Ảnh hưởng của các điều kiện bên trong và bên ngoài đến quá trình thoát nước

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh lý thực vật - chương 2 (Trang 30 - 32)

L ượng nước thoát qua lá

2.4.3. Ảnh hưởng của các điều kiện bên trong và bên ngoài đến quá trình thoát nước

trình thoát nước

Trong các nhân tố ngoại cảnh quyết định tốc độ thoát hơi nước thì ánh sáng chiếm vị trí hàng đầu, 90% năng lượng ánh sáng mặt trời dùng cho quá trình thoát hơi nước. Quá trình thoát hơi nước có thể xẩy ra trong tối nhờ tiêu thụ năng lượng giải phóng được qua quá trình hô hấp. Anh sáng khuếch tán cũng có thể làm tăng thoát hơi nước lên 30-40%. Anh sáng cũng làm tăng tính thấm chất nguyên sinh khiến sự vận chuyển nước thực hiện dễ dàng thêm.

Theo nghiên cứu của Ivanov và Tinman (1921) lúc chiếu ánh sáng xanh tím, cường độ thoát hơi nước mạnh hơn (40%) so với ánh sáng đỏ và

vàng. Anh sáng làm khí khổng mở quang chủ động. Nghiên cứu của Briggs và Schantz đã cho thấy giữa sự thoát hơi nước và lượng bức xạ mặt trời có mối tương quan rõ rệt (hệ số tương quan r = +0,82-0,89).

Công thức Dalton và Stefan cũng cho thấy sự thoát hơi nước tăng lên khi độ thiếu bão hòa nước tăng. Trị số này còn phụ thuộc vào nhiệt độ, ánh sáng, gió (nhiệt độ tăng thì độ thiếu bão hòa nước tăng). Gió làm thoát hơi nước tăng (qua lớp cutine nhiều hơn là qua khí khổng). Sự tăng nhiệt độ gây nên các tổn thương sâu sắc của mọi chức năng sinh lý nhưức chế quá trình quang hợp, giảm hiệu quả năng lượng hô hấp, ức chế hoạt động hút nước của rễ. Nhiệt độ tăng làm tính thấm của tế bào tăng lên rõ rêt, khả năng điều tiết tế bào bị mất, cường độ thoát hơi nước tăng lên, khiến cho lá héo vĩnh viễn. .

Điều kiện dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước. Chẳng hạn lúc thiếu K nhất là thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ các cơ quan dinh dưỡng, do lực giữ nước của mô bị giảm nên cường độ thoát hơi nước tăng lên (Rogalev, 1958). Lúc nhiều Cl trong môi trường quá trình thoát hơi nước bị ức chế. Việc bón thúc phân N thường có tác dụng làm tăng cường độ thoát hơi nước cũng như hút nước của ngô và nhiều loài cây trồng khác (Petina, Pavlov, 1961). Nói chung phân bón là một nhân tố có tác dụng làm cây sử dụng nước một cách tiết kiệm hơn (tăng hiệu suất thoát nước).

Đối với điều kiện bên trong.

Các tính chất giải phẫu hình thái của cây như mức độ phát triển của cutine, số lượng và cách phân bố của khí khổng, sự xuất hiện các dạng lông, trị số bề mặt bên trong của lá, mức độ phát triển mạng gân lá v.v...đều có ảnh hưởng đến cường độ thoát hơi nước.

Quá trình thoát hơi nước còn liên quan đến đặc tính hóa lý của keo sinh chất, đến lượng nước tự do trong cây, đến các tầng lá khác nhau của chúng.

Theo Zalenski (1904) và Alecxandrov (1922). Lá tầng cao thể hiện rõ nét các đặc điểm cấu trúc của cây hạn sinh:

+ Độ dài bó mạch trên đơn vị bề mặt dài hơn. + Kích thưóc tế bào biểu bì lá bé hơn.

+ Kích thước các lông ngắn hơn và nhiều lông hơn. + Khí khổng bé hơn và nhiều hơn.

+ Vách biểu bì dày hơn và thường phủ sáp.

+ Gian bào ít phát triển hơn. + Mô cơ phát triển mạnh.

Quá trình thoát hơi nước còn lệ thuộc nhiều đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài cây và biến thiên có quy luật trong quá trình phát triển cá thể.

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh lý thực vật - chương 2 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)