Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình dương đến năm 2015 (Trang 91 - 96)

3.4 Giải pháp chiến lược

3.4.2 Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ

Hiện nay, BIDV Bình Dương cũng kinh doanh những sản phẩm giống như nhiều Ngân hàng khác trên địa bàn. Chính vì khơng có sự khác biệt nhiều đối với sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ, nên để thu hút khách hàng BIDV Bình Dương cần xây dựng những chính sách cụ thể cho việc phát triển những sản phẩm truyền thống cũng như kế hoạch tung ra những sản phẩm mới.

3.4.2.1 Sản phẩm truyền thống a. Huy động vốn:

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Hiện nay, tại Tỉnh Bình

Dương tình hình thu hút đầu tư đang bị chậm lại và tình trạng này có thể kéo dài thêm một thời gian nữa, như dự báo…. Do đó, nguồn huy động vốn có chiều hướng tăng chậm hơn so với những năm trước đây. Tại BIDV Bình Dương, nguồn huy động vốn chủ yếu là từ: nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế, và nguồn tiền gửi

từ dân cư. Nhưng trong thời điểm hiện nay nhiều tổ chức kinh tế đang gặp khó

khăn, nguồn tiền gửi giảm mạnh. Đồng thời, trong khu vực dân cư cũng khó huy

động do mặt bằng lãi suất tiết kiệm tại các Ngân hàng rất thấp. Ngoài ra, các Ngân

hàng thương mại quốc doanh cũng phải chịu áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng cổ

phần về chính sách huy động vốn. Tuy nhiên, huy động vốn đóng vai trị quan

trọng trong kinh doanh ngân hàng. Nên việc tìm ra những giải pháp mới để nâng

cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh là điều cần thiết. Một số giải pháp được

đưa ra như:

− Lãi suất huy động vốn là yếu tố quan trọng. Do đó, Chi nhánh phải luôn nắm bắt

được diễn biến lãi suất trên thị trường để có những điều chỉnh kịp thời, và cạnh

− Thực hiện các chương trình khuyến mại như: tiết kiệm dự thưởng, nhận quà tặng khi gửi tiết kiệm…nhằm thu hút khách hàng.

− Thực hiện chăm sóc khách hàng tại nhà, khách hàng có nhu cầu tiền gửi với mức

từ 100 triệu đồng trở lên sẽ được phục vụ tại nhà.

− Xây dựng chương trình “Hỗ trợ thanh tốn”, theo đó khách hàng sẽ ký các Hợp

đồng đề nghị Ngân hàng thanh tốn các khoản tiền như chi phí điện, nước, điện

thoại…mà không cần khách hàng đến Ngân hàng. Biện pháp này sẽ tạo thuận lợi cho khách hàng, đặc biệt là những khách hàng phải đi làm cùng giờ làm việc với Ngân hàng. Đồng thời thu hút được cả nguồn tiền từ việc khách hàng mở tài khoản tại Chi nhánh, và nguồn tiền đến những cá nhân/tổ chức mà khách hàng cần thanh toán dịch vụ…

Khuyến khích các Doanh nghiệp trả lương qua tài khoản, nhằm giữ được một phần

nguồn tiền dự trữ của CBCNV mở tài khoản tại Chi nhánh

b. Tín dụng

Tín dụng đang là nghiệp vụ mang lại nguồn thu rất lớn tại các Ngân hàng Việt

Nam. Do đó, việc duy trì và phát triển hoạt động tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, Chi nhánh cũng cần có những chính sách hợp lý đối với từng loại hình sản phẩm tín dụng, cụ thể như sau:

− Tín dụng Doanh nghiệp:

¾ Chủ động tìm kiếm khách hàng mới, khơng chờ khách hàng có nhu cầu

mang hồ sơ đến đề nghị vay mà phải tăng cường cơng tác tiếp thị.

¾ Chăm sóc tốt khách hàng cũ để giữ chân khách hàng, hạn chế xảy ra trường

hợp khách hàng bỏ sang ngân hàng khác.

¾ Thực hiện giao chỉ tiêu tín dụng định kỳ hàng quý/ năm đến từng cán bộ

¾ Tập trung tiếp thị những dự án trọng điểm của Tỉnh trong những năm sắp tới dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp, dự án đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn, Dự án khu liên hợp dịch vụ - thương mại - đô thị Tỉnh Bình

Dương… Đây chính là tiềm năng phát triển tín dụng Doanh nghiệp cho

BIDV Bình Dương trong những năm sắp tới.

− Tín dụng bán lẻ:

¾ Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm tín dụng bán lẻ. Chi nhánh mới chỉ tập

trung cho vay mua nhà, sửa chữa nhà ở, tiêu dùng,…Đề nghị mở rộng thêm một số sản phẩm như cho vay đi học,

¾ Hiện nay, mức cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh còn rất thấp. Chi nhánh nên

tăng mức cho vay này lên cao hơn, có thể căn cứ vào năng lực, nguồn thu nhập của khách hàng.

¾ Cần cải tiến quy trình thủ tục cho vay bán lẻ đơn giản, nhanh chóng và tiện

lợi hơn cho khách hàng tránh làm mất thời gian của khách hàng.

¾ Chi nhánh nên xây dựng riêng một bộ phận phụ trách về tín dụng bán lẻ,

nhằm tạo tính chuyên nghiệp, tránh trường hợp kiêm nhiệm nhiều việc ảnh hưởng đến hiệu quả cơng việc.

¾ Khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ thấu chi, thông qua việc cấp hạn

mức thấu chi cho CBCNV của cơ quan nhà nước, hay những CBCNV làm việc lâu năm tại các Doanh nghiệp đóng trên địa bàn Tỉnh Bình Dương.

¾ Phát triển sản phẩm cho vay mua nhà đối với khách hàng có thu nhập thấp.

Tỉnh Bình Dương đang có chủ trương phát triển nhà ở cho người có thu

nhập thấp, nên việc kết hợp giữa nhà đầu tư và khách hàng cá nhân có nhu cầu về nhà ở là biện pháp để Chi nhánh phát triển thị trường bán lẻ.

c. Dịch vụ

− Dịch vụ ATM, POS:

¾ Phối hợp đồng bộ giữa việc đề

nghị Doanh nghiệp, cơ quan trả tiền lương qua tài khoản với các hình thức khuyến mại mở thẻ ATM, cho vay thấu chi, cho vay têu dùng.

¾ Tạo được niềm tin cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ ATM, vì hiện tại

một số lượng lớn dân cư vẫn chưa có thói quen sử dụng thẻ ATM, do tâm lý hồi nghi về trình độ cơng nghệ, cũng như những sự số có thể gặp phải…

¾ Ln kiểm tra hệ thống các máy ATM để đảm bảo hoạt động tốt, tránh

trường hợp chậm tiếp quỹ khi máy hết tiền, mạng lưới có lỗi kỹ thuật gây phiền tối cho khách hàng. Chi nhánh cũng nên chọn vị trí đặt máy phù hợp,

nhằm đảm bảo tính an tồn cho khách hàng khi thực hiện giao dịch, tránh

đặt máy những nơi vắng vẻ, khuất tối, hay thiếu an ninh…Đồng thời số

lượng máy cần đáp ứng đủ nhu cầu, tránh trường hợp quá tải hay khách

hàng phải chờ đợi lâu.

¾ Nên phát triển kết hợp tiện ích sử dụng thẻ ATM với nhiều dịch vụ khác

thông qua Ngân hàng như: gửi tiền tiết kiệm, thanh tốn các chi phí điện, nước, điện thoại…

¾ Đối với thanh tốn thơng qua POS: Ngồi việc lắp đặt đủ các máy POS tại

những nơi có sức tiêu thụ cao. Chi nhánh nên nâng cấp hệ thống POS vì hiện nay khi đưa vào sử dụng thường hay gặp phải những trục trặc kỹ thuật.

Đồng thời cần đơn giản hóa các thao tác khi sử dụng POS để tiện lợi hơn

cho người sử dụng.

¾ Ln đáp ứng được nguồn cung cầu ngoại tệ khi khách hàng có nhu cầu.

¾ Tỷ giá ngoại tệ cần được theo dõi, cập nhật liên tục phù hợp với tình hình thị trường.

− Hoạt động tài trợ thương mại:

¾ Phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng.

¾ Tăng trưởng tín dụng theo hướng phát triển cho vay tài trợ xuất nhập khẩu,

nhằm tăng cường tìm kiếm khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Chi nhánh.

¾ Áp dụng chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay xuất khẩu để thu hút khách hàng.

¾ Đối với thanh tốn trong nước cần thực hiện mức phí hợp lý, đáp ứng nhu

cầu khách hàng nhanh chóng, tiện lợi. Dịch vụ ngân quỹ:

¾ Phát triển các dịch vụ liên quan đến hoạt động ngân quỹ như: giữ tiền qua

đêm, nhận giữ hay ký gửi tài sản cá nhân…

3.4.2.2 Sản phẩm mới

Với tốc độ phát triển như hiện nay, những năm sắp tới Bình Dương sẽ trở thành

Thành phố Công nghiệp với mức sống của người dân ngày càng tăng, mật độ dân

số cao, tốc độ đơ thị hóa nhanh...do Tỉnh ngày càng thu hút nhiều lao động về

sống và làm việc. Chính vì vậy, Ngân hàng cũng ngày càng có cơ hội phát triển

thêm những dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của người dân như homebanking,

BSMS, chứng khoán,... Để sản phẩm mới ngày càng phong phú đa dạng hơn, chi nhánh cần phải chủ động nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng, đề xuất xây dựng, phát triển sản phẩm mới cũng như giải pháp thực hiện áp dụng sản phẩm mới đạt hiệu quả cao trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình dương đến năm 2015 (Trang 91 - 96)