Đánh giá khả năng giấu tin mật trong ảnh số

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phương pháp bảo mật thông tin giấu trong ảnh số (Trang 50 - 53)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Thuật tốn giấu tin mật trong ảnh số

2.1.2. Đánh giá khả năng giấu tin mật trong ảnh số

2.1.2.1. Đánh giá khả năng giấu tin trong ảnh

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc giấu tin trong ảnh đen trắng đem lại hiệu quả thấp vì việc biến đổi một điểm ảnh từ đen (0) sang trắng (1) hoặc ngƣợc lại từ trắng sang đen rất dễ tạo ra nhiễu của ảnh và do đĩ ngƣời ta dễ phát hiện đƣợc bằng thị giác của con ngƣời. Hơn nữa, tỷ lệ giấu trong ảnh đen trắng rất thấp. Chẳng hạn, một bức ảnh đen trắng kích cỡ 300x300 pixels chỉ cĩ hơn 1KB. Trong khi đĩ một ảnh 24 màu với kích cỡ tƣơng tự cĩ thể giấu đƣợc tới 200KB. Ngồi ra, ảnh đen

trắng hiện nay ít đƣợc sử dụng, thay vào đĩ là ảnh màu, đa cấp xám. Để chọn ảnh màu, đa mức xám làm ảnh mơi trƣờng cho việc giấu tin, ta cần quan tâm đến các bit cĩ ý nghĩa thấp nhất đƣợc ký hiệu là LSB, vì khi LSB bị thay đổi thì màu sắc của ảnh đĩ khơng thay đổi đáng kể so với màu sắc của ảnh ban đầu. Nhƣng làm thế nào để xác định đƣợc LSB của mỗi điểm ảnh? Việc xác định LSB của mỗi điểm ảnh trong một bức ảnh phụ thuộc vào định dạng của ảnh đĩ và số bit màu dành cho mỗi điểm ảnh đĩ.

Đối với ảnh 16 bit màu hoặc 24 bit màu thì việc xác định LSB tƣơng đối đơn giản. Riêng ảnh đa mức xám thì bảng màu của nĩ đã đƣợc sắp xếp sẵn. Trong các ảnh đĩ những cặp màu trong bảng màu cĩ chỉ số chênh lệch càng ít thì càng giống nhau. Vì vậy, đối với ảnh đa mức xám LSB của mỗi điểm ảnh là bit cuối cùng của điểm ảnh đĩ [32].

Quá trình tách LSB của các điểm ảnh đa mức xám để tạo thành ảnh thứ cấp các bit này bằng thuật tốn nhƣ thuật tốn giấu tin trong ảnh đen trắng sẽ làm cho chỉ số màu của mỗi điểm màu thay đổi tăng hoặc giảm đi một đơn vị (hình 1.7). Do đĩ điểm ảnh mới sẽ cĩ độ sáng tối của ơ màu liền trƣớc hoặc sau ơ màu của điểm ảnh của điểm ảnh mơi trƣờng (ảnh gốc). Bằng mắt thƣờng ngƣời ta khĩ phát hiện đƣợc sự thay đổi này. Thực nghiệm chỉ ra rằng, ngay cả khi ta đảo tồn bộ LSB của tất cả điểm dữ liệu ảnh trong một ảnh 8 bit đa cấp xám thì cũng khơng gây ra sự khác nhau nhiều [65], [66].

a. Đối với ảnh số 8 bit màu

Những ảnh thuộc loại này gồm ảnh 16 màu (4 bit màu) và ảnh 256 màu (8 bit màu). Khác với ảnh đa mức xám ảnh màu với số bit màu bé hơn hoặc bằng 8 khơng phải luơn luơn đƣợc sắp xếp bảng màu. Những màu ở liền kề nhau cĩ thể rất khác nhau. Chẳng hạn, màu đen và màu trắng cĩ thể đƣợc sắp xếp kề nhau trong bảng màu. Do đĩ việc xác định LSB là rất khĩ khăn. Nếu ta làm nhƣ đối với ảnh đa mức xám, tức là vẫn lấy bit cuối cùng của mỗi điểm ảnh để tạo thành ảnh thứ cấp thì mỗi thay đổi 0 sang 1 hoặc 1 sang 0 trên ảnh thứ cấp thì cĩ thể làm cho màu của ảnh mơi

trƣờng và màu tƣơng ứng của ảnh kết quả sẽ khác nhau rất xa đến mức mắt thƣờng cĩ thể phân biệt đƣợc, dù rằng chỉ số màu của chúng chỉ tăng giảm đi 1 bit mà thơi.

Nhƣng làm thế nào để biết đƣợc màu nào đã đƣợc dùng màu nào khơng đƣợc dùng đến? Để trả lời câu hỏi này trƣớc hết ta phải duyệt tồn bộ các màu trong bảng màu và đánh dấu những màu cĩ chỉ số xuất hiện trong dữ liệu ảnh đĩ là những màu đã đƣợc dùng. Giả sử cĩ một màu C khơng dùng đến. Với mỗi điểm màu A khi tìm đƣợc màu B cĩ sử dụng trong bảng màu để sắp cạnh A mà giá trị S(A,B) vẫn cịn lớn hơn một ngƣỡng nào đĩ thì ta sẽ chèn ơ màu C vào giữa A và B đồng thời đổi lại màu của ơ C sao cho giống màu A và B nhất cĩ thể.

Trƣờng hợp số màu đƣợc sử dụng bé hơn hoặc bằng 8 (đối với ảnh 256) hay bé hơn hoặc bằng 4 (đối với ảnh 16 màu) thì việc sắp xếp lại bảng màu theo thuật tốn trên cho ta kết quả giấu tin rất tốt.

b. Đối với ảnh 16 bit màu

Ảnh 16 bit màu trong thực tế chỉ sử dụng 15 bit cho mỗi điểm ảnh trong đĩ 5 bit biểu diễn cƣờng độ tƣơng đối của màu đỏ (Red); 5 bit biểu diễn cƣờng độ tƣơng đối của màu xanh lam (Green) và 5 bit biểu diễn cƣờng độ tƣơng đối của màu xanh lơ(blue). 3 bit cịn lại khơng đƣợc dùng đến đĩ là bit cao nhất của byte thứ hai trong mỗi cặp 2 byte biểu diễn một điểm ảnh. Đĩ chính là LSB của ảnh 16 bit màu. Tuy nhiên ta chỉ lấy những bit này để tạo thành ảnh thứ cấp thì lƣợng thơng tin giấu đƣợc sẽ khơng nhiều. Để tăng tỷ lệ tin giấu đối với ảnh 16 bit màu, ta cĩ thể lấy đƣợc nhiều hơn 1 bit của mỗi điểm ảnh.

c. Đối với ảnh 24 bit màu

Ảnh 24 bit màu sử dụng 3 byte cho mỗi điểm ảnh, trong đĩ, mỗi byte biểu diễn một thành phần trong cấu trúc RGB. Trong mỗi byte, các bit càng thấp càng ít ảnh hƣớng tới màu sắc của mỗi điểm ảnh. Vì vậy đối với ảnh 24 bit, 3 bit cuối cùng của 3 byte của mỗi điểm ảnh chính là LSB của điểm ảnh đĩ. Bằng kết quả thực nghiệm cho thấy: Việc thay đổi tồn bộ các bit cuối cùng của mỗi byte trong phần dữ liệu ảnh 24 bít màu cũng khơng ảnh hƣởng đến ảnh gốc [2], [65].

2.1.2.2. Nhận xét

Một giá trị màu thơng thƣờng là một véc-tơ 3 thành phần trong khơng gian màu RGB [32]. Trong đĩ các màu đỏ (R-Red), xanh lá cây (Green-G), xanh da trời (Blue-B) là những màu nguyên thủy (primary - màu gốc). Mỗi màu trong khơng gian màu cĩ đƣợc chính là tổ hợp của các màu nguyên thủy đĩ. Nhƣ vậy một véc-tơ trong khơng gian RGB mơ tả cƣờng độ của các thành phần R, G, B đĩ.

Một khơng gian màu khác cũng đƣợc đề cập đến là Y, Cb, Cr. Nĩ phân biệt giữa độ sáng Y và 2 thành phần sáng tƣơi (Cb, Cr). Ở đây Y là thành phần sáng (chrominance) của một màu, cịn Cb, Crthì phân biệt mức độ màu. Một véc-tơ màu trong khơng gian màu RGB cĩ thể đƣợc chuyển đổi thành Y, Cb, Cr bởi hệ thức sau:

Y = 0.299R + 0.587G + 0.114B

Cb = 0,492(B - Y) = - 0,147R - 0,289G + 0,346B (2.3) Cr = 0,877(R - Y) = 0,615R - 0,515G - 0,100B

Do trong ảnh đa mức xám, bảng màu đã đƣợc sắp sẵn và với mỗi điểm ảnh thì bit cuối cùng là LSB của điểm ảnh (gồm 8 bít) đĩ. Cho nên ta dễ dàng thực hiện việc giấu tin. Do vậy trong phần tiếp theo, luận án chỉ đề cập đến ảnh 24 bit màu.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phương pháp bảo mật thông tin giấu trong ảnh số (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)