Vi rút cúm gà có tên khoa học là influenza vi rút, thuộc họ Orthomyxoviridae, là họ vi rút ña hình thái, có vỏ ngoài, genom là ARN ñơn, (-), phân ñoạn. Trước ñây, các vi rút Orthomyxo và Paramyxo ñều ñược xếp chung vào một họ là Myxoviridae do chúng có cấu trúc và khả năng lây bệnh giống nhau, nhưng về sau ñược tách thành 2 họ riêng là Orthomyxoviridae và Paramyxoviridae do phát hiện thấy chúng có nhiều ñặc ñiểm cơ bản không giống nhau. Chữ myxo có nghĩa là chất nhầy, nguồn gốc của từ này là do phần ngoài cùng của protein của vi rút có mang các loại ñường và phần ngọn của các mạch nối ñường chính là một loại acid: acid sialic hay còn gọi là acid neuraminidic. Ortho có nghĩa là chính thống, nói lên loại myxovirus ñược phát hiện và ñặt tên trước.
Vi rút cúm gia cầm có kích thước trung bình, ñường kính 80 - 120 nm, trọng lượng phân tử 4,6 - 6,4 dalton, trên kính hiển vi ñiện tử tương phản âm có dạng gần như hình cầu hoặc các hạt mỏng, một số ít vi rút có dạng hình sợi có thể dài một vài nm, có vỏ bọc là lớp lipid có gắn các glycoprotein gây ngưng kết hồng cầu (kháng nguyên bề mặt) - Haemagglutinin (viết tắt là H) và protein enzym có thụ thể - Neuraminidase (viết tắt N) ñây là những kháng nguyên có vai trò quan trọng trong miễn dịch bảo hộ và có tính ña dạng cao. (Alexander D. J, 1996) [34]; Capua I. & Marrangon S, 2000) [37].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ... 16
Murphy mô tả chi tiết và nhấn mạnh rằng ARN của vi rút là một sợi ñơn, âm chia 8 ñoạn kế tiếp nhau mang 10 khung ñọc mở ORF (open reading frames) mã hóa cho 10 loại virion protein khác nhau: HA, NA, NP, M1, M2, PB1, PB2 ,PA, NS1 và NS2. Tất cả 8 ñoạn của sợi ARN có thể tách và phân biệt rõ ràng thông qua phương pháp ñiện di. Các protein có vỏ bọc nhân nối 8 ñoạn này với nhau, ñược bọc bên ngoài bằng các protein và có màng lipid ở ngoài cùng (Alexander D. J, 1993 [33]; WHO, 1980) [65].
Protein hemagglutinine (HA) là một glycoprotein dưới dạng trimer. Mỗi monomer gồm có 2 phần HA1 và HA2. Hai phần của protein này ñược nối với nhau bằng một chuỗi các acid amin trong ñó có arginin. Tại vị trí này các men cắt protein có sẵn trong cơ thể (trên các màng niêm mạc) của ký chủ sẽ cắt HA ra làm ñôi, tạo ñiều kiện cho vi rút bám vào thụ thể của tế bào ký chủ. Do vậy ñoạn này ñược gọi là cleavage site của HA. Do các enzym protease chỉ cắt protein tại các acid amin basic nên nếu vị trí này càng nhiều acid amin basic thì khả năng bị cắt ñôi của HA lại càng cao, dẫn ñến khả năng ñể vi rút bám vào thụ thể tế bào và bắt ñầu quá trình xâm nhập vào tế bào càng lớn. Dựa trên cơ sở này người ta ñã phân loại vi rút có ñộc lực cao là loại vi rút cúm có nhiều acid amin basic tại vị trí cleavage site và ngược lại.
Protein NA chính là một loại enzym có tên là neuraminidase. Khi vi rút xâm nhập vào cơ thể, các mạch ñường của protein HA và thụ thể của tế bào sẽ liên kết với nhau, gắn vi rút vào bề mặt tế bào. Sau ñó nhờ neuraminidase cắt mối liên kết này ñi làm cho vi rút có thể vào bên trong, sau khi HA ñược cắt ñôi, hoặc nếu không như vậy, vi rút sẽ bị rời ra khỏi tế bào.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ... 17
(A) (B)
Hình 2.3: Cấu tạo vi rút cúm gia cầm
(A: Mô hình cấu tạo vi rút cúm A. Hemagglutinine: phân tử kháng nguyên HA, Neuraminidase: phân tử kháng nguyên NA, Capsid: vỏ vi rút, Lipid enverlope: lớp màng bao lipid, RNA: Hệ gene vi rút.
B: ảnh chụp các tiểu phần vi rút cúm A dưới kính hiển vi ñiện tử truyền quang).