Mặc dù có một số loại vacxin ñã ñược nghiên cứu và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và khả năng ứng dụng ngoài thực ñịa nhưng chỉ có hai loại vacxin ñược cấp giấy phép và ñược sử dụng ñối với gia cầm: các vacxin vi rút cúm gia cầm toàn thân, vô hoạt và một vacxin vector vi rút ñậu gà tái tổ hợp với gen AI - H5 nhận từ vi rút AI của gà tây A/Turkey/Ireland/83 [H5N8]. Công nghệ sản xuất hai loại vacxin này ñảm bảo vacxin ñạt ñộ an toàn, tinh khiết và hiệu lực theo yêu cầu. Cả hai loại vacxin này ñều ñòi hỏi bắt và tiêm từng con vật (European Union, 2003) [40].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ... 35
Gần ñây vacxin vô hoạt nhũ dầu H7 ñã ñược dùng cho các vùng có nguy cơ cao ở phía Bắc Italy và tại một công ty nuôi gà con một ngày tuổi ở Mỹ (Biswas S.K. and D.P. Nayak, 1996) [36].
+ Vacxin vô hoạt AI (chủng H5, N-28). Bộ Nông nghiệp Trung Quốc ñã phê chuẩn vacxin này là một sản phẩm mới dùng cho gia cầm từ tháng 12 năm 2003. Vacxin này ñã ñược sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc trong các ổ dịch cúm gia cầm thểñộc lực cao ñầu năm 2004.
+ Vacxin vô hoạt vi rút cúm gia cầm tái tổ hợp (sub-type H5N1. chủng Re-1). Bộ Nông nghiệp Trung Quốc ñã phê chuẩn vacxin này là sản phẩm mới dùng cho gia cầm từ tháng 01 năm 2005. Vacxin rất có hiệu quả ñối với bệnh cúm gia cầm, kích thích gia cầm sản sinh kháng thể với hiệu giá cao hơn và thời gian bảo hộ dài hơn. Các thực nghiệm ñã chứng minh rằng thủy cầm ñược tiêm chủng vacxin này không bị nhiễm và không bài thải vi rút cúm gia cầm. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới ñã sử dụng kỹ thuật này ñể chế tạo chủng vi rút vacxin nhưng chỉ có Trung Quốc là thành công và ñã thương mại hóa ñược vacxin (Report of GAIN, 2005) [58].
+ Vacxin sống vi rút ñậu tái tổ hợp phòng cúm gia cầm (H5). Bộ Nông nghiệp Trung Quốc ñã phê chuẩn vacxin này là một sảm phẩm mới dùng cho gia cầm từ tháng 1 năm 2005. Sử dụng vacxin này có thể phân biệt ñược miễn dịch do vacxin hay bị nhiễm tự nhiên.