Các vấn đề khác

Một phần của tài liệu đồ án: Giao thức điều khiển tốc độ tránh nghẽn TFRC (Trang 43 - 45)

CHUƠNG II : GIAO THỨC ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ TRÁNH NGHẼN TFRC

2.5 Các vấn đề khác

2.5.1 Những thay đổi phía phát

Có thể thực hiện một sự thay đổi phía phát của TFRC ở đó máy thu sử dụng việc phân phối tin cậy để gửi thơng tin về các lần mất gói đến máy phát và máy phát tính tỉ lệ mất gói và tốc độ truyền có thể chấp nhận được. Ưu điểm chính của sự thay đổi phía phát của TFRC là máy phát khơng phải biết chính xác tính tốn của máy thu về tỉ lệ mất gói. Tuy nhiên, với yêu cầu về phân phát tin cậy thơng tin mất gói từ máy thu đến máy phát, một TFRC phía phát sẽ chặt chẽ hơn so với trong giao thức truyền tải mà nó sử dụng.

Ngược lại, sự thay đổi phía thu của TFRC ở đây là khơng nhạy với việc mất các gói phản hồi và do đó khơng u cầu việc phân phối tin cậy các gói phản hồi. Nó cũng phù hợp hơn cho các ứng dụng như luồng media từ các web server đến càng nhiều client càng tốt.

Sự thay đổi phía phát và phía thu cũng có những đặc tính khác nhau trong các lần cập nhật. Ví dụ, đối với những thay đổi trong thủ tục tính tốn tỉ lệ mất gói, máy phát sẽ phải được cập nhật trong sự thay đổi bên phát và máy thu sẽ phải được cập nhật trong sự thay đổi phía thu.

2.5.2 Vấn đề bảo mật

TFRC khơng hồn tồn là một giao thức truyền tải nó là một cơ chế điều khiển tắc nghẽn được định hướng để sử dụng kết hợp với một giao thức truyền tải. Do đó, bảo mật là một yêu cầu cơ bản cần quan tâm trong bối cảnh của một giao thức truyền tải đặc trưng và các cơ chế nhận thực của nó.

Các cơ chế điều khiển tắc nghẽn có thể được khai thác một cách triệt để tạo ra sự từ chối của dịch vụ. Điều này có thể xuất hiện thơng qua phản hồi giả mạo. Do đó bất kì giao thức truyền tải nào mà sử dụng TFRC phải có chính sách để đảm bảo rằng phản hồi chỉ được chấp nhận từ phía máy thu của dữ liệu. Tuy nhiên cơ chế chính xác để đạt tới điều này sẽ phụ thuộc vào giao thức truyền tải của chính nó.

Ngồi ra, các cơ chế điều khiển tắc nghẽn có thể được điều chỉnh một cách linh hoạt bởi một máy thu muốn nhận nhiều hơn lượng băng thơng mạng chia sẻ bình bằng của nó. Một máy thu có thể thực hiện điều này thơng qua việc u cầu nhận các gói mà trong thực tế đã mất do tắc nghẽn. Có thể phịng chống một máy thu như vậy bằng yêu cầu máy thu phải phản hồi lại máy phát để chứng tỏ đã nhận. Tuy nhiên, chi tiết của một trường hợp như vậy sẽ phụ thuộc vào giao thức truyền tải và đặc biệt phụ thuộc vào giao thức truyền tải có tin cậy hay khơng.

Kết luận: TFRC là một cơ chế phía máy thu. Các tính tốn tỉ lệ sự kiện mất gói

được thực hiện tại phía thu tốt hơn là tại phía phát. Thơng tin này được máy thu gửi lại cho máy phát thơng qua gói phản hồi. Ngồi ra, TFRC cịn sử dụng các gói dữ liệu chứa các thơng tin về ước lượng RTT của máy phát gửi cho máy thu để đưa ra quyết định về sự kiện mất gói. Việc lựa chọn biểu thức thông lượng cho TFRC cũng rất quan trọng. Do các lưu lượng trên mạng hiện nay chủ yếu là TCP nên biểu thức thông lượng của TFRC được chọn là biểu thức thông lượng của TCP Reno. Lựa chọn này giúp cho các lưu lượng TFRC hoạt động bình đẳng và thân thiện với các luồng TCP. Do điều khiển tắc nghẽn dựa trên biểu thức nên TFRC đáp ứng chậm hơn so với TCP. Tại các thời điểm vắng mặt nghẽn mạng đột ngột thì đáp ứng chậm này là khơng có lợi. Cơ chế tùy chọn history discouting sẽ giải quyết vấn đề này làm cho độ khả dụng mạng của TFRC tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, những vấn đề của TFRC đã giải quyết ở đây mới chỉ là cho các luồng unicast. Hoạt động của giao thức TFRC với các luồng multicast và các vấn đề bảo mật của nó vẫn đang được nghiên cứu và hoàn thiện.

Một phần của tài liệu đồ án: Giao thức điều khiển tốc độ tránh nghẽn TFRC (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w