III. Đảng lãnh đạo Phong trào giải phóng dân tộc, khởi nghĩa giành chính quyền (1939-1945)
2. Chủ trương chiến lược mới của Đảng
Ngay khi Chiến tranh thế giới thứ hai mới bùng nổ, Đảng kịp thời rút vào hoạt động bí mật và chuyển trọng tâm công tác về nông thôn, đồng thời vẫn chú trọng các đô
thị. Ngày 29-9-1939, Trung ương Đảng gửi tồn Đảng một thơng báo quan trọng nêu rõ: "Hồn cảnh Đơng Dương sẽ tiến bước đến vấn đề dân tộc giải phóng"1.
Tháng 11 năm 1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ sáu tại Bà Điểm (Hóc Mơn, Gia Định) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì. Dự Hội nghị có Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần... Hội nghị nhận định: trong điều kiện lịch sử mới, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách nhất của cách mạng Đông Dương. "Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương khơng cịn có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập"2. Vì vậy, tất cả mọi vấn đề cách mạng, kể cả vấn đề ruộng đất cũng phải nhằm mục đích ấy mà giải quyết. Khẩu hiệu "cách mạng ruộng đất" phải tạm gác lại và thay bằng các khẩu hiệu chống địa tô cao, chống cho vay lãi nặng, tịch thu ruộng đất của bọn thực dân đế quốc và bọn địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc đem chia cho dân cày nghèo.
Để thực hiện nhiệm vụ trung tâm ấy, Hội nghị chủ trương tập hợp mọi lực lượng
chống đế quốc và tay sai vào mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi lấy tên là Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương, thu hút tất cả các dân tộc, các giai cấp, đảng phái và cá nhân yêu nước ở Đông Dương nhằm chống chiến tranh đế quốc, chống bọn
phátxít, đánh đổ đế quốc Pháp và bè lũ tay sai, giành lại độc lập hoàn toàn cho các dân tộc Đông Dương. Hội nghị chủ trương đem khẩu hiệu thành lập chính phủ Liên bang
cộng hịa dân chủ Đơng Dương thay cho khẩu hiệu thành lập chính quyền cơng nơng. Hội nghị nhấn mạnh Đảng phải kiên quyết tập trung mũi nhọn đấu tranh của quần chúng vào việc chống đế quốc và tay sai, chuẩn bị những điều kiện tiến tới làm cuộc bạo động cách mạng để giải phóng dân tộc. Hội nghị đặc biệt coi trọng công tác xây
dựng Đảng về mọi mặt, tăng cường sự thống nhất ý chí và hành động, làm cho Đảng đủ sức gánh vác nhiệm vụ lịch sử nặng nề trước thời cuộc mới. Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương đánh dấu sự thay đổi cơ bản về chiến lược cách mạng và mở ra một thời kỳ đấu tranh mới, thời kỳ trực tiếp xúc tiến chuẩn bị lực lượng để khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
Sau Hội nghị, nhiều đồng chí lãnh đạo chủ chốt như Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Võ Văn Tần đều lần lượt bị bắt, nhưng Nghị quyết của Trung ương Đảng được truyền xuống nhiều cấp ủy Đảng.
Tháng 6-1940, phátxít Đức đánh chiếm nước Pháp. Nhân cơ hội đó, phátxít Nhật
đã nhanh chóng xâm lược Đơng Dương. Thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, dâng Đông
Dương cho Nhật. Vốn có truyền thống anh hùng bất khuất, nhân dân ta kiên cường và
liên tiếp đứng dậy chống Pháp-Nhật. ở một số địa phương, quần chúng cách mạng có
khuynh hướng muốn khởi nghĩa vũ trang.
Ngày 27-9-1940, nhân khi quân Pháp ở Lạng Sơn bị Nhật đánh bại phải rút chạy qua đường Bắc Sơn-Thái Nguyên, nhân dân Bắc Sơn dưới sự lãnh đạo của đảng bộ địa phương nổi dậy khởi nghĩa, chiếm đồn Mỏ Nhài, làm chủ châu lỵ Bắc Sơn. Cuộc khởi nghĩa tuy khơng phát triển rộng rãi, nhưng có tiếng vang lớn. Nó thức tỉnh đồng bào cả nước và đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân ta từ hình thức đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Sau cuộc khởi nghĩa, Đội du kích Bắc Sơn được thành lập.
ở Nam Kỳ, phong trào cách mạng của quần chúng lan rộng ở nhiều nơi. Theo chủ
trương của Xứ ủy Nam kỳ, một kế hoạch khởi nghĩa vũ trang được gấp rút chuẩn bị. Tháng 11 năm 1940, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp
ở làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). Tham dự Hội nghị có Trường Chinh, Phan Đăng
Lưu, Hồng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh Hội nghị khẳng định nhiệm
vụ trước mắt của Đảng là chuẩn bị lãnh đạo cuộc "võ trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập"1.
Hội nghị quyết định duy trì và củng cố đội du kích Bắc Sơn và đình chỉ chủ
trương phát động khởi nghĩa ở Nam Kỳ. Để kiện toàn cơ quan lãnh đạo của Đảng, Hội nghị cử Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. Trường Chinh được phân cơng làm Quyền Bí thư Trung ương Đảng.
Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc đình chỉ kế hoạch khởi
nghĩa ở Nam Kỳ chưa được triển khai thì cuộc khởi nghĩa đã nổ ra đêm 23-11-1940.
Quân khởi nghĩa đánh chiếm nhiều đồn bốt và tiến công nhiều quận lỵ. Chính quyền
cách mạng được thành lập ở nhiều địa phương và ban bố các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, mở các phiên tòa để trừng trị bọn phản cách mạng... cuộc khởi nghĩa bị đế quốc Pháp và tay sai đàn áp đẫm máu và thất bại.
Khói lửa của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chưa tan, ngày 13-1-1941, một cuộc binh chiến đã nổ ra ở đồn Chợ Rạng thuộc huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An do Đội Cung chỉ huy. Nhưng cuộc nổi dậy này đã bị thực dân Pháp dập tắt nhanh chóng.
Ba cuộc nổi dậy trên đây là những địn tiến cơng trực diện vào nền thống trị của thực dân Pháp. Đó là "những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu tranh đấu bằng võ lực của các dân tộc ở một nước Đơng Dương"1.
Tình hình quốc tế và trong nước diễn ra ngày càng khẩn trương. Nguyễn ái Quốc quyết định trở về nước để trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng. Ngày 28- 1-1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngồi, Người bí mật trở về Tổ quốc và ở lại Pác Bó thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Tại đây, Người bắt tay thí điểm chính sách
đồn kết dân tộc để cứu nước, mở lớp huấn luyện để đào tạo cán bộ, khẩn trương chuẩn