Giá bán các sản phẩm thủy sản

Một phần của tài liệu tìm hiểu và đánh giá cải tiến quản lý tài nguyên đầm phá trong vùng ao vây lưới tại xã phú xuân, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 50 - 53)

Lý giải về sự gia tăng của giá bán các loài thủy sản một hộ dân sống lâu năm ở thơn đã nói rằng: “bữa ni cái chi cũng tăng rứa tê, tăng chóng

mặt ln, vàng tăng, xăng tăng… giá mà không tăng rứa lấy chi mà ăn…”

Phỏng vấn hộ Hồ Thị Sớm thôn Thủy Diện, 2011 Sản lượng và giá bán các sản phẩm tăng lên cịn kích thước các lồi khai thác lại không thay đổi, cá là 15,3 con/kg, tôm là 150 con/kg, cua khoảng 3 con/kg.

4.4.2 Kết quả nuôi trồng thủy sản qua các năm

Nuôi trồng thuỷ sản được xem là nguồn thu nhập chính của nhóm hộ thuỷ sản tại các vùng ven phá. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của xã Phú Xuân khá đa dạng bao gồm nuôi nước lợ (nuôi chuyên tôm và nuôi xen ghép),

nuôi nước ngọt trong ao đất. Trong đó ni chun tơm có cả ni cao triều và ni hạ triều cịn ni xen ghép có ni hạ triều và chắn sáo. Tại vùng nghiên cứu là thơn Thủy Diện thì 100% các hộ đều ni trong ao vây lưới trên đầm phá.

Trong nhóm hộ khảo sát có 37 hộ có ao ni trồng thuỷ sản, trong đó chỉ có 1 hộ chỉ thả giống cua, 1 hộ không nuôi mà chỉ khai thác trong ao cịn lại 35 hộ đều ni xen ghép với đối tượng ni gồm tơm sú, cua, cá hồng, cá dìa, cá kình,… 1 hộ khơng ni là do mấy năm trước dịch bệnh thua lỗ q nên khơng có vốn bỏ giống nuôi nữa. Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản tại địa phương, mặc dù đã có lịch thời vụ nhưng người dân thường dựa vào thơi tiết và kinh nghiệm của mình để thả giống cịn ít áp dụng theo lịch thời vụ.

Bảng dưới đây thể hiện những thay đổi trong hoạt động nuôi thuỷ sản của hộ tại địa phương.

Bảng 4.10: Kết quả hoạt động NTTS qua các năm tại thôn Thủy Diện

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số hộ NTTS Hộ 37 37 36 TB sản lượng nuôi/hộ Kg 705 688 672 Số hộ lãi Hộ 36 34 34 Số hộ hòa vốn Hộ 1 1 0 Số hộ lỗ Hộ 0 2 2 TB diện tích ni/hộ m2 20.608 20.473 20.473 (Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2011)

Số hộ tham gia ni khơng có sự thay đổi nhiều qua các năm, năm 2008 là 37 hộ, 2009 là 37 hộ, năm 2010 là 36 hộ. Trung bình diện tích ni/hộ khơng có sự thay đổi nhiều qua các năm, năm 2008 trung bình có 20,608 m2 /hộ/năm sang năm 2009, 2010 giảm còn 20.473 m2/hộ/năm, lý do là do năm 2009 thực hiện mở rộng thủy đạo dẫn đến một số hộ bị giảm diện tích, trong 60 hộ khảo sát có một hộ bị giảm 0,5 ha.

Năm 2009, 2010 Phú Xuân là xã gặp phải dịch bệnh trong NTTS khá nặng, đặc biệt là tôm với các bệnh thường gặp như cịi, đốm trắng... do đó hiệu quả của hoạt động ni thuỷ sản của hộ có chiều hướng giảm qua các năm. Trung bình sản lượng ni/hộ có giảm, năm 2008 là 705 kg/hộ,

688 kg/hộ năm 2009 và năm 2010 giảm còn 672 kg/hộ. Số hộ lãi qua các năm cũng giảm, năm 2008 là 36 hộ, năm 2009, 2010 là 34 hộ, với mức lãi trung bình 27,31 triệu đồng/ hộ/ năm. Số hộ hòa vốn năm 2008, 2009 là 1 hộ, năm 2010 khơng có hộ hịa vốn. Số hộ lỗ tăng, cụ thể năm 2008 khơng có hộ nào lỗ, năm 2009, 2010 tăng lên có 2 hộ lỗ, tuy nhiên mức lỗ trung bình khơng cao khoảng 3,5 triệu đồng/ hộ. Các hộ bị thua lỗ chủ yếu là các hộ có diện tích ni nhỏ, bỏ vốn khơng nhiều nên lỗ cũng không lớn nhưng đây lại chủ yếu là những hộ khó khăn nên việc vực lại kinh tế hộ là không dễ dàng.

Về giá cả các sản phẩm NTTS, theo kết quả phỏng vấn cán bộ thơn thì tơm sú là lồi có giá bán cao nhất, tùy kích thước tơm mà có giá bán khác nhau, tơm nhỏ (40 con/kg) thì 120 nghìn đồng/kg, tơm vừa (25-30 con/kg) là 150 nghìn đồng/kg, tơm to (20 con/kg) có giá 170 nghìn đồng/kg. Giá bán của cá có sự thay đổi nhiều tùy loại, chẳng hạn như cá dìa 80- 100 nghìn đồng/kg, cá kình 40-50 nghìn đồng/kg... cua 100 nghìn đồng – 120 nghìn đồng/kg. Cũng theo lời cán bộ thơn thì giá bán qua các năm có sự thay đổi, thường mỗi năm tăng 20-30%.

4.4.3 Bảo vệ sản xuất và giải quyết mâu thuẫn

Hoạt động bảo vệ sản xuất chủ yếu là phát hiện và bắt các vụ đánh bắt trộm của người dân. Trong thơn khơng có đội tuần tra bảo vệ tài ngun nhưng người dân nơi đây có một điểm mạnh là có khả năng tự quản rất tốt và ý thức cũng như tinh thần trách nhiệm bảo vệ của chung rất cao. Mỗi khi có người ngồi vào địa bàn thơn đánh bắt trộm hay sử dụng ngư cụ khai thác trái phép (rà điện, xung điện...) thì nếu có ai phát hiện là ngay lập tức họ thơng báo cho trưởng thôn để trưởng thôn huy động người vây bắt. Theo kết quản phỏng vấn cán bộ chi hội nghề cá Thủy Diện thì từ trước đến nay thơn khơng có đội tuần tra nhưng việc phát hiện và bắt các vi phạm khai thác vẫn được thực hiện rất tốt, đặc biệt từ sau khi có chi hội nghề cá thì việc huy động người tham gia vây bắt dễ dàng hơn.

Bắt và xử lý các vụ người ngoài lợi dụng vào đánh bắt trộm và sử dụng ngư cụ hủy diệt đạt kết quả khá tốt, nhưng hiện tại trong thơn vẫn cịn hộ sử dụng xiết điện để khai thác, đây là những hộ khơng có ao, chỉ dựa vào khai thác nguồn lợi tự nhiên trên đầm phá để kiếm sống. Mặc dù số lượng không

nhiều, theo thôn trưởng cũng là chi hội trưởng chi hội nghề cá thơn Thủy diện thì tồn thơn có 3 hộ sử dụng ngư cụ này nhưng đến nay vẫn chưa cấm được họ.

Một phần của tài liệu tìm hiểu và đánh giá cải tiến quản lý tài nguyên đầm phá trong vùng ao vây lưới tại xã phú xuân, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 50 - 53)