Thiết lập LSP với RSVP-TE

Một phần của tài liệu đồ án: Kỹ thuật lưu lượng trong MPLS và cơ chế bảo vệ khôi phục đường và dựng chương trình mô phỏng MPLS-TE (Trang 35 - 37)

Khác với giao thức LDP, các bản tin RSVP-TE không mang FEC, vì chỉ duy nhát có R1 cần biết về ánh xạ giữa FEC và đường hầm LSP.

1.7.3.4 Giảm lượng overhead làm tươi RSVP

RSVP là giao thức trạng thái mềm (soft-staste), tiến trình phát một bản tin PATH và bản tin RESV hồi đáp tương ứng phải được định kỳ làm tươi, thường khoảng 30s một lần. Phương pháp làm tươi này đề phòng các bản tin bị mất và trong trường hợp định tuyến từng chặng sẽ tự động chuyển dự trữ tài ngun sang đường mới khi có bất kì thay đổi định tuyến IP. Tất nhiên, việc xử lý dành cho khởi tạo các bản tin PATH và RESV lớn hơn nhiều so với việc làm tươi trạng thái một bản tin đã nhận trước đó, tuy nhiên với một số lượng lớn các LSP thì việc xử lý và làm tươi có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu năng.

Một cách giải quyết là tăng chu kỳ làm tươi, nhưng cũng sẽ làm tăng độ trễ tế báo hiệu khi mất bản tin. RFC 2961 đặc tả một giải pháp cho hạn mức xử lý và vấn đề trễ báo hiệu. Cơ chế này bao gồm việc bó gọn bản tin để giảm tải xử lý, cũng như các cách để bộ định tuyến dễ dàng nhận dạng một bản tin không thay đổi lớn. Việc hồi báo bản tin cũng được bổ sung để chuyển tải tin cậy bản tin RSVP và xử lý trường hợp mất các bản tin PATH TEAR và RESV TEAR vì hai bản tin này không được làm tươi trong

hoạt đông RSVP. Cuối cùng, giải pháp này định nghĩa một bản tin tổng kết để làm tươi trạng thái mà không yêu cầu truyền toàn bộ bản tin làm tươi. Các cải tiến này nhằm làm giảm lượng overhead làm tươi của RSVP trong mạng MPLS.

1.7.4 Giao thức BGP

1.7.4.1 BGPv4 và mở rộng cho MPLS

BGPv4 (boder gateway protocol) là một giao thức định tuyến để gán kết tập hợp các mạng cung cấp dịch vụ trên internet. Vì nó chỉ là giao thức sử dụng giữa các nhà cung cấp, RFC2017 đã mở rộng BGP hỗ trợ phân phối nhãn MPLS để có thể thiết lập các LSP liên mạng.

BGP có một tập thuật ngữ riêng. Một khái niệm quan trọng là số AS (Autonomous System) duy nhất, được định nghĩa là một tập hợp bộ định tuyến thực hiện một chính sách định tuyến ngoại thống nhất có thể nhận thấy đối với bộ định tuyến của AS khác. BGP không truyền các thơng tin topology nội giữa các AS, nó chỉ cung cấp các thông tin về các tiền tố địa chỉ mà có thể tìm đến hoặc đi q giang qua đó. Sử dụng BGP giữa các bộ định tuyến biên (border) nội trong một AS được gọi là BGP nội (iBGP), còn sử dụng BGP giữa các bộ định tuyến trong các AS khác nhau được goi là BGP ngoại (eBGP).

BGP chạy trên một phiên TCP vì nó cần độ tin cậy, phân phát đúng thứ tự. Nó có 3 phiên hoạt động: thiết lập phiên, trao đổi bản tin cập nhật, và chấm dứt phiên. Trong thiết lập phiên, các đối tác BGP (BGP peer) trong các AS lân cận trao đổi các bản tin OPEN có chứa AS number, một giá trị keep-alive timeout, và các tham số tùy chọn như nhận thực. Các BGP peer định kỳ trao đổi bản tin keep-alive, nếu phát hiện hết thời gian hiệu lực sẽ chấm dứt phiên. Sau khi thiết lập phiên, các BGP peer trao đổi các bản tin UPDATE có chứa các tiền tố địa chỉ có thể đến được hiện hành (reachability), được gọi là NLRI (Network Layer Reachability Information). Sau khi trao đổi đồng bộ khởi tạo, các thay đổi định tuyến gia tăng được liên lạc bằng bản tin UPDATE.

Nội dung bản tin BGP UPDATE gồm 3 phần (hình 1.31): các tuyến thu hồi (withdrawn route), một danh sách các tiền tố địa chỉ NRLI, và một danh sách tùy chọn các thuộc tính liên quan. Các BGP peer tạo quyết định chính sách cục bộ khi xem xét cơng bố một NLRI với các thuộc tính đường được tùy chọn hay thu hồi thơng cáo trước đó. Chính sách thường dùng là chọn NLRI có tiền tố địa chỉ đặc tả so trùng nhất, chọn một đường có số chặng AS ít nhất.

Một phần của tài liệu đồ án: Kỹ thuật lưu lượng trong MPLS và cơ chế bảo vệ khôi phục đường và dựng chương trình mô phỏng MPLS-TE (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w