Khoảng thời gian mất gói trung bình

Một phần của tài liệu đồ án: Giao thức điều khiển tốc độ tránh nghẽn TFRC (Trang 37 - 38)

CHUƠNG II : GIAO THỨC ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ TRÁNH NGHẼN TFRC

2.3 Tính tỉ lệ sự kiện mất gói

2.3.3 Khoảng thời gian mất gói trung bình

Nếu một khoảng thời gian mất gói, A, được quyết định bắt đầu với gói có số thứ tự gói S_A và khoảng thời gian mất gói kế tiếp, B, bắt đầu với gói có số thứ tự gói S_B, khi đó số lượng gói trong khoảng thời gian mất gói A được cho là (S_B – S_A).

Để tính tỉ lệ sự kiện mất gói p, trước tiên phải tính khoảng thời gian mất gói trung bình. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng một bộ lọc mà xử lý n khoảng thời gian sự kiện mất gói gần nhất theo một cách mà việc đo tỉ lệ sự kiện mất gói thay đổi một cách mềm dẻo.

Trọng số w_0 đến w_(n-1) được tính như sau: If (i < n/2)

w_i = 1; Else

w_i = 1 - (i - (n/2 - 1))/(n/2 + 1);

Do đó nếu n = 8, các giá trị của w_0 đến w_7 là: 1.0 , 1.0, 1.0 , 1.0 , 0.8 , 0.6 , 0.4 , 0.2

Số khoảng thời gian mất gói, n, sử dụng trong việc tính tỉ lệ sự kiện mất gói quyết định tốc độ của TFRC tương ứng với sự thay đổi về mức độ tắc nghẽn. Đối với lưu lượng TFRC hoạt động cùng với TCP trong mạng Internet thì n nên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 8. Với các giá trị của n lớn hơn 8 sẽ yêu cầu một sự thay đổi nhỏ trong cơ chế của TFRC bao gồm một đáp ứng khắt khe hơn đối với hai hoặc nhiều RTT với việc mất gói trầm trọng.

Do đó nếu các khoảng thời gian mất gói gần nhất là I_0 đến I_n, với I_0 trở thành khoảng thời gian từ lúc sự kiện mất gói gần nhất, khi đó khoảng thời gian mất gói trung bình I_mean được tính như sau:

I_tot0 = 0; I_tot1 = 0; W_tot = 0;

I_tot0 = I_tot0 + (I_i * w_i); W_tot = W_tot + w_i; }

for (i = 1 to n) {

I_tot1 = I_tot1 + (I_i * w_(i-1)); }

I_tot = max(I_tot0, I_tot1); I_mean = I_tot/W_tot;

Tỉ lệ sự kiện mất gói, p được đơn giản như sau: p = 1 / I_mean;

Khi có mất gói ngẫu nhiên, tỉ lệ sự kiện mất gói và tỉ lệ mất gói là khá khác nhau. Sự khác nhau giữa tốc độ truyền thay đổi theo hai tỉ lệ này ở trạng thái ổn định thường là 10% [1,2].

Tại các router sử dụng quản lý hàng đợi RED, nhiều gói bị rớt trong một cửa sổ của dữ liệu là không phổ biến nhưng với quản lý hàng đợi Drop-tail thì điều này là phổ biến ở đó nhiều gói bị mất khi tràn hàng đợi. Kết quả là có một sự khác biệt khá lớn giữa hệ số mất gói và hệ số sự kiện mất gói của một luồng và sự khác biệt này yêu cầu chúng ta sử dụng hệ số sự kiện mất gói sẽ tốt hơn so trong các hoạt động của mơ hình TCP dưới các điều kiện này.

Khi nghẽn xảy ra nghiêm trọng cũng có thể dẫn đến nhiều gói bị rớt trong một cửa sổ dữ liệu đối với một số round-trip time, và cũng dẫn đến sự khác biệt lớn giữa hệ số mất gói và hệ số sự kiện mất gói trong thời gian quá độ đó. Trong các trường hợp như vậy, TFRC sẽ phản ứng chậm hơn sử dụng hệ số sự kiện mất gói vì hệ số sự kiện mất gói là nhỏ hơn đáng kể so với hệ số mất gói. Tuy nhiên sự khác biệt giữa tỉ lệ mất gói và tỉ lệ sự kiện mất gói là khơng rõ ràng nếu tắc nghẽn kéo dài, do tốc độ của TFRC giảm nhanh theo mỗi gói/RTT.

Một phần của tài liệu đồ án: Giao thức điều khiển tốc độ tránh nghẽn TFRC (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w