Nhận xét về các loại hình ni

Một phần của tài liệu tìm hiểu và đánh giá cải tiến quản lý tài nguyên đầm phá trong vùng ao vây lưới tại xã phú xuân, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 40 - 50)

Theo ông Nguyễn Tước, một thành viên trong Ban chấp hành CHNC Thủy Diện thì: “...ni ghép rứa lợi nhuận có thấp hơn thật nhưng mà an

tồn. Ni chắc tơm, mất là mất trắng chớ ni như ri có mất con ni hắn cịn con khác đỡ cho...”

Phỏng vấn hộ thơn Thủy Diện, 2011 Về diện tích ni trồng thủy sản, qua các năm cũng có sự thay đổi, trước năm 2009 diện tích ni trồng trên tồn thơn là 250 ha, đến năm 2009 giảm 10 ha cịn 240 ha, sự thay đổi này của diện tích ni trồng thủy sản là do năm 2009 có hoạt động mở rộng thủy đạo nên một số hộ bị giảm diện tích, tổng diện tích bị giảm trên địa bàn thơn là 10 ha. Đến năm 2010 diện tích ni cịn khoảng 200 ha do có một số hộ có ao nhưng khơng ni trồng mà chỉ khai thác các đối tượng tự nhiên trong ao.

4.3 Cải tiến quản lý tài nguyên và xây dựng ĐQL tại Phú Xuân

Vùng ao vây lưới ở xã Phú Xuân có đặc điểm là chủ yếu do người dân tự xây dựng, tự vây lưới để nuôi chứ chưa sắp xếp được vùng ao vây theo quy hoạch. Các ao ni chưa có sổ đỏ nhưng được xã đồng ý cho sử dụng diện tích mặt nước để ni hoặc khai thác.

hình thức cả Nhà nước và nhân dân cùng quản lý. Xã quản lý về mặt nhà nước trong các lĩnh vực như số hộ, diện tích mặt nước, xử lý vi phạm trong khai thác, quy hoạch luồng lạch, thủy đạo và thu phí theo quy định của nhà nước cịn các ao nuôi của các hộ là do các hộ tự quản lý, tự nuôi, tự bảo vệ.

Năm 2006, chi hội nghề các được thành lập dưới sự hỗ trợ về mặt tài chính và kỹ thuật của dự án IMOLA. Tuy nhiên đây mới chỉ là chi hội điểm, hội viên là các hộ có ao ni gần nhau, nằm trong khu vực được chọn làm điểm. Số hội viên ít và sau khi thành lập đến nay hầu như chi hội chưa có hoạt động gì nhiều, hơn nữa chi hội chỉ quản lý trong vùng ao vây chắn của chi hội cịn bên ngồi thì của hộ nào do hộ đó tự quản lý nên vai trị của chi hội trong quản lý vùng ao vây lưới của xã là không đáng kể.

Bảng 4.6 Các hoạt động cải tiến quản lý tài nguyên và xây dựng ĐQL tại xã Phú Xuân

Hoạt động xây dựng ĐQL tài nguyên

Thực trạng quản lý so với mong

muốn (%)

Vai trò của FA

Phát triển chi hội 16 1

Xây dựng và kiện toàn tổ chức chi hội 16 1

Sắp xếp lại nò sáo 5 3

Mở rộng thủy đạo 100 3

Tổ chức các nhóm chuyên trách tuần tra

và bảo vệ 50 1

Xử lý vi phạm khai thác hủy diệt 40 2

Hỗ trợ cải tiến kỷ thuật và khuyến ngư, tổ

chức tập huấn cho hội viên 10 3

(Nguồn: Phỏng vấn người am hiểu, 2011)

Chú thích: Vai trị của FA 1. Đóng vai trị chủ đạo 2. Tham gia

4.3.1 Phát triển chi hội, xây dựng và kiện toàn tổ chức chi hội

Chi hội Nghề cá Thủy Diện của xã Phú Xuân, được thành lập khá muộn so với các chi hội Nghề cá cở sở trên địa bàn của tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 2006, được sự hỗ trợ của dự án IMOLA để thành lập chi hội. Thơn Thủy Diện có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng đồng quản lý:

- Địa bàn thơn khép kín, dễ quản lý, người dân trong thơn có tinh thần trách nhiệm cao, đồn kết, khả năng tự quản tốt. Chi hội trưởng đồng thời là trưởng thơn có uy tín, phát huy được sự tham gia của tồn bộ người dân trong thơn (khơng chỉ có thành viên chi hội) trong các hoạt động (ví dụ: bắt các vụ vi phạm đánh bắt trái phép…)

- Vùng mặt nước của FA chưa được cắm mốc và trao quyền nhưng đã có ranh giới rõ ràng do được các hộ rào chắn bằng cách vây lưới, diện tích mặt nước tồn thơn là 270 ha, của chi hội là 56 ha, tồn xã chỉ có một chi hội nghề cá.

- Tham gia mạng lưới FA từ tháng 5/2006. Được chia sẻ kinh nghiệm quản lý, hoạt động hội, được tìm hiểu về mơ hình đồng quản lý, được hỗ trợ thành lập chi hội, tạo mối liên kết giữa các chi hội, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

Tình hình phát triển của chi hội được thể hiện trong bảng sau đây:

Bảng 4.7: Tình hình phát triển chi hội Nghề cá ở Thủy Diện, Phú Xuân

Chỉ tiêu ĐVT Mô tả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm thành lập Năm 2006

Số phân hội Phân hội 1

Số hội viên lúc thành lập Hội viên 21

Số hội viên hiện tại Hội viên 21

Số dư quỹ hội Triệu đồng 1

Số lần đại hội Lần 0

Diện tích mặt nước chi hội Ha 56

(Nguồn: PV người am hiểu, 2011)

Chi hội Nghề cá Thủy Diện là chi hội được thành lập nhờ sự tài trợ của dự án IMOLA, đây là chi hội điểm của xã, người ta khoanh một vùng trên đầm phá và các hộ có ao nằm trong vùng đó thì trở thành hội viên chi hội, tuy

nhiên đó khơng phải là cưỡng ép mà các hộ hồn toàn tự nguyện tham gia. Được thành lập vào tháng 5 năm 2006 với 1 phân hội gồm 21 hội viên, từ khi thành lập đến nay vẫn chưa kết nạp được thêm hội viên nào. Số hội viên mục tiêu trong thời gian tới của chi hội là 130 hội viên, do đó thực trạng phát triển hội viên so với mục tiêu chỉ mới đạt được 16%, việc phát triển hội viên do chi hội nắm vai trò chủ đạo.

Tổ chức chi hội gồm ban chấp hành chi hội có 5 người, 1 chi hội trưởng, 1 chi hội phó, 1 thư ký và 2 ủy viên, chỉ có 1 phân hội. Khơng có sự phân cơng cơng việc cụ thể mà các công việc đều cùng nhau làm. Việc xây dựng và kiện toàn tổ chức chi hội cũng do chi hội nắm vai trị chủ đạo, nhưng đến nay cơng việc này vẫn chưa hoàn thiện được mới chỉ đạt được 16% so với mong muốn, trong thời gian tới chi hội mong muốn sẽ kết nạp thêm hội viên và hình thành 6 phân hội.

Từ khi thành lập đến nay chi hội chưa đại hội lần nào. Vốn FA hàng năm rất ít, chưa đến 1.500.000đ. Số hội viên ít lại khơng được hỗ trợ nào từ bên ngồi về mặt tài chính kể từ sau khi thành lập nên số dư quỹ hội không nhiều. Vốn FA thu từ quỹ hội do các hội viên đóng là chính, 5000đ/tháng/hộ, thu theo quý (3 tháng/quý), do hội viên ít nên quỹ hội ít. Ngồi ra vốn của chi hội cịn có từ % các vụ xử phạt vi phạm khai thác do xã trích cho nhưng rất ít (10%/vụ = 100.000đ) không đủ tiền xăng đuổi bắt.

Sau khi kết nạp thêm được nhiều hội viên và hình thành các phân hội trong thơn sẽ hồn thiện điều lệ chi hội với các quy định cụ thể như: tuyệt đối không làm nghề cấm, các hộ có diện tích ni sẽ khơng đi làm di động nữa để bảo vệ nguồn lợi tự nhiên và bảo đảm cuộc sống cho các hộ khai thác di động, hộ di động cần có các quy định cụ thể về số lượng và kích thước các ngư cụ…

4.3.2 Phân vùng quy hoạch và mở rộng thủy đạo

Hiện tại vùng ao vây lưới vẫn chưa có quy hoạch quản lý thủy sản (chưa có bản đồ, chưa có phân vùng các tiểu vùng khai thác, các tiểu vùng bảo tồn và phục hồi tài nguyên, số hộ khai thác và số ngư cụ quy hoạch cho các tiểu vùng cụ thể). Việc phân vùng quy hoạch quản lý thủy sản của địa phương đang chờ đề án quy hoạch đầm Sam Chuồn của UB tỉnh, theo quyết định 1068 về quy

hoạch Sam Chuồn thì đến 2010 là xong nhưng đến nay vẫn chưa làm được. Hoạt động sắp xếp lại Nò sáo được thực hiện từ năm 2005 nhưng đến nay vẫn chưa làm được vì chưa có chế độ đền bù cho các hộ bị giải tỏa thỏa đáng nên người dân tái lấn chiếm lại. Hiện tại địa phương đang công khai số nị sáo, các hộ bị giảm diện tích và các hộ có liên quan trong vùng quy hoạch để đền bù. So với mong muốn thì hiện tại hoạt động này mới chỉ đạt khoảng 5%, hoạt động này do xã thực hiện còn vai trò của chi hội là không đáng kể.

Hoạt động mở rộng thủy đạo được thực hiện năm 2009, trước năm 2009 bề rộng thủy đạo mới chỉ có 60m, sau năm 2009 bề rộng thủy đạo được mở rộng lên 100m. Việc mở rộng thủy đạo cũng do xã đóng vai trị chủ đạo cịn chi hội khơng có vai trị gì đáng kể. Theo cán bộ thơn và xã thì bề rộng thủy đạo như vậy là đã đạt yêu cầu, so với mong muốn thì hoạt động mở rộng thủy đạo đã đạt 100%. Tuy nhiên, do việc mở rộng thủy đạo nên một số hộ bị lấy bớt diện tích, tổng diện tích bị giảm là 10ha, hộ nhiều mất khoảng 1ha nhưng đến nay vẫn chưa có sự hỗ trợ nào từ chính quyền, xã có hứa đến khi có quy hoạch cụ thể sẽ giải quyết nhưng đến nay vẫn chưa quy hoạch được nên chưa có đền bù nào cho các hộ bị mất diện tích.

4.3.3 Xây dựng quy chế bảo vệ thủy sản dựa vào cộng đồng

Hiện tại trên địa bàn xã chưa có quy quy chế nào về quản lý, bảo vệ thủy sản. Người dân theo truyền thống từ đời này qua đời khác cứ ni và khai thác trên vùng diện tích do mình khai phá hoặc ơng cha để lại khơng có quy định gì, chỉ có các hộ ni trồng thì phải nộp thuế mặt nước cho xã, quy định về mức thuế có sự thay đổi như sau: trước năm 2007 mức thuế là 100.000 đồng/ha/năm, từ năm 2007 đến năm 2009 là 150.000 đồng/ha/năm và bắt đầu từ năm 2010 mức thuế tăng lên 200.000 đồng/ha/năm. Đối với các hộ khai thác di động thì khơng phải nộp gì cả. Dự kiến của địa phương trong thời gian tới là sau khi có quy hoạch cụ thể sẽ đề ra các quy chế quy định về: điều kiện tham gia khai thác, quy mơ và quy cách ngư cụ của hộ, kích thước mắt lưới các ngư cụ, loại hình khai thác trên các tiểu vùng, thời gian khai thác, đăng ký và nộp lệ phí bảo vệ tài nguyên, tuần tra bảo vệ tài nguyên và xử lý vi phạm.

4.3.4 Hoạt động tuần tra bảo vệ tài nguyên

Hoạt động bảo vệ tài nguyên của chi hội chủ yếu là hoạt động bắt và xử lý khai thác hủy diệt và hoạt động này được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, khơng có đội tuần tra bảo vệ mà chủ yếu dựa trên tinh thần trách nhiệm, bảo vệ chung của người dân, ai phát hiện ra người xâm phạm là họ lập tức báo cho trưởng thôn để trưởng thôn loan báo và huy động người tham gia vây bắt, nhưng theo chú Khâm chi hội trưởng chi hội nghề cá thì sau khi có chi hội việc huy động người vây bắt dễ dàng hơn trước do đó trong hoạt động tuần tra bảo vệ tài ngun chi hội cũng chỉ đóng vai trị chủ trì và so với mong muốn thì hoạt động này mới chỉ đạt 50%. Mong muốn của chi hội trong thời gian tới là sẽ thành lập được đội tuần tra bảo vệ tài nguyên khoảng 20 người chia làm 5 phân đội thay phiên nhau tuần tra nhưng chủ yếu chỉ là để đuổi bắt khi có vi phạm cịn việc phát hiện thì người dân trong thơn đều có ý thức.

Trong hoạt động xử lý các vi phạm khai thác hủy diệt vai trị của chi hội cũng khơng nhiều, chỉ đóng vai trị tham gia vì đối với các vụ vi phạm nhẹ thì chi hội được tịch thu ngư cụ, xử phạt hành chính, viết giấy cam kết khơng vi phạm, cịn các vụ nặng hoặc kháng cự thì đưa về xã giải quyết, thỉnh thoảng xã trích cho chi hội 10%/vụ, chi hội khơng được thu phí xử phạt và phần xã trích cũng khơng đủ để chi hội chi tiền xăng đuổi bắt nên khơng khích lệ được cơng tác đuổi bắt. Hoạt động này hiện tại mới chỉ đạt 40% so với mong muốn chỉ chi hội.

4.3.5 Hỗ trợ sản xuất thủy sản

Hoạt động hỗ trợ sản xuất thủy sản hầu như khơng có hỗ trợ nào đáng kể từ trước đến nay và trong các hoạt động này vai trị của chi hội khơng có gì đáng kể. Trong hoạt động hỗ trợ hội viên chuyển đổi nghề nghiệp, năm 2010 Phòng lao động thương binh huyện có về điều tra hỗ trợ chuyển đổi nghề, dạy nghề cho các hộ nghèo, hộ chính sách, hộ bị mất diện tích (tiền ăn, tiền xăng xe…) nhưng chưa làm được vì người đăng ký học ít và chủ yếu là học may. Mong muốn của thôn là được tổ chức dạy nghề, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ có nhu cầu để đảm bảo cuộc sống cho các hộ.

Hoạt động hỗ trợ cải tiến kỷ thuật và khuyến ngư, tổ chức tập huấn cho hội viên 1 năm chỉ có được 1-2 lớp tập huấn, năm có, năm khơng. Các lớp tập huấn lại tổ chức trên xã, huyện nên nhiều người dân không được tham gia. Hoạt động này mới chỉ đạt được 10% so với mong muốn. Nhu cầu của người dân là tổ chức các lớp tập huấn tại thôn, khoảng 2 lớp/năm.

Hoạt động hỗ trợ hội viên tiếp cận vốn sản xuất từ trước nay chưa có hỗ trợ nào, và mong muốn của người dân là hỗ trợ các hộ vay vốn sản xuất, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

Hỗ trợ dịch vụ sản xuất thủy sản và tiêu thụ sản phẩm cũng chưa có hỗ trợ nào. Việc mua giống, thức ăn hay bán sản phẩm đều do người dân tự liên hệ. Mua giống thì phải đi các tỉnh khác, bán sản phẩm thì thơng qua các thương lái về thu mua nên thường bị ép giá. Người dân mong muốn trong thời gian tới có hợp tác xã cung cấp đầu vào và hỗ trợ thu mua sản phẩm ngay tại địa phương để có thể ổn định sản xuất

4.3.6 Sự tham gia của cộng đồng vào quản lý

Thủy Diện là thơn duy nhất của xã Phú Xn có chi hội nghề cá nhưng đây cũng là thôn trẻ nhất, thôn được định cư từ các hộ thủy diện sau bão 1985, đến năm 1999 có thêm một số hộ khác lên định cư. Đời sống của người dân trong thơn cịn nhiều khó khăn, số hộ nghèo, nhà tạm còn khá nhiều và hầu hết họ đều ít học. Từ trước tới nay họ cứ nuôi trồng, khai thác trên đầm phá hoặc trong ao do ông cha để lại hay mua được để kiếm sống, không ai ảnh hưởng đến ai, họ ít qua tâm đến những chuyện khác. Vì thế những hiểu biết của họ về các cải tiến quản lý trên đầm phá là rất ít.

Chi hội nghề cá Thủy Diện mới được thành lập vẫn còn là chi hội còn non kém trong quản lý tài nguyên đầm phá, các hoạt động chưa nhiều và vai trò của chi hội còn rất mờ nhạt. Chi hội đã thành lập được 5 năm vậy mà ngay cả người dân trong thơn nhiều người cịn chưa biết có tổ chức này, chi hội trưởng chi hội nghề cá đồng thời là trưởng thôn nên nhiều người trong thôn vẫn nhầm hai tổ chức (thôn và chi hội) là một. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.8: Sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý tài nguyên (số hộ tham gia vào chi hội)

Chỉ tiêu Số hộ (N =60) Tỉ lệ (%)

Hộ tham gia 13 21.67

Hộ không tham gia 47 78.33

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2011)

Bảng trên đây thể hiện sự tham gia của các hộ vào hoạt động quản lý tài nguyên. Nhìn vào bảng thấy được tỉ lệ hộ tham gia vào chi hội nghề cá là rất ít. Trong 60 hộ khảo sát chỉ có 13 hộ tham gia vào chi hội chiếm 21,67%, số hộ không tham gia là 47 hộ chiếm 78,33%.

Sự tham gia của người dân vào chi hội chưa nhiều là do việc thành lập chi hội là thí điểm, số hội viên ít, chi hội chưa có nhiều hoạt động, chưa có gì

Một phần của tài liệu tìm hiểu và đánh giá cải tiến quản lý tài nguyên đầm phá trong vùng ao vây lưới tại xã phú xuân, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 40 - 50)