Đối với Công ty

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su 72, huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 92 - 93)

- Hiệu quả sử dụng lao động

5.2.1.Đối với Công ty

Mặc dù những năm gần đây Cơng ty làm ăn ngày càng có hiệu quả, đây là thành tích đáng khen ngợi của Cơng ty. Thơng qua những nổ lực mở rộng quy mơ sản xuất, nâng cao trình độ lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và đặc biệt là do giá cao su tăng cao trong những năm qua đã tạo cho Công ty đạt được nhiều kết quả cao trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, chi phí sản xuất sản phẩm vẫn còn cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, Cơng ty cần tăng cường hơn nữa cơng tác quản lý chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm trong những năm tiếp theo như:

- Thực hiện tốt công tác quản lý vật tư, trang thiết bị, nguyên vật liệu cho sản xuất, chế biến. Kiểm tra chặt chẽ từ khâu thu mủ ở vườn cây cho đến khi về đến nơi chế biến, tránh tình trạng thất thốt.

Cơng ty làm rõ cơng tác khốn từng hộ gia đình, có kế hoạch giao khốn sản lượng rỏ rang và phù hợp. Nên có chế độ thưởng, phạt hợp lý nếu hộ gia đình vượt khoán hay bị hụt khoán.

5.2.2. Đối với Nhà nước:

- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các Cơng ty kinh doanh xuất, nhập khẩu. Có các chính sách ưu đãi về thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu.

- Tổng Công ty cần giúp đỡ các Cơng ty trong việc tìm kiếm và thâm nhập thị trường xuất khẩu. Hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại trong và ngồi nước.

- Thành lập Quỹ hỗ trợ cho cao su xuất khẩu để giúp đỡ các Công ty, nông trường kinh doanh xuất, nhập khẩu cao su khi mặt hàng cao su bị giảm giá. Tiếp tục duy trì và phát triển mơ hình liên kết “bốn nhà”, gắn kết doanh nghiệp với công nhân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Hiện nay, tình trạng tranh mua, tranh bán giữa các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu nói chung, kinh doanh xuất, nhập khẩu cao su nói riêng rất hỗn loạn, gây khơng ít thiệt hại cho kinh doanh xuất, nhập khẩu cao su Việt Nam. Vì vậy, Tổng cơng ty nên có đầu mối thơng tin về giá cả, thị trường cho người sản xuất, nhập khẩu biết.

- Ngân hàng cần có chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu cao su, cho vay phù hợp chu kỳ sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi. Tạo điều kiện cho những doanh nghiệp tập trung vốn đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, phát huy tối đa khả năng của nguồn vốn vay.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su 72, huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 92 - 93)