2.5.3 Lựa chọn cổ phiếu
3.1- Các chính sách vĩ mô của Chính phủ nhằm đẩy mạnh sự phát triển của thị
của thị trường chứng khoán Việt Nam
Với đặc điểm của một nền kinh tế đang phát triển, đang trong tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Hoạt động của thị trường
chứng khốn Việt Nam cịn trong giai đoạn hình thành và phát triển. Do vậy để thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam một cách ổn định,
làm cho thị trường chứng khoán thực sự trở thành một kênh trung gian tài chính quan trọng trong thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn trung và dài hạn (thúc
đẩy toàn dụng vốn đầu tư trong nền kinh tế), và là chỉ số đại diện cho phần lớn
rủi ro của nền kinh tế đất nước, thì các chính sách điều tiết vĩ mơ của Chính phủ nên hướng đến các mục tiêu sau:
+ Bảo đảm sự ổn định kinh tế vĩ mô thông qua việc duy trì mục tiêu cân bằng bên trong, cân bằng bên ngồi của nền kinh tế
Một mơi trường kinh tế vĩ mô ổn định, và sự phối hợp đồng bộ trong các
chính sách điều tiết vĩ mơ của Chính phủ sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khốn một cách bền vững thơng qua việc gia tăng khả năng thu hút vốn
đầu tư của thị trường chứng khoán, làm giảm rủi ro hệ thống qua đó làm giảm tỷ
suất sinh lợi yêu cầu của thị trường và vì vậy làm cho mức giá trung bình trên thị trường chứng khốn tăng lên, khuyến khích ngày càng nhiều hơn sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào hoạt động đầu tư trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
Kinh nghiệm từ các nước và gần đây là những biến động trên thị trường
định như tăng trưởng q nóng, hoặc có dấu hiệu suy thối mà ngun nhân chủ
yếu là do sự thiếu đồng bộ trong việc điều hành chính sách, cũng như yếu kém
trong các tác dự báo kinh tế vĩ mơ của Chính phủ sẽ tác động xấu đến niềm tin của nhà đầu tư và làm qui mô của thị trường chứng khốn bị thu hẹp nhanh chóng.
Sự thiếu ổn định trong các biến số kinh tế vĩ mô như: tốc độ tăng trưởng
GDP, lạm phát, lãi suất, tình trạng thất nghiệp, thâm hụt ngân sách, thâm hụt cán cân thương mại,…sẽ làm tăng khả năng không đạt được tỷ suất sinh lợi mong đợi hoặc làm tăng rủi ro thị trường của các chứng khoán, làm đảo lộn các dự báo
năng động của nhà đầu tư mà vốn dĩ dựa trên những kỳ vọng về sự ổn định trong các biến số kinh tế vĩ mô.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, những nguy cơ gây mất
ổn định kinh tế vĩ mơ của Việt Nam có thể đến từ tình trạng mất cân bằng bên
trong và hoặc do tình trạng mất cân bằng bên ngoài của nền kinh tế.
Một nền kinh tế bị mất cân bằng bên trong khi thu nhập được tạo ra không
đủ để bù đắp chi tiêu của nền kinh tế đó. Nói cách khác một phần chi tiêu của
nền kinh tế phải được tài trợ từ bên ngoài (đi vay) để nhập khẩu hàng hóa dịch vụ bù vào phần thiếu hụt của chi tiêu trong nước và do đó dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại, khi đó nền kinh tế rơi vào tình trạng bị mất cân bằng bên ngồi.
Đối với hầu hết các quốc gia đang phát triển, mất cân bằng bên trong
thường thể hiện thâm hụt ngân sách của Chính phủ. Trường hợp của Việt Nam những nguy cơ gây mất cân bằng bên trong của nền kinh tế có thể đến từ chi tiêu ngân sách của Chính phủ đặc biệt là vào những dự án đầu tư kém hiệu quả đối
với khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được tài trợ bởi nguồn vốn đầu tư nước ngồi, và do đó buộc Việt Nam phải nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại và vì vậy làm cho nền kinh tế bị mất cân bằng bên ngoài.
thành tựu phát triển kinh tế của đất nước và khiến cho nền kinh tế dễ bị tổn
thương hơn bởi các cú sốc từ bên ngồi.
Vì vậy giảm thâm hụt và nâng cao hiệu quả trong chi tiêu ngân sách, giám sát chặt chẽ hoạt động đầu tư của khu vực DNNN, đồng thời từng bước tạo lập sự cân bằng trong cán cân thương mại chắc chắn sẽ đóng góp tích cực cho mục tiêu duy trì ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam, thúc đẩy nền kinh tế đạt đến
mức độ toàn dụng vốn đầu tư, qua đó sẽ tác động tích cực đến sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng hiệu quả hơn trong thời gian tới.
+ Từng bước thực hiện lộ trình mở cửa thị trường chứng khốn Việt Nam
Mặc dù cịn có những lo ngại về mối liên hệ giữa việc mở cửa thị trường chứng khoán với các cuộc khủng hoảng như cuộc khủng hoảng thị trường chứng khốn Đơng Á 1997-1998, tình trạng tấn cơng đầu cơ, thơn tính sát nhập của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các công ty trong nước, cũng như việc lo ngại các công ty lớn trong nước sẽ chuyển sang niêm yết tại các thị trường chứng khốn nước ngồi sẽ làm giảm khối lượng giao dịch cùng với tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán trong nước. Tuy nhiên những lợi ích đem lại từ việc mở cửa thị trường chứng khốn là khơng thể phủ nhận.
Một khi thị trường chứng khốn trong nước được mở cửa thì vốn cổ phần
trong nước sẽ được kết hợp với một danh mục đầu tư đa dạng hóa hơn nhiều nên có ít rủi ro hơn. Rủi ro giảm đi sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn (tỷ suất sinh lợi yêu cầu), điều này dẫn đến là các dự án trước đây được xem là quá mạo hiểm lại trở nên khả thi vào lúc này.
Việc mở cửa thị trường chứng khoán cho các nhà đầu tư nước ngồi sẽ làm tăng cầu về hàng hóa và do vậy làm tăng mức giá trung bình của các chứng khốn, làm tăng qui mơ, khối lượng giao dịch, cùng với tính thanh khoản trên thị trường, khuyến khích cạnh tranh nhiều hơn giữa các công ty niêm yết, nâng cao tính minh bạch và cải thiện chất lượng thơng tin trên thị trường.
Do đó mở cửa thị trường chứng khốn sẽ có đóng góp đáng kể cho sự phát triển của chính thị trường chứng khốn và cho tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Vấn đề ở đây là Chính phủ phải có một lộ trình thích hợp nhằm hạn chế
những tác động bất lợi cũng như tận dụng tối đa lợi ích của việc mở cửa thị
trường chứng khoán đem lại.
++Chính phủ có thể bắt đầu bằng việc tăng dần mức trần về tỷ lệ cổ phiếu của mỗi cơng ty niêm yết mà người nước ngồi được phép mua (tỷ lệ room) trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
++Khuyến khích việc thiết lập các quỹ đầu tư Việt Nam tại các thị trường chứng khoán phát triển với những cổ đơng nước ngồi và cho phép các quỹ này
đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
++Cho phép thành lập các quỹ đầu tư trong nước để đầu tư vào các chứng khoán quốc tế. Đầu tiên là thành lập các quỹ đóng trước (thành viên là các tổ
chức đầu tư chuyên nghiệp) và sau đó sẽ mở rộng dần bằng việc cho phép hình thành các quỹ mở cho cơng chúng để đầu tư ra nước ngồi.
+ Đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước
Như chúng ta đã biết tiến trình cổ phần hóa các DNNN là một trong những nền tảng tạo lập nên thị trường chứng khốn Việt Nam. Mục tiêu của tiến trình cổ phần hóa DNNN rất rõ ràng đó là tạo ra những thay đổi căn bản trong hình thức sở hữu, cơ cấu tổ chức quản lý, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các doanh nghiệp này nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực đầu tư qua đó góp phần vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Nhưng kể từ khi khởi động tiến trình này bằng nghị định 28/CP ngày
27/05/1996 của Chính phủ đến nay, thì việc đạt được những mục tiêu nói trên
phần nào vẫn chưa thực sự diễn ra như mong đợi. Điều này đã tác động bất lợi
đối với cung cầu hàng hóa trên thị trường chứng khốn Việt Nam, góp phần kìm
khốn, làm cho thị trường chứng khốn chưa bao gồm tất cả các ngành kinh tế và do đó chưa phản ánh đúng rủi ro, thực trạng phát triển kinh tế của đất nước.
DNNN vẫn là những doanh nghiệp nắm giữ hầu hết các ngành kinh tế chủ
đạo của đất nước, đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các DNNN trong mối liên hệ
chặt chẽ về cung cầu vốn đầu tư thông qua kênh trung gian là thị trường chứng
khoán một mặt sẽ thúc đẩy sự phát triển hiệu quả của các doanh nghiệp này, mặt khác sẽ góp phần đáng kể trong việc gia tăng qui mô, khối lượng giao dịch, giá
trị vốn hóa trên thị trường chứng khốn, và làm cho thị trường chứng khoán thực sự đại diện cho phần lớn rủi ro của nền kinh tế đất nước.
Để đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa các DNNN thì Chính phủ nên đẩy mạnh
các giải pháp sau:
++ Hoàn thiện các cơ chế chính sách và qui trình thực hiện cổ phần hóa các DNNN theo hướng cơng khai minh bạch.
++ Thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp bởi các tổ chức chuyên nghiệp trên thị trường.
++ Qui định bắt buộc về bán cổ phần lần đầu qua thị trường chứng khoán
(IPO) đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa.
Ngồi ra, Chính phủ cần phải giải quyết vấn đề mang tính cơ cấu đó là trao quyền tự chủ thực sự đối với hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh
nghiệp cổ phần hóa bằng cách thể chế hóa mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp này thông qua việc ban hành luật về cổ phần hóa các DNNN, có như vậy mới giúp đưa tiến trình cổ phần hóa các DNNN đi vào thực chất hơn và hiệu quả hơn.
Bên cạnh những chính sách điều tiết vĩ mơ như trên thì để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư năng động trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cần có những giải pháp nhằm xây dựng thể chế quản lý, giám sát thị trường chứng khoán một cách hiệu quả hơn nhằm khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện đầu tư theo chiến lược năng động trên thị trường chứng khoán Việt Nam.