chính của chuyển mạch mềm

a. Ứng dụng làm SS7 PRI Gateway (giảm tải Internet)

Ứng dụng này nhằm vào các nhà khai thác dịch vụ thoại cạnh tranh, những doanh nghiệp đang tìm kiếm một giải pháp giá thành thấp thay cho chuyển mạch kênh truyền thống để cung cấp giao diện PRI (Primary Rate Interface - Giao diện tốc độ bít cơ sở) cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet phục vụ các đường truy nhập dial-up. b. Giảm tải các tổng đài chuyển tiếp

Giải pháp chuyển mạch TDM hiện nay đang bộc lộ dần nhược điểm trước nhu cầu ngày càng tăng nhưng rất thất thường của lưu lượng thông tin thoại nội hạt (phát sinh do truy nhập Internet), vô tuyến và đường dài.Ứng dụng Packet Tandem hướng

Đồ án tốt nghiệp đại học

vào các nhà cung cấp dịch vụ thoại truyền thống với mong muốn giảm vốn đầu tư và chi phí điều hành các tổng đài quá giang chuyển mạch kênh hiện nay, ngồi ra cịn cung cấp các dịch vụ mới về số liệu.

Trong những năm gần đây, vai trò của chuyển mạch mềm trong mạng thế hệ mới NGN đã được minh chứng rõ nét ngay tại Việt Nam thơng qua các tiện ích mà nó mang lại. Đó chính là các cuộc gọi VoIP, đó là những dịch vụ trên nền NGN như multimedia, mạng riêng ảo VPN với chất lượng cao, giá thành thấp. Tuy nhiên đây mới chỉ là sự khởi đầu của chuyển mạch mềm, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, phát triển các ứng dụng mới để chuyển mạch mềm xứng đáng là “trái tim” của mạng NGN tại Việt Nam.

Kết Lụân

Công nghệ chuyển mạch mềm đã đem lại những ưu thế nổi trội cho mạng NGN như chi phí đầu tư mạng NGN thấp nhiều so với mạng tổng đài chuyển mạch kênh, đồng thời khi triển khai mạng chuyển mạch mềm sẽ tạo cơ hội cạnh tranh về mặt cung cấp đa dịch vụ, phát triển mạng cũng như vẫn hành bảo dưỡng mạng dễ dàng hơn so với mạng PSTN…. Theo dự đoàn của nhiều chuyên gia, cũng như sự thu hẹp của thị trường tổng đài điện tử dung lượng lớn là sự bùng nổ của thị trường softswitch. Công nghệ IP và Internet cùng với sự phát triển nhanh chóng của các cơng nghệ vơ tuyến tốc độ cao đã cho phép cung cấp dịch vụ một cách liên tục trong cả truy nhập cố dịnh cũng như vô tuyến trên một thiết bị đầu cuối của khách hàng. Hội tụ mạng, dịch vụ và thiết bị đầu cuối là một xu thế tất yếu của nền công nghiệp viễn thông nhằm đáp ứng được như cầu của khách hàng cũng như nhà cung cấp dịch vụ. Quá trình hội tụ này nhằm mục tiêu cung cấp các dịch vụ mới cho người sử dụng và do vậy làm tăng doanh thu của nhà khai thác, mặt khac lại làm giảm chi phí vận hành khai thác mạng

Trong điều kiện thực tế của Việt Nam, hiện nay nếu nghiên cứu phát triển các module phần cứng của chuyển mạch mềm thì sẽ rất khó vì cơng nghiệp vi điện tử cịn hạn chế. Tuy nhiên, chúng ta hồn tồn có thể viết phần mềm chạy trên các máy server thực hiện đầy đủ các chức năng trong softswitch như nhiều nhà phát triển trên thế giới đã làm, cũng như các phần mềm viết cho các ứng dụng dịch vụ trên mạng NGN.

dụng API trong việc phát triển các dịch vụ trên nền mạng thế hệ sau NGN, cũng như chỉ ra phương thức làm thế nào để cung cấp các dịch vụ cao cấp tốt nhất thông qua việc xây dựng một chuẩn API chung. Việc sử dụng API mở, Java và XML dựa trên các ngơn ngữ lập trình là việc khởi đầu cho quá trình phát triển các dịch vụ viễn thông cao cấp. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình sáng tạo dịch vụ và rút ngắn thời gian ra thị trường cho các dịch vụ mới.

Do thời gian có hạn, và thời gian tìm hiểu chưa lâu nên khơng tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cơ và các bán để hoàn thiện và phát triển đề tài này.

Một phần của tài liệu đồ án: Mô hình giao tiếp phần mềm trong mạng NGN (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w