Phân loại doanh nghiệp ngoài quốc doanh để xác định mức cho vay hợp

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng công thương thái bình (Trang 49 - 50)

II. Giải pháp nâng cao chất lợng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp

3. Phân loại doanh nghiệp ngoài quốc doanh để xác định mức cho vay hợp

hợp lí, đảm bảo chất lợng tín dụng.

Hoạt động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nớc ta chịu một tai tiếng lớn về sự lừa đảo, công ty ma, chiếm dụng vốn... dẫn đến sự mất lòng tin trong Ngân hàng. Tuy nhiên, đây chỉ là những con sâu làm rầu nồi canh, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp ngồi quốc doanh hoạt động rất hiệu quả, có lãi, hồn thành nghĩa vụ đối với nhà nớc, trả nợ rất đúng qui định. Xuất phát điểm của thành phần kinh tế này là từ nguồn vốn của bản thân nên thờng là ít. Để kích thích và giúp đỡ họ phát triển một cách bền vững, Ngân hàng cần có chính sách khách hàng cụ thể, nghiên cứu những đối tợng khách hàng thuộc nhóm này, có sự ổn định trong kết quả kinh doanh để tài trợ vốn cho họ, tạo sự cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp nhà nớc, kích thích sự phát triển của nền kinh tế. Đối với NHCT Thái Bình với hơn 60% số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Ngân hàng là doanh nghiệp ngồi quốc doanh thì vấn đề phân loại doanh nghiệp để xác định mức cho vay hợp lý là việc làm hết sức cần thiết trong việc nâng cao chất lợng tín dụng.

Phân tích báo cáo tài chính các doanh nghiệp là việc làm rất cần thiết và quan trọng trong quá trình đi đến quyết định đầu t. Căn cứ vào kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp, Ngân hàng thực hiện phân loại khách hàng từng bớc thanh lọc những khách hàng yếu kém, thu hút và cho vay những khách hàng hoạt động tốt.

Việc phân loại các doanh nghiệp đợc thể hiện nh sau:

-Doanh nghiệp loại A : là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định, có lãi, thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nớc. Tình hình tài chính lành mạnh, quan hệ thanh tốn có uy tín và sịng phẳng, khơng có nợ q hạn, lãi treo, có hệ số bảo tồn vốn > 1 (nghĩa là doanh nghiệp khơng những bảo tồn vốn mà cịn tăng vốn).

Ngân hàng có thể tiếp tục cho vay vốn hoặc bảo lãnh nếu doanh nghiệp yêu cầu.

-Doanh nghiệp loại B : là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khơng ổn định kết quả tài chính bình thờng, lãi thấp, quan hệ thanh toán với Ngân hàng, bạn hàng, ngân sách nhà nớc cha có uy tín cao, hệ số bảo tồn vốn = 1

Với doanh nghiệp loại B, Ngân hàng chỉ cho vay trên cơ sở nhu cầu vốn lu động cần thiết sau khi đã trừ đi vốn tự có đối với những phơng án sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao. Những nhu cầu mới phát sinh về vốn vay Ngân hàng phải đợc xem xét kĩ càng và cẩn trọng.

-Doanh nghiệp loại C : là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không ổn định, kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ, khơng có biện pháp khắc phục, quan hệ thanh tốn với Ngân hàng khơng sịng phẳng, có phát sinh nợ quá hạn, lãi treo, hệ số bảo toàn vốn <1 (doanh nghiệp mất dần vốn). Với doanh nghiệp loại này, Ngân hàng khơng cho vay, nếu cịn d nợ thì tìm cách khẩn trơng thu hồi vốn vay.

Việc phân tích tài chính và xếp loại doanh nghiệp địi hỏi cán bộ tín dụng phải tiến hành thờng xuyên liên tục 6 tháng một lần. Làm tốt công tác này cán bộ tín dụng hiểu đợc đối tác của mình và sẽ có quyết định đúng đắn trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng công thương thái bình (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w