.6 40 luồng TCP (a) và TFRC (b) với quản lý hàng đợi Drop-Tail

Một phần của tài liệu đồ án: Giao thức điều khiển tốc độ tránh nghẽn TFRC (Trang 52 - 53)

Thực hiện mô phỏng với 40 luồng trong một khoảng thời gian dài và lấy kết quả trong khoảng 20 giây đầu tiên. Đường truyền tắc nghẽn là 15Mbps và các RTT là 45ms. 20% băng thông đường truyền được sử dụng bởi các lưu lượng TCP nền, ngắn hạn và có một lượng nhỏ lưu lượng dành trước đường truyền. Hình 3.6 chỉ ra kích thước hàng đợi tại đường truyền tắc nghẽn. Trong đồ thị, các luồng dài hạn là TCP (a) và các luồng dài hạn là TFRC (b). Cả hai mô phỏng này đều sử dụng 99% đường truyền; tỉ lệ rớt gói trên đường truyền là 4,9% đối với TCP và 3,5% đối với TFRC [2]. Như chúng ta thấy trong hình 3.6, lưu lượng TFRC khơng có tác động tiêu cực lên các hàng đợi động.

Các mô phỏng được thực hiện tương tự với bộ quản lý hàng đợi RED, với các mức ghép kênh thống kê khác nhau, với một lưu lượng tổng hợp cả TFRC và TCP, với các mức lưu lượng nền và lưu lượng dành trước khác nhau và có so sánh độ sử dụng đường truyền, sự chiếm hàng đợi và tỉ lệ rớt gói. Tuy nhiên ở đây chưa thực hiện nghiên cứu sâu, đặc biệt tại các thang thời gian nhỏ hơn và tại các mức sử dụng đường truyền thấp hơn nên không thấy ảnh hưởng tiêu cực lên hàng đợi động từ lưu lượng

TFRC. Đặc biệt, trong các mơ phỏng sử dụng quản lý hàng đợi RED có một sự khác nhau nhỏ trong các hàng đợi động dưới hoạt động của TFRC và TCP.

3.3 Các cải tiến của TFRC đối với môi trường không dây

3.3.1 Những thách thức đối với TFRC trong môi trường không dây

TFRC sử dụng tỉ lệ mất gói như là tín hiệu tắc nghẽn để cân bằng tốc độ gửi, nó làm việc tốt đối với các ứng dụng đa phương tiện trong mạng có dây. Nhưng trong mơi trường có dây-khơng dây, TFRC cũng như TCP phải đối mặt với những thách thức mới do các đặc điểm riêng của liên kết vô tuyến. Không giống như mạng đường trục sợi quang và các mạng cố định dây đồng, các liên kết vô tuyến sử dụng mơi trường khơng khí làm phương tiện truyền và là đối tượng chịu nhiều hệ số ảnh hưởng đến chất lượng mà không điều khiển được như pha đinh, nhiễu, chuyển vùng (handoff). Do đó các liên kết vơ tuyến có BER cao hơn nhiều so với các liên kết cố định. Các giao thức điều khiển truyền dẫn như TCP và TFRC không điều chỉnh được BER cao một cách hiệu quả. Khi tất cả các lần mất gói đều bị coi là kết quả của tắc nghẽn mạng trong TFRC hoặc TCP, việc mất gói ngẫu nhiên do BER cao của liên kết vô tuyến sẽ là báo cáo sai lệch đến máy phát để giảm tốc độ gửi của nó một cách khơng cần thiết. Khi đó hiệu suất của TFRC suy giảm nghiêm trọng cùng với sự tăng BER của các liên kết vô tuyến [3].

Một phần của tài liệu đồ án: Giao thức điều khiển tốc độ tránh nghẽn TFRC (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w