II. lãnh đạo toàn quốc kháng chiến (1946 1950)
1. Phát động toàn quốc kháng chiến và đường lối kháng chiến của
Đảng
Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ đã tỏ rõ thiện chí, cố gắng làm những việc có thể nhằm đẩy lùi chiến tranh, nhưng với dã tâm cướp nước ta một lần nữa, thực dân Pháp thi hành chính sách việc đã rồi, tăng cường khiêu khích và lấn
chiếm. Ngày 20-11-1946, quân Pháp mở cuộc tấn cơng chiếm đóng thành phố Hải
Phòng, thị xã Lạng Sơn và đổ bộ lên Đà Nẵng. Ngày 16-12-1946, những tên trùm thực dân Pháp ở Đơng Dương đã họp tại Hải Phịng bàn triển khai kế hoạch đánh chiếm Hà Nội và khu vực Bắc vĩ tuyến 16. Ngày 17 và 18-12-1946 tại Hà Nội, quân Pháp tàn sát thảm khốc đồng bào ta ở các phố Yên Ninh, Hàng Bún. Chúng ngang ngược địi tước vũ khí của tự vệ Hà Nội, địi kiểm sốt an ninh trật tự ở Thủ đơ. Hành động của thực dân Pháp đã đặt Đảng và Chính phủ ta trước một tình thế khơng thể nhân nhượng thêm với chúng được nữa, vì tiếp tục nhân nhượng sẽ dẫn đến họa mất nước, nhân dân sẽ trở lại cuộc đời nô lệ.
Lịch sử đã đặt dân tộc ta trước một sự lựa chọn mới. Thực tế cho thấy khả năng hồ hỗn khơng cịn. Địch đã công khai tuyên bố chúng sẽ hành động sáng ngày 20 - 12 nếu Chính phủ ta khước từ những điểm nêu trong tối hậu thư của chúng. Trong thời
điểm lịch sử đó, Trung ương Đảng đã kịp thời hạ quyết tâm phát động toàn dân kháng
chiến và chủ động mở cuộc tổng giao chiến lịch sử trước khi thực dân Pháp thực hiện màn kịch đảo chính quân sự ở Hà Nội vào ngày 20-12-1946 như chúng đã nêu lên trong tối hậu thư gửi cho Chính phủ ta trong những ngày 18, 19. Mệnh lệnh đã được phát đi. Vào lúc 20 giờ ngày 19-12-1946, tất cả các chiến trường trong cả nước đồng loạt nổ súng.
Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
Nhân dân cả nước đã đứng lên theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch:
"Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hịa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Khơng! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất
định không chịu làm nô lệ. ...
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, khơng có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. ...
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất
nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta"1.
Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng gọi của non sông đất nước, là lời hịch cứu quốc, khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào dân tộc, truyền thống anh hùng bất khuất, kiên cường của nhân dân ta; làm cho cả nước sục sôi đứng lên chiến đấu với ý chí
"quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", vì độc lập tự do thiêng liêng của Tổ quốc.
Ngay trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến, Ban Thường vụ Trung ương
Đảng ra bản Chỉ thị Toàn dân kháng chiến. Bản Chỉ thị đã nêu rõ: Mục đích của
kháng chiến là "đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc
lập"; "tính chất: Trường kỳ kháng chiến, tồn diện kháng chiến"; các chính sách của
cuộc kháng chiến là đồn kết toàn dân, xây dựng thực lực về mọi mặt, đoàn kết quốc tế (cả với nhân dân Pháp) để chống bọn thực dân Pháp phản động. Bản Chỉ thị cịn dự đốn về các giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến, về chương trình kháng chiến, về
cơ quan lãnh đạo kháng chiến, về tuyên truyền trong kháng chiến ...
Từ tháng 3 - 1947, qua thực tiễn những ngày đầu của cuộc chiến đấu, Trường
Chinh, Tổng Bí thư của Đảng đã viết một loạt bài đăng trên báo Sự thật để làm sáng tỏ thêm đường lối kháng chiến của Đảng. Những bài viết này được xuất bản thành tác
phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi.
Tác phẩm của Trường Chinh đã xác định rõ:
Mục tiêu của cuộc kháng chiến: Dân tộc ta kháng chiến đánh bọn thực dân phản
động Pháp xâm lược nhằm giành độc lập và thống nhất.
Tính chất của cuộc kháng chiến: Kế tục sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, cuộc
kháng chiến này hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, mở rộng và củng cố chế độ cộng hoà dân chủ Việt Nam phát triển trên nền tảng dân chủ mới. Cho nên cuộc kháng chiến của ta có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.
Về mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, Trường Chinh khẳng định "...
Cuộc kháng chiến này chỉ hoàn thành nhiệm vụ giải phóng đất nước, củng cố và mở rộng chế độ cộng hồ dân chủ. Nó khơng tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia
cho dân cày, chỉ tịch thu ruộng đất và các hạng tài sản khác của Việt gian phản quốc để bổ sung ngân quỹ kháng chiến hay ủng hộ gia đình các chiến sĩ hy sinh"1.
Cuộc kháng chiến của chúng ta là một cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn