GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng chung cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và hành chính sự nghiệp ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 27)

TRIỂN CỦA HỆ THỐNG KẾ TOÁN VIỆT NAM.

2.1.1. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Tại Việt Nam, từ năm 1945 kế toán đã được nhà nước đưa vào sử dụng chủ yếu cho việc quản lý thu chi ngân sách. Từ năm 1954 thì kế tốn được sử dụng như là một công cụ phản ánh và giám đốc các hoạt động SXKD và sử dụng vốn của nhà nước. Từ những năm 1957, Nhà nước ban hành chế độ kế tốn cho các ngành cơng nghiệp và xây dựng cơ bản. Năm 1961, Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức kế toán nhà nước xác lập các nguyên tắc trong việc ghi chép sổ sách, chứng từ và lập báo cáo kế toán. Năm 1970, Nhà nước lại ban hành Nghị định sửa đổi Chương 3 của điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước nhằm tăng cường vai trị của Kế tốn trưởng các đơn vị, đồng thời ban hành hệ thống TKKT thống nhất áp dụng cho tất cả các đơn

vị trong ngành kinh tế quốc dân.

Từ khi chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, hệ

thống kế tốn Việt Nam đã có những đổi mới nhất định, đánh dấu bằng sự ra đời

của Pháp lệnh kế toán thống kê năm 1988, Điều lệ tổ chức kế toán nhà nước năm 1989 và hệ thống tài khoản kế toán thống nhất năm 1990. Trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1995, Luật đầu tư nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam. Để hệ thống kế toán phù hợp với giai đoạn phát triển này, vào ngày 01/11/1995 Bộ Tài chính đã ban hành chính thức Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT. Để phù hợp

với các chuẩn mực kế toán đã được ban hành và mơi trường kinh doanh có nhiều thay đổi, Bộ Tài chính đã ban hành Chế độ kế tốn doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ/BTC ngày 20/03/2006 thay thế Quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT

ngày 01/11/1995.

Hiện nay, văn bản pháp lý để quản lý thống nhất hoạt động kế toán là Luật

kế toán số 03/2003/QH11 được ban hành ngày 17/06/2003. Văn bản pháp lý thứ hai cũng có ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác kế toán là Hệ thống chuẩn mực kế toán

Việt Nam gồm 26 chuẩn mực do Bộ Tài chính ban hành.

2.1.2. Lĩnh vực hành chính sự nghiệp

Xét về mặt lịch sử, việc nghiên cứu và sửa đổi hệ thống kế toán HCSN được bắt đầu ngay khi Chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành. Cơ chế kiểm sốt chi ngân sách đã được tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện từ trước năm 1996 đã địi hỏi kế tốn HCSN phải thay đổi phù hợp và sự ra đời của Luật ngân sách nhà nước vào tháng 3/1996 đã có tác động rất quan trọng đến hệ thống kế toán mới này. Ngày

02/11/1996, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 99-TC/QĐ/CĐKT ban hành Chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp có hiệu lực thi hành từ 01/01/1997 và thay thế Chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định số 257- TC/CĐKT ngày 01/06/1990.

Trong quá trình thực hiện Quyết định số 99-TC/QĐ/CĐKT đã bộc lộ một số khuyết điểm cần được bổ sung nên Bộ Tài chính đã ban hành các Thơng tư để sửa

đổi, bổ sung Quyết định trên là: Thông tư số 184/1998/TT-BTC ngày 28/12/1998

Hướng dẫn kế toán quyết toán vật tư, hàng hóa tồn kho, giá trị khối lượng sửa chữa lớn, xây dựng cơ bản hoàn thành ở thời điểm cuối năm của đơn vị HCSN; Thông tư số 185/1998/TT-BTC ngày 28/12/1998 Hướng dẫn kế toán thuế GTGT, thuế TNDN của đơn vị HCSN; Thông tư số 109/2001/TT-BTC ngày 31/12/2001 Hướng dẫn kế toán tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ khơng hồn lại.

Tuy nhiên, trong thời gian qua khi áp dụng vào thực tế thì Chế độ kế tốn

HCSN bộc lộ một số nhược điểm. Do đó, ngày 30/03/2006 Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC về việc ban hành Chế độ kế tốn hành chính sự

nghiệp thay thế Quyết định số 999-TC/QĐ/CĐKT ngày 02/11/1996.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng chung cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và hành chính sự nghiệp ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 27)