Theo dõi tiến triển bệnh và các bệnh đi kèm

Một phần của tài liệu đặc điểm điều trị, phác đồ điều trị từng thể lâm sàng bệnh viêm khớp thiếu niên theo acr 2011 (Trang 37 - 38)

3. ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC

3.8. Theo dõi tiến triển bệnh và các bệnh đi kèm

Các bệnh nhân viêm khớp cần được theo dõi sát tiến triển của bệnh, quản lý bệnh đi kèm nếu có. Do đó:

• Các bệnh nhân viêm khớp thiếu niên cần được theo dõi và tái khám thường xuyên ít nhất hai lần một năm.

• Hoạt động của bệnh nên được đánh giá ít nhất ba lần mỗi năm và điều trị phải được điều chỉnh để duy trì số lượng khớp sưng, số khớp đau càng thấp càng tốt.

• Ngoài ra phải theo dõi độc tính và tác dụng phụ tiềm tàng của thuốc: bằng cách kiểm tra định kỳ công thức máu (để giám sát tình trạng ức chế tủy) và chức năng gan (để tìm transaminase tăng là một dấu hiệu của nhiễm độc gan) cứ mỗi 1-3 tháng /một lần. Các tác dụng phụ ít gặp hơn ở người lớn Với bệnh nhân viêm khớp thiếu niên đang điều trị bởi các thuốc DMARD:

Bệnh nhân được điều trị Methotrexat nên theo dõi số lượng tế bào máu, men gan, chức năng thận,

Bệnh nhân dùng NSAID trong hơn 3-4 tuần phải theo dõi xét nghiệm (công thức máu, UE & C và LFTs) ngay cả trong trường hợp không có biểu hiện lâm sàng.

Viêm màng bồ đào xảy ra ở khoảng 20% bệnh nhân viêm khớp thể một vài khớp; 5-10% những người có viêm đa khớp và hiếm gặp trong viêm khớp thể hệ thống. Những bệnh nhân ANA dương tính (đặc biệt ở trẻ gái) có một khả năng phát triển viêm màng bồ đào cao hơn. Do đó bệnh nhân viêm khớp thiếu niên nên được kiểm tra mắt thường xuyên để ngăn chặn biến chứng của bệnh. Tần suất kiểm tra mắt được xác định bởi nguy cơ tiến triển của viêm màng bồ đào đối với từng bệnh nhân, theo lịch trình sau:

Một phần của tài liệu đặc điểm điều trị, phác đồ điều trị từng thể lâm sàng bệnh viêm khớp thiếu niên theo acr 2011 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w