Một số giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty cao su 72, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia La

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su 72, huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 87 - 92)

- Hiệu quả sử dụng lao động

4.4.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty cao su 72, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia La

huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai

- Nâng cao năng lực quản trị và phát triển nguồn nhân lực: Hiệu quả sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó trình độ quản trị doanh nghiệp đóng vai trị quyết định. Việc thực hiện tốt bốn chức năng cơ bản: Hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra là điều kiện tiên quyết để đạt được hiệu quả SXKD.

Trong cơ cấu như hiện nay của Cơng ty cịn cồng kềnh, chưa tinh giảm bởi quyền hạn và nghĩa vụ của người giám đốc quá lớn sễ dẫn đến trình trạng q tải.

Vì vậy, đề nghị Cơng ty nên phân bổ quyên hạn và ngắn trách nhiện nhiều hơn đối với phó giám đốc, trưởng các phịng ban.

Cần nâng cao hơn trình độ quản lý và nhận thức cán bộ công nhân viên trong Công ty đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Có chế độ lương thưởng phù hợp hơn nữa nhằm kích thích tinh thần cho người lao động để họ có thể đóng góp hết mình vì sự phát triển của Cơng ty.

Tuy trình độ quản lý của cán bộ Cơng ty những năm qua đã được nâng lên nhưng vẫn còn thấp, do đó Cơng ty hằng năm cần sắp xếp chi thêm ngân sách cho đào tạo cán bộ như cử đi học, tham quan trong nước và các nước trên thế giới. Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý có thể học hỏi nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản lý chi phí: Việc quản lý nguồn vốn của Cơng ty chua đem lại hiệu quả cao, đặc biệt là trong việc sử dụng các tài sản cố định. Do vậy, Công ty cần thực hiện các biện pháp sau;

- Định kỳ phải xem xét, đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định, điều chỉnh kịp thời phù hợp với giá cả thị trường. Đánh giá tài sản cố định thấp hơn giá trị thực của nó thì khơng thực hiện tái sản xuất tài sản cố định; ngược lại, nếu như đánh giá cao hơn giá trị thực thì sẽ nâng giá thành sản xuất, sản phẩm tạo ra được định giá cao, mất đi tính cạnh tranh và khó tiêu thụ. Đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định giúp cho nhà quản lý nắm bắt được tình hình biến động vốn của cơng ty để có những giải pháp đúng đắn đối với loại vốn này như lập kế hoạch khấu hao, thanh lý hoặc nhượng bán một số tài sản cố định không cần thiết, tài sản sử dụng khơng hiệu quả góp phần bổ sung nguồn vốn lưu động.

- Thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản cố định theo qui định. Một mặt đảm bảo cho tài sản cố định duy trì năng lực hoạt động bình thường, tránh được tình trạng hư hỏng. Mặt khác, thông qua việc bảo quản, bảo dưỡng, đầu tư mới, cơng ty có cơ sở để quản lý tốt hơn các khoản trích chi phí xây dựng cơ bản dở dang, tránh tình trạng vốn cố định ở công ty nhiều, nhưng hiệu quả mang lại không cao.

- Đẩy mạnh cơng tác phân tích tình hình sử dụng tài sản trong các xí nghiệp trực thuộc, qua đó xác định được mặt tốt cũng như chưa tốt để có biện pháp quản lý

+ Đầu tư mở rộng, nâng công suất một số nhà máy hoạt động có hiệu quả để tăng hiệu suất sử dụng vốn cố định cũng như tài sản cố định. Trên cơ sở đó tăng cường hiệu quả sử dụng bằng cách tiết kiệm được chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm với giá thành hạ, sản phẩm có sức cạnh tranh cao (cơng ty có được sự chủ động trong việc định giá bán sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh), tăng cường khả năng tích lũy.

+ Đầu tư mới khi đã xác định khá chính xác nhu cầu thị trường cũng như dung lượng thị trường, khả năng hoạt động kinh doanh lâu dài của thiết bị được đầu tư mới.

+ Giảm thiểu tối đa thời gian thiệt hại trong sản xuất. Chẳng hạn như, khi thiếu nguyên liệu cho sản xuất thì máy móc ngừng hoạt động, do đó cơng tác chuẩn bị nguồn nguyên liệu có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định (công ty phải chủ động được nguồn cung cấp). Đồng thời, khi thiết bị bị hỏng thì phải nhanh chóng khắc phục sửa chữa, đưa nhanh trở lại vào quá trình sản xuất.

+ Trước khi áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới hay máy móc cơng nghệ sản xuất hiện đại cũng như việc đầu tư mới, Công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân.

- Nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm:

+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, mở rộng thị trường: Đối với thị trường trong nước nếu xét theo vùng địa lý Cơng ty cao su 72 có khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su của mình vào thị trường các tỉnh Duyên hải miền Trung như Đà Nẵng hoặc mở rộng xuống phía Nam, nơi tập trung các vùng công nghiệp lớn như Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai… Xét theo chủng loại sản phẩm tiêu thụ, sản phẩm chính của Cơng ty hiện nay là dòng sản phẩm mủ cốm SVR, được ứng dụng nhiều trong các ngành sản xuất xăm lốp, giày da,…Đây cũng là một trong những dòng sản phẩm ưa chuộng nhất hiện nay. Do vậy, Công ty cần tận dụng thế mạnh này đầu tư hơm nữa vào khâu chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm để tìm kiếm thêm nhiều thị trường tốt hơn. Đối với thị trường xuất khẩu, nhu cầu cao su trên thế giới ngày một tăng cao, song nó cũng biến động rất khó lường, đặc biệt là giá cả. Nên Cơng ty cần đầu tư thêm vào hoạt động tìm hiểu thị trường như tìm hiểu về lượng cầu của bên mua cũng như xu hướng cầu của các thị trường cao su trên thế giới thông qua các kênh thông tin thị trường cao su do hiệp hội cao su Việt

Nam, Tập đồn cơng nghiệp cao su Việt Nam và kênh thông tin do Hiệp hội cao su thế giới cung cấp.

Phần 5. KẾT LUẬN 5.1. Kết luận

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cao su 72, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai” có thể rút ra những kết luận sau:

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay của Công ty đã đi vào ổn định.

Trình độ của đội ngủ cán bộ, nhân viên Công ty ngày càng được cải thiện đáng kể. Lực lượng công nhân là lao động địa phương dồi dào kết hợp với sự chăm lo, huấn luyện, đào tạo thường xuyên của Công ty đã giúp cho Cơng ty có một tiềm năng và thế mạnh về lao động. Thu nhập của người lao động cũng ngày càng tăng lên, cho thấy ngoài nâng cao trình độ lao động thì Cơng ty cịn chú trọng đến đời sống của họ, đặc biệt là lao động đồng bào dân tộc thiểu số.

Cùng với sự phát triển của lực lượng lao động thì hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng đạt được nhiều kết quả. Năng suất, sản lượng của các vườn cây tăng lên, các sản phẩm mủ cao su mà Công ty sản xuất ra không chỉ để tiêu thụ trong nước như trước đây mà hiện nay chủ yếu dùng để xuất khẩu. Nhờ giá bán xuất khẩu cao hơn giá bán nội địa nên làm doanh thu của Công ty tăng lên. Qua 3 năm (2008 – 2010) doanh thu của Công ty liên tục tăng, đặc biệt là vào năm 2010, nhờ giá bán tăng cao kỷ lục đã mang lại doanh thu cho Công ty trên 500 tỷ đồng với lợi nhuận trên 246 tỷ đồng.

Sự thành công trên nhiều mặt những năm qua không những giúp Công ty ngày càng phát triển, khẳng định được uy tín cũng như năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường mà cịn góp một phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì Cơng ty cũng cịn gặp rất nhiều những khó khăn và tồn tại. Doanh thu liên tục tăng qua các năm nhưng lợi nhuận có sự biến động tăng, giảm qua các năm do chi phí sản xuất tăng.

Việc sử dụng các tài sản cố định chưa mang lại hiệu quả cao cho Công ty. Hoạt động sản xuất, tiêu thụ của Công ty phụ thuộc chủ yếu vào thị trường. Sự gia tăng chi phí và sụt giảm lợi nhuận khi thị trường có những biến động xấu cho thấy Cơng ty chưa có những giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu của thị trường.

Giá bán các sản phẩm giảm đột ngột vào năm 2009 và tăng cao vào năm 2010 không chỉ do những tác động khách quan mà do năng lực phán đốn và thơng tin thị trường chưa cao của Cơng ty Qua đó cho thấy khả năng phản ứng chậm chạp của Công ty trước những biến động về giá cả trên thị trường.

Vì vậy, trong những năm tới Cơng ty cần có những biện pháp cụ thể hơn về quản lý nguồn vốn, tài sản cố định, quản lý chi phí sao cho tiết kiệm nhất và có hiệu quả nhất. Đầu tư, nâng cao khả năng và trình độ tiếp cận thị trường, đặc biệt là cho cán bộ quản lý để có những đánh giá và nhận định chính xác hơn về những thay đổi và xu hướng biến động của thị trường. Từ đó, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Cơng ty, góp phần vào sự phát triển ngành cao su nói riêng, của nền kinh tế đất nước nói chung và cụ thể hơn là sự phát triển của huyện biên giới Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.

5.2 KIẾN NGHỊ

Tiến trình hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu, khách quan. Bên cạnh những thuận lợi, Công ty đang phải đương đầu với các thách thức lớn, trong đó có sự cạnh tranh gay gắt không chỉ ở thị trường nội địa mà cả nước ngồi. Do đó, đặt ra cho Cơng ty nhều vấn đề cẩn giải quyết, nhất là trong giai đoạn kinh tế đang khủng hoảng như hiện nay.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su 72, huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 87 - 92)