LDP chế độ điều khiển theo yêu cầu

Một phần của tài liệu đồ án: Kỹ thuật lưu lượng trong MPLS và cơ chế bảo vệ khôi phục đường và dựng chương trình mô phỏng MPLS-TE (Trang 30 - 32)

LDP còn hỗ trợ các chế độ phân phối nhãn khác. Khi cấu hình ở chế độ cơng bố khơng cần yêu cầu (downstream unsolicited), các bộ định tuyến sẽ không dùng bản tin Label Request. Nếu điều khiển tuần tự (ordered control) được cấu hình trên mỗi giao diện, các yêu cầu nhãn sẽ làm cho các bản tin Label Mapping được trả về theo thứ tự từ R3 đến R2, rồi mới từ R2 về R1. Tổng quát, trong chế độ phân phối theo yêu cầu điều khiển tuần tự, ánh xạ nhãn diễn ra đầu tiên ở bộ định tuyến lối ra, rồi sau đó lần lượt ngược về đến bộ định tuyến lối vào.

1.7.2 Giao thức CR-LDP

CR-LDP (constrain-based routing LDP) là giao thức mở rộng từ LDP (RFC 3212) nhằm hỗ trợ đặc biệt cho định tuyến ràng buộc, kỹ thuật lưu lượng và các hoạt động dự trữ tài nguyên. Các khả năng của CR-LDP tùy chọn bao gồm thương lượng các tham số lưu lượng như cấp phát băng thông, thiết lập và cầm giữ quyền ưu tiên.

1.7.2.1 Mở rộng cho định tuyến ràng buộc

CR-LDP bổ sung thêm các đối tượng Type-Length-Value mới sau đây :

• Tuyến tường minh ER

• Chặng tường minh ER-Hop

• Các tham số lưu lượng

• Sự lấn chiếm (Preemptions)

• Nhận diện LSP (LSPID)

• Lớp tài nguyên (Resource Class)

• CR-LSP FEC

Một số thủ tục mới cũng được bổ sung để hỗ trợ các chức năng cần thiết như: o Báo hiệu đường (Path Signalling)

o Định nghĩa các tham số lưu lượng

o Quản lý LSP ( quyền ưu tiên, cam kết quản trị….)

CR-LDP sử dụng cơ chế gán nhãn theo yêu cầu và điều khiển tuần tự. Một LSP được thiết lập khi một chuỗi các bản tin Label Request lan truyền từ ingress-LSR đến egress-LSR, nếu đường được yêu cầu thỏa mãn các ràng buộc (ví dụ như đủ băng thơng khả dụng), thì các nhãn mới được cấp phát và phân phối bởi một chuỗi các bản tin Label Mapping lan truyền ngược về ingress-LSR. Việc thiết lập một CR-LSP có thể thất bại vì nhiều lý do khác nhau và các lỗi sẽ được báo hiệu bằng bản tin Notification.

1.7.2.2 Thiết lập một CR-LSP

Để thiết lập một LSP theo một con đường định trước, CR-LDP sử dụng đối tượng tuyến tường minh ER. ER được chứa trong các bản tin Label.

Xét ví dụ trong hình 1.29. Giả sử LSR A muốn thiết lập một con đường tường minh là B-C-D. Để thực hiện việc này, LSR A xây dựng đối tượng ER chứa tuần tự 3 nút trừu tượng là LSR B, LSR C, LSR D. Mỗi nút được đại diện bằng một địa chỉ IP tiền tố. LSR A sau đó được xây dựng một bản tin Label Request có chứa đối tượng ER mới đã tạo. Khi bản tin được tạo xong, LSR A sẽ xem xét nút trừu tượng đầu tiên trong đối tượng ER là LSR B, tìm kết nối đến LSR B và gửi bản tin Label Request trên kết nối. Khu LSR B nhận bản tin Label Request, LSR B nhận thấy nó là nút trừu tượng đầu tiên trong đối tượng ER. LSR B sau đó tìm kiếm nút trừu tượng kế tiếp là LSR C và tìm kết nối đến LSR C. Sau đó LSR B thay đổi đối tượng ER và gửi bản tin Label Request đến LSR C, lúc này đối tượng ER chỉ gồm LSR C và LSR D. Việc điều khiển bản tin này tại LSR cũng tương tự như ở LSR B.

Một phần của tài liệu đồ án: Kỹ thuật lưu lượng trong MPLS và cơ chế bảo vệ khôi phục đường và dựng chương trình mô phỏng MPLS-TE (Trang 30 - 32)