Cơ sở sinh lý của việc tưới nước cho cây.

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh lý thực vật - chương 2 (Trang 33 - 35)

L ượng nước thoát qua lá

2.5.2.Cơ sở sinh lý của việc tưới nước cho cây.

Làm thế nào để tưới nước cho cây đúng lúc nhất?

Có tác giảđề nghị tưới theo độẩm của lớp đất có rễ cây phân bố (Ryzev, Nicolaiev, v.v..). Một số tác giả khác đề ra cách xác định nhu cầu tưới nước theo biến đổi hình thái bên ngoài của cây như thay đổi màu sắc lá và thân.

Thực nghiệm trên đồng ruộng đã chứng minh rằng việc chẩn đoán đòi hỏi nước theo các chỉ tiêu sinh lý nhưđộ mở khí khổng, sức hút tế bào, nồng độ dịch bào, áp suất thẩm thấu là khách quan nhất.

Chúng ta đều biết rằng, trong các biện pháp kỹ thuật nâng cao sản lượng cây trồng, nước được nêu là một trong những biện pháp hàng đầu.

Trong đời sống của thực vật ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau thì có những yêu cầu về nước rất khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu là:

-Do diện tích thoát hơi nước của thực vật trong các thời kỳ sinh trưởng có khác nhau. Cây non, diện tích lá nhỏ, sự thoát hơi nước ít, cây trưởng thành thoát hơi nước nhiều hơn.

- Do hoạt động sinh lý của thực vật trong chu kỳ sống của nó mà yêu cầu của nó đối với nước nhiều ít khác nhau. Thời kỳ làm đòng, yêu cầu nước lớn: 25-30% tổng lượng nước trong suốt thời gian sinh trưởng.

Điều kiện ngoại cảnh chủ yếu là nhiệt độ, ánh sáng, độẩm ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước.

Chúng ta cần giải quyết 3 mặt sau đây để nâng cao sản lượng cây trồng:

-Tưới nước để tăng cường hoạt động sinh lý của cây (nước là môi trường và là chất tham gia phản ứng).

- Tưới nước và rút nước nhằm cải tạo điều kiện sống của thực vật, nhằm tăng khả năng giữ nước, giữ nhiệt độ và điều hòa không khí trong đất.

- Tưới nước và rút nước nhằm khống chế quá trình sinh trưởng của cây, điều tiết mối quan hệ giữa các bộ phận nhằm đạt đến kết cấu hợp lý quần thể cây trồng.

Cho nên, cung cấp nước cho cây theo nhu cầu sinh lý của chúng là hợp lý nhất. Vậy thì tưới nước vào lúc nào là tốt nhất? Tưới trong suốt quá trình sống của cây. Nhưng thiếu nước thì gây tác hại nặng nhất là thời kỳ khủng hoảng nước.

Đối với cây hòa thảo thường bắt đầu từ lúc đẻ nhánh đến trỗ bông và từ khi ngậm sữa đến cuối chín sữa. Nói chung, trong nhiều cây trồng thời kỳ khủng hoảng nước ở vào giai đoạn ra hoa.

Về liều lượng tưới và số lần tưới thì tùy theo yêu cầu về nước của từng cây, tùy theo thành phần cơ giới và hóa tính của đất. Ví dụđất cát thì cần tưới nhiều lần, đất mặn thì lượng nước tưới vào không phải chỉđể cho cây hút mà cần phải tưới lượng nước nhiều hơn so với yêu cầu của cây vì cần số nước để rửa mặn nữa.

Về phương pháp tưới thì có nhiều cách: tưới ngập như những cây lúa nước chẳng hạn, tưới theo rãnh đối với các cây rau màu, tưới mưa nhân tạo (tưới phun) đối với những vùng đất có nền đáy rỗng không giữ được nước, ví dụ như vùng đất đỏ bazal – nơi trồng tiêu ở vùng Tân Lâm,Quảng Trị.

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh lý thực vật - chương 2 (Trang 33 - 35)