Các quy định về sử dụng, bảo quản, bảo vệ chứng cứ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

Một phần của tài liệu CHỨNG cứ TRONG tố TỤNG dân sự THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH một số vấn đề lý LUẬN và THỰC TIỄN (Trang 26 - 28)

định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

Tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2016) quy định rõ về sử dụng, bảo quản, bảo vệ chứng cứ.Theo đó:

1. Trường hợp chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được thì đương sự có quyền đề nghị Tịa án quyết định áp dụng biện pháp cần thiết để bảo toàn chứng cứ. Đề nghị của đương sự phải thể hiện bằng văn bản. Tịa án có thể quyết định áp dụng một hoặc một số trong các biện pháp niêm phong, thu giữ, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phục chế, khám nghiệm, lập biên bản và các biện pháp khác.

2. Trường hợp người làm chứng bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc mua chuộc để không cung cấp chứng cứ hoặc cung cấp chứng cứ sai sự thật thì Tịa án có quyền quyết định buộc người có hành vi lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc mua chuộc phải chấm dứt hành vi đó. Trường hợp hành vi đó có dấu

hiệu tội phạm thì Tịa án u cầu Viện kiểm sát xem xét về trách nhiệm hình sự. (Điều 110 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

Bảo quản chứng cứ là giữ gìn giá trị chứng minh của chứng cứ. Việc bảo quản chứng cứ trong tố tụng dân sự nếu đã được giao nộp cho tòa, hay tòa thu thập được phải có trách nhiệm bảo quản chứng cứ đó. Trường hợp chứng cứ đang lưu giữ ở cá nhân, tổ chức thì người đó có trách nhiệm bảo quản. Trong trường hợp cần giao cho người thứ ba bảo quản thì thẩm phán ra quyết định và lập biên bản giao cho người đó bảo quản. Người nhận bảo quản phải ký tên vào biên bản, được hưởng thù lao và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản chứng cứ đó. Chứng cứ phải được bảo quản lâu dài không để bị mất, thất lạc hoặc giảm giá trị chứng minh. Chứng cứ có thể do đương sự hoặc tịa án lưu giữ. Trường hợp tòa án lưu giữ thì tịa cần có biện pháp lưu giữ cẩn thận, chu đáo; Bởi, khi giao nhận chứng cứ tại tịa, tịa án phải có biên bản giao nhận chứng cứ với các đương sự, nếu để mất, thất lạc, làm giảm hoặc mất giá trị chứng minh thì trách nhiệm hồn tồn thuộc về tịa án dù dưới bất kỳ một nguyên nhân nào.

Ví dụ: trong vụ án tranh chấp về Hợp đồng vay tài sản; đương sự cung

cấp cho tòa bản gốc hợp đồng vay, nếu tòa chẳng may để nước làm nhàu nát dẫn đến mất giá trị chứng minh, tòa án phải chịu trách nhiệm. Trong một số trường hợp đương sự giao nộp cho tòa được ghi vào biên bản giao nhận chứng cứ khơng nói rõ là bản gốc hay là bản phô tô, nếu chẳng may tịa làm hỏng chứng cứ điều này rất khó phân định và giải quyết. Bởi vậy, tòa án phải thực hiện đầy đủ việc ghi rõ, tỉ mỉ các thông số, cấu tạo, đặc điểm của chứng cứ để nếu xảy ra việc hư hỏng, mất giá trị chứng minh, hoặc mất mát thì giải quyết được dễ dàng. Tránh tình trạng mất chứng cứ, mất quyền yêu cầu, tòa vẫn nêu yêu cầu đương sự cung cấp bản phơ tơ có cơng chứng (nếu là tài liệu) để tòa lưu vào hồ sơ, bản gốc đương sự cất giữ là tối ưu

Một phần của tài liệu CHỨNG cứ TRONG tố TỤNG dân sự THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH một số vấn đề lý LUẬN và THỰC TIỄN (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w