Những kết quả đạt được trong việc thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chứng cứ trong tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu CHỨNG cứ TRONG tố TỤNG dân sự THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH một số vấn đề lý LUẬN và THỰC TIỄN (Trang 28 - 30)

VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam hiệnhành về chứng cứ trong tố tụng dân sự hành về chứng cứ trong tố tụng dân sự

3.1.1. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện các quy định củapháp luật Việt Nam hiện hành về chứng cứ trong tố tụng dân sự pháp luật Việt Nam hiện hành về chứng cứ trong tố tụng dân sự

BLTTDS của Việt Nam sau một quá trình vận dụng từ năm 2004, sửa đổi năm 2011, cho đến năm 2015 đã ban hành BLTTDS, trong đó có những sự sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những hạn chế của bộ luật cũ, làm rõ nhiều khái niệm, loại bỏ những thuật ngữ thừa hoặc chưa chuẩn xác.

Bằng sự phân tích và vận dụng linh hoạt của các nhà làm luật, BLTTDS 2015 đã đem lại nhiều kết quả tích cực.

Theo Báo cáo tổng kết của TAND tối cáo năm 2015, TAND các cấp thụ lý 333.159 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 308.585 vụ việc, đạt 92,6% (so với cùng kỳ năm trước số thụ lý tăng 12.172 vụ, giải quyết tang 14.123 vụ). Trong đó, giải quyết, xét xử thủ tục sơ thẩm 294.555 vụ việc; theo thủ tục phúc thẩm 13.203 vụ việc và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 827 vụ 49 việc. tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0,83% (do nguyên nhân chủ quan 0,71% và do nguyên nhân khách quan là 0,12%), bị sửa là 1,4% (do nguyên nhân chủ quan là 0,9% và do nguyên nhân khách quan là 0,5%). Tỷ lệ các bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm là 4,68% (giảm 0,32%); tỷ lệ kháng nghị giám đốc thẩm là 0,28% (giảm 0,12%), tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy do lỗi chủ quan giảm 0,19% và bị sửa do lỗi chủ quan giảm 0,1% so với cùng kỳ năm trước. [1, tr.9]

Trong công tác giải quyết, xét xử các VVDS, các TAND đã quan tâm khắc phục có hiệu quả việc để các VVDS quá thời hạn giải quyết theo quy

định của pháp luật (chỉ còn 116 vụ quá hạn do lỗi chủ quan, chiếm tỷ lệ 0,03%, giảm 0,01% so với cùng kỳ năm 2014) [1, tr10].

Nhìn chung, trong q trình thụ lý, giải quyết VADS, các Tịa án đã tập trung nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các vụ án nói chung, khắc phục các vấn đề phát sinh trong q trình TTDS nói riêng.

Đa số các Tòa án đều thưc hiện đúng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chứng cứ trong tố tụng dân sự và chú trọng hướng dẫn đương sự thực hiện đúng nghĩa vụ chứng minh của mình, chủ động xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp cần thiết theo quy định của BLTTDS, đồng thời tang cường phối hợp với các cơ quan hữu quan để nâng cao hiệu quả xét xử vụ án dân sự, đặc biệt là hoạt động yêu cầu các cơ quan, tổ chức lưu giữ chứng cứ, tài liệu cung cấp chứng cứ, tài liệu phục vụ cho vụ án.

Về chế định chứng minh và chứng cứ Bộ luật Tố tụng dân sự quy định có nhiều điểm mới, tiến bộ như sau: Bộ luật Tố tụng dân sự dành chương VII bao gồm 20 điều (từ Điều 79 đến Điều 98) của phần thứ nhất quy định về chứng minh và chứng cứ, trình tự thu thập, cung cấp, sử dụng và đánh giá chứng cứ..., trong đó xác định rõ nghĩa vụ chứng minh của đương sự. Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:

1. Đương sự có u cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.

2. Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh.

3.... Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc khơng chứng minh được hoặc chứng minh khơng đầy đủ.

Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho u cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp... ... Điều 9 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: "Đương sự có quyền bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình". Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định tố đa các quyền của đương sự; nhưng đồng thời quy định nghĩa vụ cung cấp chứng cứ. Chỉ trong những trường hợp cần thiết do Bộ luật Tố tụng dân sự quy định thì Tịa án mới tiến hành xác minh thu thập chứng cứ.

Lần đầu tiên Bộ luật Tố tụng dân sự đã có một điều luật quy định khái niệm "chứng cứ" (Điều 81 Bộ luật Tố tụng dân sự); khái niệm này đã phản ánh đầy đủ ba thuộc tính trong nội hàm của khái niệm, đó là: tính khách quan, tính liên quan, tính hợp pháp. Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định rõ ràng trình tự, thủ tục cung cấp, giao nhận, thu thập, trình tự phát biểu, tranh luận tại phiên tịa..., đặc biệt tranh tụng trong tố tụng dân sự được đề cao, tạo ra một cơ chế tố tụng mới cần thiết cho các chủ thể chứng minh. Lần đầu tiên trong Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về những tình tiết, sự kiện khơng phải chứng minh (Điều 80). Quy định này tạo cơ sở cho Tòa án xác định chứng cứ dễ dàng, nhanh chóng. Lần đầu tiên trong Bộ luật đã quy định liệt kê loại nguồn cơ bản của chứng cứ (Điều 82). Tạo cơ sở để các chủ thể chứng minh xác định chứng cứ để chứng minh. Thủ tục giao nhận chứng cứ giữa đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức... với Tòa án thực hiện theo văn bản giao nhận. Lần đầu tiên trong tố tụng chứng cứ được quy định phải được công khai mọi chứng cứ, trừ trường hợp có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc..., bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân hoặc theo yêu cầu chính đáng của đương sự (Điều 97).

Một phần của tài liệu CHỨNG cứ TRONG tố TỤNG dân sự THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH một số vấn đề lý LUẬN và THỰC TIỄN (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w