Hộ Hà Văn Nghiêm, một hộ KTTS lâu năm ở thơn Thủy Diện nhận xét rằng“... Tơm ít hơn, những năm trước có ngày thu được 2 kg, hơn 2kg,
nay thì ngày chỉ được 1-1,5kg thơi, mà đó là đã mua thêm ngư cụ để khai thác rồi...”
Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2011
4.5 Thay đổi về sinh kế và thu nhập của hộ
Thu nhập, nguồn thu của hộ phản ánh mức sống của con người, gia đình, nhóm người hay cộng đồng.
Cũng như các ngư dân ven phá khác, sinh kế của người dân trong cộng đồng ngư ở thôn Thủy Diện gắn chặt vào đầm phá. Trong cơ cấu thu nhập của các hộ ngư dân thì thu nhập chính là từ các hoạt động sản xuất thủy sản đó là khai thác thuỷ sản trong ao, trên thủy đạo, là nuôi trồng thuỷ sản trong ao vây lưới. Bên cạnh nguồn thu từ sản xuất thủy sản, cịn có các nguồn thu khác như đi làm ăn xa gửi về, buôn bán, làm mộc, làm thuê hay có con cái đi học may rồi làm dưới Phú Bài - Thừa Thiên Huế… Các họat động tạo thu nhập khác ngoài thuỷ sản chủ yếu do lao động trẻ thực hiện là chủ yếu.
Thu nhập bình quân của hộ khơng có sự thay đổi nhiều qua các năm, nhưng trong cơ cấu nguồn thu có sự thay đổi đáng kể. Nếu so sánh trong 3 năm trở lại đây thì thấy được rằng: trong cơ cấu nguồn thu nhập của hộ khảo sát có đa dạng hơn. Có sự đa dạng như vậy là do nhiều hộ có con cái lớn lên đi học nghề, làm thuê tham gia đóng góp vào thu nhập của gia đình vì đặc thù của các hoạt động ngư nghiệp là khơng địi hỏi nhiều lao động, thường chỉ bạn rộn vào vụ thu hoạch.
Sự thay đổi về bình quân thu nhập của hộ và sự thay đổi trong cơ cấu các nguồn thu qua 3 năm được thể hiện ở bảng dưới.
Bảng 4.11: Nguồn thu và mức thu nhập của hộ (triệu đồng/hộ/năm)
Nguồn thu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
N Thu nhập N Thu nhập N Thu nhập
NTTS 37 45,95 37 49,93 36 53,11 KTTS 33 10,92 35 12,11 36 13,18 Buôn bán, ngành nghề 3 12,00 6 12,00 7 12,00 Làm thuê 6 6,25 7 6,50 7 6,50 Thu nhập khác 2 4,00 3 3,67 3 3,67 Tổng thu nhập 58 37,21 60 40,00 60 41,95 (Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2011)
Qua bảng ta thấy, nguồn thu đáng kể nhất của của hộ là từ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và nguồn thu này tương đối ổn định qua các năm. Năm 2008 bình qn các hộ có ao thu nhập từ ni trồng thủy sản là 45,95 triệu đồng/hộ, năm 2009 tăng lên 49,93 triệu đồng/hộ và năm 2010 là 53,11 triệu đồng/hộ. Thu nhập từ khai thác thủy sản cũng có chiều hướng tăng lên qua các năm, cụ thể năm 2008 là 11,08 triệu đồng/hộ, năm 2009 là 12,37 triệu đồng/ hộ và năm 2010 là 13,43 triệu đồng/hộ. Theo các hộ dân ở đây sự tăng lên như vậy là nhờ giá cả tăng lên, riêng đối với Nuôi trồng thủy sản mặc dù giá tăng lên nhưng mấy năm gần đây do dịch bệnh nhiều, tôm thua hết nên thu nhập tăng không đáng kể.
Ngồi các nguồn thu chính từ hoạt động liên quan đến thuỷ sản, cịn có một số nguồn thu khác như đi làm xa, hoạt động buôn bán, và phi nông nghiệp khác như làm thợ nề, thợ xây… và các nguồn thu này không tăng qua các năm, nhưng số hộ tham gia vào các hoạt động nay lại tăng lên. Chẳng hạn như nguồn thu từ buôn bán, ngành nghề chủ yếu là con lớn lên đi học may rồi làm dưới Phú Bài, mỗi tháng 1 triệu đồng, năm 2008 có 3 hộ tham gia hoạt động này, năm 2009 tăng lên 6 hộ có nguồn thu này, năm 2010 là 7 hộ tham gia.
Nguồn thu từ làm thuê chủ yếu là làm thợ nề, thợ xây, trong 5 - 6 tháng mùa mưa, không nuôi, khơng khai thác được có nhiều hộ đi làm thêm đóng góp vào thu nhập gia đình, có khi làm liên tục, có khi tháng làm khoảng 5 - 10 ngày rồi nghỉ, bình quân mỗi năm làm khoảng 3 - 4 tháng tuy từng hộ, thu
nhập khoảng 80.000 đồng/ngày. Những hộ đi làm thuê thường là những hộ đơng con và con cịn nhỏ, chưa phụ giúp gia đình được, năm 2008 có 6 hộ tham gia hoạt động này, năm 2009 và 2010 có 7 hộ tham gia. Ngồi làm thợ nề thì những hộ có nhiều lao động trong thơn cịn có một hoạt động làm thuê khác đó là thu hoạch thuê cho các hộ neo người khác trong thôn vào vụ thu hoạch. Cơng việc này thường chỉ diễn ra trong vịng 20 ngày đến 1 tháng thu hoạch, mỗi ngày khoảng 100 nghìn đồng, thường thì mỗi hộ thu hoạch trong khoảng 10 – 15 ngày là xong.
Thu nhập khác thường là do con cái đi làm ăn xa gửi về, mỗi năm gửi về khoảng 2 - 3 triệu đồng/hộ, hộ nhiều thì khoảng 5 - 6 triệu đồng/năm. Trong các hoạt động tạo thu nhập ở đây thì phần thu nhập này khơng đáng kể.
Chúng ta có thể nhận thấy bình qn thu nhập trên hộ tăng qua các năm. Nguyên nhân của việc này là kết quả của việc đa dạng hóa hoạt động sản xuất của hộ, mua sắm thêm ngư cụ đánh bắt, do giá bán các sản phẩm tăng lên. Bên cạnh các hoạt động liên quan đến thủy sản là khai thác đánh bắt tự nhiên và ni trồng thủy sản, hộ cịn làm thêm các ngành nghề khác như thợ nề, cho con đi học may,…và đi làm xa.
Bảng 4.12 dưới đây lại cho ta thấy được sự chênh lệch giữa nguồn thu và thu nhập trong năm 2010 giữa nhóm hộ có ao và nhóm khơng có ao.
Bảng 4.12: Nguồn thu và thu nhập của các nhóm hộ năm 2010 (triệu đồng/hộ/năm) Nguồn thu Nhóm có ao (N=37) Nhóm khơng có ao (N=23) N Thu nhập N Thu nhập KT di động 6 14,25 23 14,15 KT cố định 7 9,07 0 0 NTTS 36 53,11 0 0 Buôn bán, ngành nghề 5 12,00 2 12,00 Làm thuê 4 5,5 3 7,83 Thu nhập khác 3 3,67 0 0 Tổng thu nhập 37 57,95 23 16,22 (Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2011)
Nhóm hộ khơng có ao thường có thu nhập thấp hơn và tỉ lệ hộ nghèo cũng cao hơn nhưng số lượng các nguồn thu của nhóm này cũng ít hơn nhóm có ao. Nhóm có ao có đủ các hoạt động tạo sinh kế mà địa phương có, từ khai thác di động, khai thác cố định trong ao, nuôi trồng thủy sản, buôn bán ngành nghề, làm thuê và các nguồn thu nhập khác. Nhóm khơng có ao trong 23 hộ khảo sát thì chỉ có các nguồn thu chính là khai thác di động, bn bán nghành nghề và làm thuê.
Cụ thể sự chênh lệch về thu nhập giữa nhóm có ao và nhóm khơng có ao như sau:
Đối với nguồn thu là khai thác di động thì nhóm có ao chỉ có 6 hộ tham gia và thu nhập bình quân từ hoạt động này là 14,25 triệu đồng/hộ. Ở nhóm khơng có ao là 23 hộ, đây là nguồn thu chính của nhóm hộ này nhưng thu nhập trung bình từ nguồn thu này của nhóm khơng có ao lại thấp hơn so với nhóm có ao, chỉ có 14,15 triệu đồng/hộ.
Đối với nguồn thu là khai thác cố định trong ao vây, nguồn thu này chỉ có nhóm có ao mới có với 7 hộ/37hộ có ao được khảo sát và trung bình thu nhập từ nguồn này là 9,07 triệu đồng/hộ.
Đối với nguồn thu là nuôi trồng thủy sản, nguồn này cũng chỉ có nhóm có ao mới có và số hộ tham gia là 36 hộ với thu nhập trung bình 53,11 triệu đồng/hộ.
Nguồn thu từ bn bán, ngành nghề cả hai nhóm hộ đều có hộ tham gia, nhưng ở nhóm có ao có nhiều hộ tham gia hơn là 5 hộ/37 hộ cịn ở nhóm khơng có ao chỉ có 2/23 hộ có nguồn thu này và trung bình thu nhập ở cả hai nhóm hộ đều là 12 triệu/hộ.
Làm thuê chủ yếu là làm thợ xây hoặc thu hoạch thuê cho các hộ nuôi trồng trong vụ thu hoạch. Ở nguồn thu này ở cả hai nhóm hộ đều có, nhóm có ao có 4 hộ với thu nhập trung bình là 5,5 triệu đồng/hộ, nhóm khơng có ao có 3 hộ tham gia và thu nhập trung bình là 7,83 triệu đồng/hộ.
Thu nhập khác chủ yếu là do con cái đi làm ăn xa gửi về, ở nguồn thu này nhóm khơng có ao khơng có hộ nào có, nhóm có ao có 3 hộ có nguồn thu này vơi thu nhập trung bình là 3,67 triệu đơng/hộ.
Với chỉ tiêu tổng thu nhập, nhóm hộ có ao với nhiều nguồn thu hơn và có nguồn thu từ ni trồng thủy sản là nguồn thu chính nên có thu nhập cao hơn rất nhiều so với nhóm hộ khơng có ao. Trung bình thu nhập của nhóm hộ có ao là 57,95 triệu đồng/hộ và trung bình thu nhập của nhóm hộ khơng có ao chỉ có 16,22 triệu đồng/hộ.
Tóm lại, qua q trình điều tra khảo sát 60 hộ sản xuất thủy sản tại thơn Thủy Diện với hai nhóm hộ có ao và khơng có nhận thấy nhóm hộ có ao có nhiều điều kiện để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống hơn nhóm hộ khơng có ao.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
Qua quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu và đánh giá các
cải tiến quản lý tài nguyên đầm phá trong vùng ao vây lưới tại xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Cá nhân có một số kết luận như sau:
Thứ nhất, Thủy Diện là một thôn ven phá của xã Phú Xuân, sinh kế của người dân nơi đây gắn chặt với đầm phá, hoạt động sản xuất thủy sản ở đây có nét đặc trưng khác với những cộng đồng ven phá khác đó là ở đây có hình thức ni trồng thủy sản trong ao vây lưới trên đầm phá. Trong thơn có hai nhóm hộ, một nhóm có ao và một nhóm khơng có ao. Nhóm khơng có ao thì chỉ khai thác di động trên thủy đạo đầm phá, nhóm có ao thì có thể ni trồng, khai thác trong ao cũng có hộ cịn khai thác tự nhiên trên đường thủy đạo.
Thứ hai, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản là một trong những nguồn thu quan trọng của hộ, nhận thấy được mức độ rủi ro của việc nuôi chuyên tôm người dân chuyển sang nuôi xen ghép và duy trì hình thức ni này hiệu quả từ năm 2007 đến nay, thể hiện ở 100% số hộ có ao trong thơn đều ni xen ghép.
Thứ ba, trong hoạt động khai thác đánh bắt tự nhiên, sản lượng đánh bắt có phần giảm và người dân khắc phục bằng cách mua sắm thêm ngư cụ, và lừ đang là ngư cụ được ưa chuộng. Vì vậy số lượng hộ có lừ và số lượng lừ/hộ ngày càng tăng. Du nhập vào thôn năm 2006, ban đầu mới chỉ một vài hộ có Lừ và chỉ khoảng 10 - 20 chel/ hộ, đến nay tăng lên 30 - 40 chel/ hộ và trên 50% số hộ trong thôn sử dụng ngư cụ Lừ.
Thứ tư, đối với hoạt động quản lý tài nguyên, thôn Thủy Diện, xã Phú Xuân có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng đồng quản lý:
- Địa bàn thơn khép kín, dễ quản lý, người dân trong thơn có tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết, khả năng tự quản tốt.
- Chi hội trưởng đồng thời là trưởng thơn có uy tín, phát huy được sự tham gia của toàn bộ người dân trong thôn
- Vùng mặt nước của FA chưa được cắm mốc và trao quyền nhưng đã có ranh giới rõ ràng do được các hộ rào chắn bằng cách vây lưới
- Tham gia mạng lưới FA từ tháng 5/2006. Được chia sẻ kinh nghiệm quản lý, hoạt động hội, được tìm hiểu về mơ hình đồng quản lý, được hỗ trợ thành lập chi hội, tạo mối liên kết giữa các chi hội, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
- Được dự án IMOLA hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để thành lập chi hội, được dự án quản lý tài nguyên ven biển tập huấn kỹ thuật, kỹ năng quản lý tài nguyên.
Tuy nhiên, các cải tiến quản lý tài nguyên đầm phá tại địa phương chưa nhiều và cũng chưa phát huy hiệu quả, so với mong muốn thì hiện tại còn đang ở mức rất thấp. Chi hội nghề cá, tổ chức đại diện cho cộng đồng trong quản lý tài nguyên nhưng chỉ hoạt động tốt và có hiệu quả trong những năm đầu, khi đang còn sự hỗ trợ về kinh phí và kỹ thuật của dự án, cịn sau đó chi hội hoạt động kém hiệu quả hẳn. Và đến nay vẫn chưa có hoạt động gì nhiều, chưa thể hiện được vai trị của mình trong quản lý tài nguyên và cải thiện đời sống người dân trong thôn. Trong thơn vẫn cịn trường hợp sử dụng ngư cụ hủy diệt để đánh bắt nhưng chưa có cách nào để cấm họ.
5.2 Kiến nghị
Cải tiến quản lý tài nguyên đầm phá là một việc làm cần thiết, tuy nhiên việc thực thi các cải tiến cần quan tâm đến đảm bảo sinh kế của người dân ven phá. Và một thực trạng đang chờ giải quyết ở thơn Thủy Diện đó là việc sắp xếp nò sáo, mở rộng đường thủy đạo làm cho một số hộ bị lấy bớt diện tích nhưng đến nay vẫn chưa có đền bù hay hỗ trợ gì từ chính quyền các cấp, vì vậy đây là vấn đề cần giải quyết sớm để người dân có thể ổn định cuộc sống.
Tài nguyên đầm phá là sở hữu chung nhưng ở thơn Thủy Diện có hộ thì có ao, có hộ lại khơng có ao. Hộ có ao để ni trồng thủy sản thì có thể ni trồng thủy sản trong ao cịn có thể khai thác tự nhiên trên đầm phá nên có thu nhập cao hơn và cuộc sống đảm bảo hơn, các hộ khơng có ao thì chỉ có khai thác tự nhiên trên đầm phá nên thu nhập thấp hơn. Điều này thể hiện sự chưa công bằng trong tiếp cận tài nguyên đầm phá giữa các hộ dân. Đây cũng là một vấn đề cần được giải quyết để đảm bảo công bằng cho các hộ dân ở đây. Có thể sau khi quy hoạch lại đầm Sam Chuồn thì nên chia lại diện tích mặt
nước trên đầm phá của thơn, đảm bảo các hộ dân trong thơn đều có ao để ni trồng thủy sản, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Chi hội nghề cá Thủy Diện mặc dù chưa có hoạt động gì nhiều nhưng chi hội cũng đóng vai trị quan trọng trong việc bắt các vi phạm khai thác trái phép trên địa bàn thôn nhiều năm qua nhưng chi hội lại chỉ được tịch thu ngư cụ, xử phạt hành chính, viết giấy cam kết khơng vi phạm, cịn các vụ nặng hoặc kháng cự thì đưa về xã giải quyết, thỉnh thoảng xã trích cho chi hội 10%/vụ, chi hội khơng được thu phí xử phạt và phần xã trích cũng khơng đủ để chi hội chi tiền xăng đuổi bắt nên khơng khích lệ được cơng tác đuổi bắt. Do đó chính quyền địa phương cần có những lưu tâm để có thể tạo điều kiện cho chi hội hoạt động.
Hoạt động quản lý của chi hội sẽ thuận lợi hơn khi có quy hoạch, quy chế quản lý cụ thể, được trao quyền quản lý mặt nước. Lúc này, chi hội sẽ có quyền để thực hiện các hoạt động quản lý như thu thuế khai thác, quy định số lượng ngư cụ, quy định kích cỡ mắt lưới..., khi đó việc quản lý của chi hội sẽ có hiệu quả hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Quang Vinh Bình,2001, Quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng, Tạp chí thuỷ sản số 4/2001
[2] Friday Njaya. Những thách thức từ phía Nhà nuớc khi thực hiện đồng
quản lý thuỷ sản: Kinh nghiệm từ Malawi
[3] Hội thảo khu vực về đồng quản lý nghề cá qui mô nhỏ tại Việt Nam, TP
Đà Nẵng 26-27/10/2009
[4] Nguyễn Quang Linh, quản lý dựa vào cộng đồng và xây dựng vùng NTTS
an toàn, NXB Đại học Huế, 2009, 17-20
[5] Tưởng Phi Lai và Kenneth Ruddle, Nguyễn Quang Vinh Bình. Vai trị của