Hàm lượng các chất dễ tiêu trong đất

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của rừng cao su (hevea brasiliensis) đến tính chất lý hóa học của đất tại công ty cao su hà tĩnh (Trang 40)

8 - 15 1 - 2 26 5,13 7,69 25,0 5 - 6 24 5,10 7,65 25,0 7 - 8 19 8,89 6,86 21,3 15 - 25 3 - 4 18 22,92 6,60 28,8 7 - 8 15 7,61 7,61 15,0 25 - 35 3 - 4 23 15,38 9,23 12,5 5 - 6 20 5,10 2,55 25,0 7 - 8 16 10,15 6,09 12,5 4.3.4.1. Hàm lượng NH4+ trong đất

Thực vật cần một khối lượng đạm rất lớn để xây dựng cơ thể của chúng. Đạm chỉ được sử dụng bởi thực vật khi nó tồn tại trong các dạng ion với Hydro hay Oxy (NH4+, NO3-,…). Bởi vậy, việc xác định hàm lượng các ion này cho một loại cây trồng là hết sức quan trọng. Đất thiếu đạm thì việc hình thành Protit của thực vật sẽ gặp nhiều khó khăn.

Qua biểu 4.6, hàm lượng đạm dễ tiêu trong khu vực nghiên cứu dao động trong khoảng 5,1 – 22,92 mg/100gđất, như vậy, đất có hàm lượng đạm từ trung bình đến giàu đạm.

Biểu đồ 4.11: Biến động NH4+ của các cấp tuổi trong mỗi cấp độ dốc dưới đất rừng Cao su ( cấp tuổi nhỏ nhất trong mỗi cấp độ dốc bằng 0)

Qua biểu 4.11 ta thấy hàm lượng đạm tại các vị trí có sự chênh lệch khá lớn.

Ở cấp độ dốc 8 – 15, hàm lượng đạm cấp tuổi 7 - 8 tăng 73.29 %, ở cấp tuổi 5 – 6 giảm 0,58 % so với cấp tuổi 1 – 2.

Ở cấp độ dốc 15 – 25, biến động hàm lượng đạm ở cấp tuổi 7 – 8 giảm 66,80 % so với cấp tuổi 3 – 4.

Ở cấp độ dốc 25 - 35 biến động theo hàm lượng đạm cũng giảm, cấp tuổi 5 – 6 giảm 66,84 %, cấp tuổi 7 – 8 giảm 34,01 % so với cấp tuổi 3 - 4.

Kali là một nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, nó có vai trị quan trọng trong sự phát triển của cây trồng. Đối với nhiều cây trồng nếu thiếu nhiều nguyên tố này trong quá trình sinh trưởng và phát triển thì sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Tuy nhiên, hàm lượng Kali trong đất phụ thuộc vào quá trình hình thành đất và phụ thuộc vào loại đá mẹ cũng như mức độ phong hóa.

Qua biểu 4.6 ta thấy hàm lượng Kali trong đất dao động trong khoảng 2,55 – 9,23 mg/100gđất, chứng tỏ hàm lượng kali ở khu vực là nghèo đến trung bình. Tuổi cây càng cao thì hàm lượng càng giảm trong mỗi cấp độ dốc.

Biểu đồ 4.12: Biến động hàm lượng K2O của các cấp tuổi trong mỗi cấp độ dốc dưới đất dưới rừng Cao su ( cấp tuổi nhỏ nhất trong mỗi cấp

độ dốc bằng 0)

Qua biểu đồ 4.12, có thể thấy hàm lượng K2O trong đất ở các cấp độ dốc khác nhau thì tăng giảm cũng rất khác nhau.

Ở cấp độ dốc 8 – 15, hàm lượng K2O cấp tuổi 7 - 8 giảm 10,86%, ở cấp tuổi 5 – 6 giảm 0,51% so với cấp tuổi 1 – 2.

Ở cấp độ dốc 15 – 25, biến động hàm lượng K2O ở cấp tuổi 7 – 8 lại tăng 15,29 % so với cấp tuổi 3 – 4.

Ở cấp độ dốc 25 - 35 biến động theo hàm lượng K2O cũng giảm, cấp tuổi 5 – 6 giảm 72,36 %, cấp tuổi 7 – 8 giảm 34,01 % so với cấp tuổi 3 - 4.

Như vậy có thể thấy rằng hàm lượng K2O tại các tuổi cịn nhỏ, được bón phân nhiều hơn.

4.3.4.2. Hàm lượng P2O5 trong đất

Lân là một trong những chỉ tiêu của độ phì đất. Đất giàu lân mới có độ màu mỡ cao, và ngược lại đất có độ màu mỡ cao, mới giàu lân. Cùng với đạm, lân có vai trị quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đặc biệt lân dễ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ra hoa, kết quả của cây trồng, song đánh giá lân dễ tiêu là một khó khăn do thành phần và sự biến đổi phức tạp của chúng trong đất.

Qua biểu 4.6 ta thấy hàm lượng lân dễ tiêu trong đất dao động trong khoảng 12,5 – 28,8 mg/100gđất. Hàm lượng lân dễ tiêu trong đất đạt mức trung bình cho đến giàu. Theo cấp độ dốc thì cây càng phát triển thì hàm lượng lân càng giảm. Do Cao su, sản phẩm chính là lấy mủ, khơng chú trọng ra hoa, kết quả của cây, nên bón bổ sung cho đất khi cây phát triển càng giảm, nên hàm lượng lân trong đất khi cây phát triển càng giảm.

Biểu đồ 4.13: Biến động hàm lượng P2O5 của các cấp tuổi trong mỗi cấp độ dốc dưới đất dưới rừng Cao su ( cấp tuổi nhỏ nhất trong mỗi cấp

độ dốc bằng 0)

Qua biểu đồ 4.13, có thể thấy hàm lượng P2O5 trong đất ở các cấp độ dốc khác nhau thì tăng giảm cũng rất khác nhau.

Ở cấp độ dốc 8 – 15, hàm lượng P2O5 cấp tuổi 7 - 8 giảm 15%, ở so với cấp tuổi 1 – 2, nhưng ở cấp tuổi 5 – 6 thì khơng có sự chênh lệch.

Ở cấp độ dốc 15 – 25, biến động hàm lượng P2O5 ở cấp tuổi 7 – 8 lại giảm 47,83 % so với cấp tuổi 3 – 4.

Ở cấp độ dốc 25 - 35 biến động theo hàm lượng P2O5 cũng giảm, cấp tuổi 5 – 6 tăng 100% so với cấp tuổi 3 – 4, nhưng ở cấp tuổi 7 – 8 thì khơng có sự chênh lệch.

Nói chung, hàm lượng các chất dễ tiêu biến động không tuân theo quy luật nào, sự biến động giữa các tuổi ở các độ dốc là khác nhau. Sự tăng hay giảm của các chất N – P - K, phụ thuộc vào hàm lượng bón phân cho từng vị trí. Trong khu vực nghiên cứu, người ta tiến hành bón phân theo hốc và thay

đổi vị trí bón theo từng đợt, chứ khơng bón theo dải. Khi lấy mẫu phân tích giữa các vị trí có bón phân và khơng bón phân khơng đều. Các mẫu phân tích chỉ mang tính đại diện, nên kết quả chỉ mang tính tương đối. Ngồi ra, lượng bón phân khơng đều, hàm lượng các chất hữu cơ thực tế bón cho Cao su chỉ đạt 20 – 50% trong quy trình kỹ thuật.

4.4. Đánh giá chung ảnh hưởng của cây Cao su ở các cấp tuổi và cấp độ dốc khác nhau đến tính chất lý hóa học của đất. dốc khác nhau đến tính chất lý hóa học của đất.

Biểu 4.7. Tổng hợp đánh giá ảnh hưởng của cây Cao su ở các cấp tuổi và cấp độ dốc khác nhau đến tính chất lý hóa học của đất

Cấp độ dốc (độ) 8 – 15 15 - 25 25 - 35 Cấp tuổi 5 - 6 7 – 8 7 - 8 5 - 6 7 - 8 Chỉ tiêu Đánh giá Ảnh hưởng Đánh giá Ảnh hưởng Đánh giá Ảnh hưởng Đánh giá Ảnh hưởng Đánh giá Ảnh hưởng Thành phần cơ giới Không rõ 0 Không rõ 0 Không rõ 0 Không rõ 0 Không rõ 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ trọng Giảm + Giảm + Tăng - Tăng - Tăng -

Dung trọng Giảm + Tăng - Tăng - Tăng - Tăng -

Độ xốp Giảm - Giảm - Tăng + Tăng + Giảm -

pHH2O Giảm - Giảm - Tăng + Tăng + Tăng +

pHKCl Giảm - Giảm - Tăng + Tăng + Tăng +

Độ chua thủy phân Không

rõ 0 Giảm + Tăng - Giảm + Giảm +

Tổng bazơ trao đổi Giảm - Giảm - Giảm - Giảm - Giảm -

Độ no bazơ Giảm - Giảm - Giảm - Tăng + Tăng +

Hàm lượng mùn Tăng + Tăng + Tăng + Giảm - Tăng +

NH4+ Giảm - Tăng + Giảm - Giảm - Giảm -

K2O Giảm - Tăng + Giảm - Giảm - Giảm -

P2O5 Không

rõ 0 Giảm - Giảm - Tăng +

Không

rõ 0

Tổng có lợi 3 5 4 6 5

Tổng có hại 8 8 8 7 7

Không rõ 3 1 1 1 1

Ghi chú: Có lợi (+) Có hại (-) Không rõ (0) Qua biểu 4.7, ta thấy đất trong khu vực nghiên khi tuổi cây Cao su tăng thì càng có nhiều chỉ tiêu có lợi cho đất. Do trước khi trồng, thực bì đã được phát dọn và q trình này ảnh hưởng khơng ít tới đất, đặc biệt là quá trình mất lớp đất bề mặt. Phải qua thời gian, lớp thảm thực bì này mới được bù đắp dần. Trạng thái của đất mới dần ổn định.

Ở các cấp độ dốc khác nhau, theo cấp tuổi khác nhau thì sự biến động về các yếu tố có lợi và hại cũng khác nhau.

- Ở cấp độ dốc 8 – 15o:

+ Cấp tuổi 5 – 6, có 3 chỉ tiêu có lợi cho đất (tỷ trọng, dung trọng và hàm lượng mùn), có 8 chỉ tiêu có hại cho đất (độ xốp, pHKCl, pHH2O, tổng bazơ trao đổi, độ no bazơ, hàm lượng NH4+, K2O) so với cấp tuổi 1 – 2.

+ Cấp tuổi 7 – 8, có 5 chỉ tiêu có lợi cho đất (tỷ trọng, độ chua thủy phân, hàm lượng mùn, hàm lượng NH4+, K2O)và có hại là 8 chỉ tiêu (dung trọng, độ xốp, pHKCl, pHH2O, tổng bazơ trao đổi, độ no bazơ) so với cấp tuổi 1 – 2.

- Ở cấp độ dốc 15 – 25o với cấp tuổi 7 – 8 có 4 chỉ tiêu có lợi (độ xốp, pHKCl, pHH2O, hàm lượng mùn) và có 8 chỉ tiêu có hại (tỷ trọng, dung trọng, độ chua thủy phân, tổng bazơ trao đổi, độ no bazơ, hàm lượng NH4+, K2O, P2O5) so với cấp tuổi 3 – 4.

- Ở cấp độ dốc 25 – 35o:

+ Cấp tuổi 5 – 6, có 6 chỉ tiêu có lợi cho đất (độ xốp, pHKCl, pHH2O, độ chua thủy phân, độ no bazơ, hàm lượng P2O5) và 7 chỉ tiêu có hại cho đất (tỷ trọng, dung trọng, tổng bazơ trao đổi, hàm lượng mùn, hàm lượng NH4+, K2O) so với cấp tuổi 3 – 4.

+ Cấp tuổi 7 – 8, có 5 chỉ tiêu có lợi cho đất (pHKCl, pHH2O, độ chua thủy phân, độ no bazơ, hàm lượng mùn) và 7 chỉ tiêu có hại cho đất (tỷ trọng, dung trọng, tổng bazơ trao đổi, độ xốp, hàm lượng NH4+, K2O) so với cấp tuổi 3 – 4.

4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý và sử dụng đất có hiệu quả cao hơn tại khu vực nghiên cứu. cao hơn tại khu vực nghiên cứu.

Qua kết quả nghiên cứu và tài liệu thu thập được, khóa luận đưa ra một số đề xuất: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Duy trì độ che phủ: Việc điều chỉnh độ che phủ hợp lý rất quan trọng

xói mịn, rửa trơi …). Ngồi ra, lớp thảm tươi, cây bụi cịn tạo ra một lượng chất hữu cơ lớn cung cấp cho đất, do vậy cần duy trì độ che phủ của đất, đặc biệt là nơi đất dốc, độ tàn che nhỏ.

- Khi xử lý thực bì khơng được đốt mà phải phát dọn giữa hai hàng Cao su, duy trì thảm cỏ thấp.

- Trồng xen và bổ sung thêm một số loại cây họ đậu như: đậu kudzu, đậu bướm… nhằm tăng độ che phủ cho đất, đồng thời giúp cải tạo và bảo vệ đất.

* Đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng trong đất:

- Bón phân đảm bảo lượng phân bón đúng theo quy trình kỹ thuật. Nhất là hàm lượng Kali trong đất. (Do trong đất, hàm lượng Kali chỉ đạt mức nghèo đến trung bình)

- Trong q trình chăm sóc cây chỉ phát ở hai hàng cây, hoặc chỉ phun thuốc diệt cỏ, để giữ lớp thảm khô, vật rơi rụng, với mục đích là tăng hàm lượng mùn cho đất.

* Bón vơi cho đất: Theo kết quả nghiên cứu, đất trong khu vực có tổng bazơ trao đổi rất thấp, mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu các cation Ca2+, Mg2+… , nên cần bón vơi cho đất để tăng hàm lượng các cation này và khử độ chua cho đất.

* Một số biện pháp xã hội

- Nâng cao ý thức và nhận thức của người dân về bảo vệ đất dưới tán rừng Cao su.

- Nâng cao trình độ kỹ thuật trong trồng và chăm sóc Cao su cho người dân.

KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 5.1.Kết luận

Sau khi nghiên cứu một số tính chất lý hóa học của đất ở các cấp độ dốc và cấp tuổi khác nhau dưới tán rừng Cao su, ta có thể đưa ra một số kết luận như sau:

5.1.1. Về hình thái phẫu diện đất

Đất trong khu vực nghiên cứu là đất xám Feralit phát triển trên đá mẹ phiến sét. Tầng A mỏng, chỉ khoảng 5 – 8cm. Độ dầy tầng đất trung bình 57 – 81 cm. Kết cấu viên đến hạt. Đất khơng có kết von, tỷ lệ đá lẫn không đáng kể. Thành phần cơ giới chủ yếu là từ thịt trung bình đến sét nhẹ.

5.1.2. Về tính chất lý hóa học của đất

- Đất tầng mặt của khu vực nghiên cứu có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình cho đến thịt nặng.

- Đất có tỷ trọng trung bình, dung trọng thấp, độ xốp đạt yêu cầu đến tốt. - Độ chua của đất tại khu vực nghiên cứu thuộc mức chua trung bình. - Tổng bazơ trao đổi đạt mức thấp. Độ no bazơ thấp.

- Hàm lượng mùn trong đất của khu vực nghiên cứu đạt mức trung bình đến khá giàu..

- Hàm lượng các chất dễ tiêu: NH4+ đạt mức trung bình đến giàu, K2O nghèo đến trung bình, P2O5 từ trung bình đến giàu.

5.1.3. Ảnh hưởng của cây Cao su ở các cấp độ dốc và cấp tuổi khác nhau đến tính chất của đất

Khi tuổi cây Cao su tăng, đã làm tăng độ che phủ, hàm lượng vật rơi rụng và lớp thảm khô, thảm mục cho đất, nâng cao các chất hữu cơ cho đất, cải thiện tính chất lý hóa học của đất. Ở các cấp độ dốc khác nhau, theo cấp tuổi khác nhau thì ảnh hưởng của Cao su cũng khác nhau.

+ Cấp tuổi 5 – 6, có 3 chỉ tiêu có lợi cho đất (tỷ trọng, dung trọng và hàm lượng mùn), có 8 chỉ tiêu có hại cho đất (độ xốp, pHKCl, pHH2O, tổng bazơ trao đổi, độ no bazơ, hàm lượng NH4+, K2O) so với cấp tuổi 1 – 2.

+ Cấp tuổi 7 – 8, có 5 chỉ tiêu có lợi cho đất (tỷ trọng, độ chua thủy phân, hàm lượng mùn, hàm lượng NH4+, K2O)và có hại là 8 chỉ tiêu (dung trọng, độ xốp, pHKCl, pHH2O, tổng bazơ trao đổi, độ no bazơ) so với cấp tuổi 1 – 2.

- Ở cấp độ dốc 15 – 25o với cấp tuổi 7 – 8 có 4 chỉ tiêu có lợi (độ xốp, pHKCl, pHH2O, hàm lượng mùn) và có 8 chỉ tiêu có hại (tỷ trọng, dung trọng, độ chua thủy phân, tổng bazơ trao đổi, độ no bazơ, hàm lượng NH4+, K2O, P2O5) so với cấp tuổi 3 – 4.

- Ở cấp độ dốc 25 – 35o:

+ Cấp tuổi 5 – 6, có 6 chỉ tiêu có lợi cho đất (độ xốp, pHKCl, pHH2O, độ chua thủy phân, độ no bazơ, hàm lượng P2O5) và 7 chỉ tiêu có hại cho đất (tỷ trọng, dung trọng, tổng bazơ trao đổi, hàm lượng mùn, hàm lượng NH4+, K2O) so với cấp tuổi 3 – 4.

+ Cấp tuổi 7 – 8, có 5 chỉ tiêu có lợi cho đất (pHKCl, pHH2O, độ chua thủy phân, độ no bazơ, hàm lượng mùn) và 7 chỉ tiêu có hại cho đất (tỷ trọng, dung trọng, tổng bazơ trao đổi, độ xốp, hàm lượng NH4+, K2O) so với cấp tuổi 3 – 4.

5.2. Tồn tại

Trong q trình thực hiện khóa luận cịn một số tồn tại như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Do lần đầu làm công tác nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng nhưng trong quá trình thực hiện, khơng thể tránh khỏi sai sót khi xử lý và phân tích mẫu, độ chính xác chưa cao.

- Chưa nghiên cứu được đầy đủ các tính chất lý hóa học của đất mà chỉ nghiên cứu được những tính chất cơ bản nhất.

- Thời gian nghiên cứu cịn ngắn, chưa có bố trí lặp lại nhiều lần cho từng cấp tuổi theo cấp độ dốc.

5.3. Kiến nghị

- Cần tiếp tục có những nghiên cứu về ảnh hưởng của rừng Cao su đến môi trường đất và xác định ô nghiên cứu định vị.

- Cần mở rộng khu vực nghiên cứu để so sánh và đánh giá chính xác hơn về mức độ ảnh hưởng của cây Cao su đến tính chất của đất.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 CHƯƠNG 1......................................................................................................3 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................................3 1.1.Trên thế giới..............................................................................................3 1.2. Ở Việt Nam...............................................................................................7 1.3. Nhận xét chung.........................................................................................9 CHƯƠNG II...................................................................................................11 MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............11

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của rừng cao su (hevea brasiliensis) đến tính chất lý hóa học của đất tại công ty cao su hà tĩnh (Trang 40)