II. Những bài học lãnh đạo cách mạng của Đảng
3. Không ngừng củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân
Cơ sở lý luận của bài học này là quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin coi cách
mạng là sự nghiệp của quần chúng, đặc biệt là quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc. Trong tồn bộ sự nghiệp của mình, Hồ Chí Minh quan tâm đến mọi vấn đề, song vấn đề đoàn kết được Người đề cập nhiều nhất. Người ln nhấn mạnh rằng:
"Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết, Thành công, thành công, đại thành công".
Kinh nghiệm này còn dựa trên truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam.
Khối đại đoàn kết dân tộc chỉ được hình thành trên cơ sở lợi ích chung tồn dân tộc và phù hợp với lợi ích riêng của mỗi giai cấp và tầng lớp trong xã hội trên từng chặng đường phát triển. Trước đây, trong chế độ phong kiến, sở dĩ các vương triều đã tập hợp được dân tộc cùng đứng lên chống ngoại xâm, bảo vệ được độc lập dân tộc là lúc đó lợi ích của họ phù hợp với lợi ích của dân tộc, song sự đồn kết ấy khơng thể lâu bền, vì khi đất nước đã được độc lập, lợi ích của các triều đại phong kiến lại đối lập với lợi ích của nhân dân. Chỉ có lợi ích của giai cấp cơng nhân ln ln gắn liền với lợi ích toàn dân tộc, nên sự đoàn kết giữa giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản với các giai tầng xã hội khác là bền chặt, lâu dài, cả trong cách mạng giải phóng dân tộc và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Mặt trận dân tộc thống nhất là tổ chức tiêu biểu tập hợp, đoàn kết mọi giai cấp,
tầng lớp nhân dân, được hoạt động theo các nguyên tắc sau: đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân, trên cơ sở yêu nước, thương dân, chống áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu; Đoàn kết dân tộc phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công - nơng - trí; hoạt động của Mặt trận phải theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ; khối đoàn kết
trong Mặt trận là lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; Đảng là một thành viên của Mặt trận, đồng thời là lực lượng lãnh đạo Mặt trận...
Để thực hiện đại đồn kết tồn dân, Đảng phải ln đứng vững trên lập trường của
giai cấp công nhân, giai cấp tiêu biểu cho lợi ích của những người lao động và lợi ích của tồn dân tộc, khơng bao giờ được tách rời lợi ích chung của dân tộc với lợi ích
riêng của giai cấp mình. Đảng phải kết hợp hài hịa giữa lợi ích chung và lợi ích bộ phận của các giai cấp và tầng lớp xã hội, phải xác định đúng đắn mục tiêu chiến lược, mục
tiêu trước mắt và chương trình hành động phù hợp với quan hệ giai cấp biến đổi ở mỗi thời kỳ. Việc xây dựng khối đoàn kết thống nhất dân tộc thơng qua tổ chức các đồn thể chính trị- xã hội và mặt trận dân tộc thống nhất với hình thức và tên gọi thích hợp với từng thời kỳ cụ thể là vấn đề có ý nghĩa chiến lược.
Về thực tiễn, vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc đã được lịch sử cận hiện đại Việt
Nam, lịch sử Đảng kiểm nghiệm trên thực tế.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trước kẻ thù mới của dân tộc là tư bản, thực dân phương Tây, các giai cấp địa chủ, nông dân, tư sản, tiểu tư sản ở nước ta đều trở nên bất cập trước thời cuộc, không thể nêu cao được ngọn cờ dân tộc, dân chủ, không xây dựng
được khối đại đồn kết tồn dân tộc, vì vậy mọi cuộc đấu tranh của nhân dân ta đều bị đàn áp và thất bại.
Từ năm 1930, khi có sự lãnh đạo của Đảng, khối đại đồn kết toàn dân mới được xây dựng và ngày càng củng cố, sức mạnh dân tộc được tăng cường và tập hợp trong Hội phản đế đồng minh, Mặt trận dân chủ Đông Dương, Mặt trận Việt Minh, đưa tới
thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945. Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám là kết quả của chiến lược đại đoàn kết dân tộc, khởi nghĩa toàn dân tộc, trực tiếp là của chủ trương nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu của Đảng và Hồ Chí Minh.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược 1945- 1975, Đảng đã huy động được mọi giai cấp, dân tộc, tôn giáo dưới ngọn cờ cách mạng, tập hợp trong Mặt trận Việt Minh, Liên Việt, trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, tạo nên khối đại đồn kết dân tộc to lớn, vững chắc, cơ lập cao độ kẻ thù, đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đến toàn thắng.
Thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là thắng lợi của chiến lược tập hợp, động viên toàn dân đánh giặc, thắng lợi của khối đại đoàn kết toàn dân tộc do Đảng lãnh đạo.
Trong những năm 1975-1985, do chưa có nhận thức đúng đắn về sự tồn tại của
nền kinh tế nhiều thành phần, chưa thấy được mặt tích cực của cơ chế thị trường, nên ta
đã có những chính sách khơng phù hợp trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, làm cho khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc có phần bị giảm sút, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc gặp khó khăn.
Từ năm 1986 đến nay, với sự kiên định mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng con người, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng đã củng cố và tăng cường được một bước quan trọng khối đại đoàn kết toàn dân. Việc Đảng và Nhà nước
ban hành nhiều chính sách mới như kinh tế hộ gia đình, giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nơng dân, chính sách khoa học và cơng nghệ, nhiều đạo luật quan trọng về dân tộc, tơn giáo, về xóa đói giảm nghèo,... đã đáp ứng được lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội, kể cả với đồng bào Việt Nam định cư ở nước ngoài, làm cho khối đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường. Nhờ vậy, nước ta không những vượt qua được những khó khăn bên trong, đối phó được những tác động bất lợi của tình hình quốc tế, mà còn
đạt được nhiều thành tựu mới, to lớn trong công cuộc đổi mới, tiềm lực của đất nước được tăng cường, vị thế quốc tế được nâng cao.