6. Cấu trúc của luận văn
2.4. Ứng xử trong hôn nhân
Chế độ hôn nhân của người Tày biểu hiện khá đậm nét những đặc trưng truyền thống của dân tộc với các sắc thái riêng và chịu sự chi phối của tôn ti trật tự phong kiến. Ngoại hôn dòng họ là nguyên tắc cơ bản của đồng bào Tày nói riêng và cộng đồng dân tộc Tày, Nùng nói chung, tức là những người về gốc gác có quan hệ máu mủ với nhau thì không được lấy nhau. Không những trong những tông tộc gần cấm không được lấy nhau mà ngay cả những người ở chi tộc xa lấy nhau cũng rất hiếm. Nếu xảy ra hôn nhân giữa các thành viên cùng dòng họ thì những kẻ loạn luân bị trị tội nặng và phải làm lễ tạ tội trước bàn thờ tổ tiên. Tục ngữ Tày ở Nà Hang - Tuyên Quang có câu:
“Lục pả lục nả au căn đảy kin Lục lùng lục áo căn thai khả” Nghĩa là:
“Con dì con già lấy nhau được ăn Con chú con bác lấy nhau chém chết”
Tiêu chuẩn của người chồng trong xã hội người Tày xưa cũng như nay là phải khoẻ mạnh, cần cù, cày bừa thành thạo, săn bắn giỏi. Xuất phát từ quan niệm cho rằng: “Cúa tin mừ nặm bó” (của cải do bàn tay mình làm ra là vô tận); “cúa pỏ mẻ nặm noòng” (của cải của bố mẹ để lại là nước lũ), người Tày thường đánh giá khả năng lao động của chàng rể tương lai: “chiêm báo chiếm
rạp phưa” (qua đường bừa). Tiêu chuẩn của người vợ lí tưởng cũng không
ngoài những đức tính cần cù như đối với tiêu chuẩn người chồng, chỉ khác là người con gái phải biết đối xử lễ phép với bố mẹ, anh em, họ hàng, làng xóm, thành thạo các công việc nội trợ, đặc biệt là phải biết dệt vải, kéo sợi, tự may lấy quần áo. Đồng bào có câu “chiêm slao chiêm bươm lạp” (nghĩa là tìm hiểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
con gái vào tháng Chạp). Vào thời gian này thời tiết giá lạnh, các cô gái thường mặc nhiều quần áo. Qua đó có thể thấy cô gái có chăm chỉ hay không, có tài thêu dệt và khéo léo may vá hay không.
Trong tình yêu nam, nữ được chủ động ở mức độ nhất định, được thổ lộ tình cảm với người mình yêu vào các dịp hội hè hàng năm như hội lồng tồng, các buổi chợ phiên hay trong những buổi lao động chung. Nhưng hôn nhân do cha mẹ sắp đặt vẫn là hình thức hôn nhân chủ đạo. Người Tày gọi kiểu kết hôn này là “tắt tầu năng tỉ” (đặt đâu ngồi đó). Trong xã hội người Tày, con gái là đối tượng được nhà trai cưới về làm dâu cho nên sự can thiệp và ép duyên của cha mẹ vào hạnh phúc của con cái chủ yếu xảy ra đối với người con gái. Thành ngữ Tày có câu “Nhình khai, chài dự” (gái bán, trai mua). Xuất phát từ quan niệm như vậy nên tuổi trưởng thành của người Tày được quy định khá sớm, đồng bào thường kết hôn ở độ tuổi 16, 18 cá biệt có những trường hợp chỉ 12, 13 tuổi đã kết hôn. Không hiếm những trường hợp bố mẹ tìm vợ cho con khi đôi trai gái không hề nhận biết nhau trước. Thậm chí có trường hợp hai bên cha mẹ hứa gả con cho nhau từ khi con mới lọt lòng. Khi các con trưởng thành, nếu ý định đó của cha mẹ vẫn không thay đổi thì đôi trai gái buộc phải đính hôn với nhau.
Cũng do xuất phát từ sự ngăn cấm của bố mẹ mà đồng bào Tày có tục “cướp dâu”, đồng bào Tày ở Nà Hang gọi là “hết lặc mìn”. Trước khi tổ chức
“cướp” chàng trai tìm mọi cách hẹn cô gái để gặp vào lúc nửa đêm hoặc khi đi
chợ, đi làm, cô gái đem theo luôn vài bộ quần áo rồi theo về nhà người yêu để làm “một việc đã rồi”. Ngày hôm sau nhà trai cử chú (bác) đưa cô gái về và mang theo lễ vật gồm đôi gà trống thiến, 2 chai rượu, 2 ống gạo nếp sang nhà gái để tạ lỗi và xin được làm lễ cưới. Hay lúc “ nòn thai” cũng là một hình thức
phản kháng sự chối từ của cha mẹ đối với tình yêu của con. Theo tục này vào lúc nửa đêm, chàng trai đứng dưới sàn chọc gậy lên chỗ ngủ của cô gái để báo cho nàng biết về sự hiện diện của mình. Sau đó chàng tìm cách lẻn vào buồng cô gái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngủ cho tới sáng. Chàng cố tình dậy muộn tạ lỗi trước bố mẹ cô gái và nhẫn nhục chịu mọi hình phạt của bố mẹ, anh em họ hàng nhà gái. Cũng vào ngày hôm đó nhà trai cử người mang lễ vật sang nhà gái xin lỗi. Sau đó, nhà gái bắt con trai phải nộp một chum rượu ngô, và 60 kg thịt lợn để làm lễ “dào nả” (rửa mặt). Chỉ sau khi có lễ này, nhà trai mới bày tỏ được với nhà gái về việc cưới xin.
Hôn nhân của người Tày từ lâu đó là hôn nhân một vợ, một chồng bền vững. Dư luận xã hội phê phán những cặp vợ chồng ăn ở với nhau không hoà thuận, rất hiếm những cặp vợ chồng chia tay nhau. Trong trường hợp ly hôn, nếu bên cô gái nêu nguyện vọng trước thì đương nhiên phải trả cho bên nhà trai một khoản tiền có giá trị tương đương với số lễ vật và phí tổn mà nhà trai dẫn cưới trước đây. Ngược lại, nếu nhà trai nêu nguyện vọng trước thì đương nhiên phải trả cho bên nhà gái không phải hoàn lại gì cả, trừ khi có con thì con chia đôi và bên nhà trai phải đền bù cho cô gái một khoản tiền “danh dự”. Xã hội người Tày cũng có hiện tượng đa thê nhưng chỉ xuất hiện ở những gia đình mà người vợ không có khả năng sinh đẻ. Nhưng nói chung hiện tượng này không được dư luận xã hội đồng tình. Những gia đình không con thì thường lấy cháu trai là con của anh em trong chi họ mình làm con rể phụng dưỡng tuổi già. Người con đó được thừa hưởng gia tài và tế tự tổ tiên. Người vợ còn được mang theo toàn bộ đồ đạc, tư trang của hồi môn cũ. Con cái cũng được chia đôi, thường con trai theo cha, con gái theo mẹ, nếu con còn nhỏ thì sẽ thuộc về người mẹ.
Trường hợp ly hôn mà người vợ đang có thai, thì sau khi làm các thủ tục, người con gái về nhà bố mẹ đẻ. Gần đến ngày sinh đẻ, bố mẹ làm cho cô ta một ngôi nhà sản phụ cạnh nhà chính và người con gái sẽ sinh đẻ ở đó chứ không được sinh đẻ ở trong nhà mình. Khi chồng chết, người phụ nữ vẫn ở lại chăm sóc bố mẹ chồng, con cái một thời gian. Sau 3 năm người phụ nữ có thể đi lấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chồng; nếu có con thì để lại cho bố mẹ chồng nuôi hoặc mang theo nếu con còn nhỏ. Các loại động sản và bất động sản của người chồng quá cố do anh em bên chồng quản lý. Người đàn bà chỉ được mang theo những đồ đạc cá nhân.
Cũng có trường hợp bố mẹ chồng lấy chồng cho con dâu và chàng trai đến ở hẳn nhà vợ. Đối với đám cưới thuộc loại này nghi thức và phí tổn đều do nhà gái đảm nhận và không tổ chức linh đình như đám cưới lần đầu. Người đàn ông cũng chỉ được lấy vợ sau khi đó hết tang vợ 3 năm. Đã từ lâu, chế độ cư trú bên nhà chồng cũng vẫn được tuân thủ nghiêm ngặt đối với đồng bào Tày. Nhưng sau khi cưới, các cô gái vẫn trở lại với bố mẹ cho tới khi sắp sinh con đầu lòng mới về hẳn nhà chồng. Trong thời gian đó cô dâu chỉ về nhà chồng trong những dịp tết hay lúc mùa màng bận rộn. Trong thời gian vợ ở nhà bố mẹ đẻ, người chồng vẫn phải đi lại thăm hỏi, giúp đỡ gia đình vợ những công việc cần thiết.
Trong hôn nhân của đồng bào Tày còn có tập quán ở rể: ở rể tạm và ở rể đời. Những trường hợp cướp rể tạm là gia đình nhà gái neo đơn, thiếu lao động không có người chăm sóc cha mẹ trong khi có con trai nhưng còn nhỏ, chưa lo liệu được công việc gia đình. Mọi nghi lễ trong đám cưới rể tạm đều giống như một đám cưới bình thường. Phí tổn cho lễ cưới chủ yếu do nhà trai lo liệu. Chàng rể thường ở nhà vợ cho đến khi các em trai vợ trưởng thành, có thể sống tự lập được. Lúc đó rể có thể tách ra ở riêng hoặc đưa vợ con về nhà bố mẹ mình. Bố mẹ vợ và các em trai vợ có thể chia cho một ít tài sản. Gia đình người Tày muốn cưới rể tạm cho con gái nhất thiết phải hỏi ý kiến của anh em họ hàng. Chỉ khi nào anh em họ tộc đồng ý đám cưới mới được tổ chức. Tài sản của gia đình vợ, người rể không có quyền quản lí và thừa kế.
Trong trường hợp ở rể đời, nhà gái thường chủ động trong hôn nhân và phí tổn cho đám cưới do nhà gái lo liệu và người rể phải chăm sóc bố mẹ như con trai, con cái sau này vẫn lấy họ bố mà không phải đổi họ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các nghi lễ về phong tục cưới của đồng bào Tày gồm: dạm hỏi, lễ dạm, lễ ăn hỏi, lễ xin cưới, lễ cưới và lễ lại mặt. Trong các nghi lễ đồng bào vẫn tuân thủ đúng theo các nghi lễ truyền thống về ứng xử giữa hai bên gia đình. Tuy nhiên đối với đồng bào Tày ở Nà Hang có những hôn nhân đặc biệt, đó là việc đôi trai gái không được cha mẹ đồng ý. Nếu như một lý do nào đó như mệnh của hai bên không hợp nhau, bố mẹ đôi bên có xích mích…không nhận được sự đồng ý của bố mẹ đôi trai gái sẽ rủ nhau trốn vào rừng. Quay về nhà sau 2, 3 ngày, bố mẹ buộc phải đồng ý cho tổ chức đám cưới nhưng sẽ bỏ qua tất cả các bước hỏi trước đó. Có những trường hợp, đôi trai gái yêu nhau ngày 30 tết tự dẫn nhau đến hai nhà xin phép cha mẹ. Nếu nhận được sự đồng ý của cha mẹ, thỉnh thoảng chàng trai có thể đến nhà cô gái ngủ lại, nhưng dù có con với nhau vẫn phải dời đến sau đám cưới mới được đón dâu về. Trường hợp này, lễ vật đưa sang nhà gái sẽ giảm bớt. Trong trường hợp cô dâu có mang trước khi cưới thì các nghi lễ hỏi sẽ giảm đi.
Lễ cưới là một trong những việc hệ trọng nhất trong đời của một con người. Do vậy lễ cưới là ngày vui, ngày đáng nhớ trong cuộc đời của cô dâu, chú rể và cũng là ngày vui của cả họ hàng thôn bản.
Trình tự các tục và nghi lễ trong đám cưới của người Tày bao gồm: tục căng dây chặn đường (hát để xưng danh chào hỏi), tục giữ cửa, tục xin chải chiếu, hỏt mời trầu, lễ trình tổ tiên và nộp gánh, lễ dâng tấm vải ướt khô (đáp công ơn dưỡng dục), lễ bái tổ tiên họ hàng, lễ lạy bố mẹ, lễ xin đón dâu, hát căn dặn, lễ lại mặt. Phong tục trong đám cưới của người Tày vùng đông Bắc nói chung và ở huyện Nà Hang (Tuyên Quang) nói riêng vẫn còn giữ được tục hát Quan làng. Về nội dung của thơ Quan làng, pả mẻ rất phong phú nhưng nổi bật nhất là các chủ điểm sau:
- Đề cao con người, nhất là người phụ nữ và con dâu - Đề cao công dưỡng dục của bố mẹ là của bà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tôn kính tổ tiên trong đạo lý “uống nước nhớ nguồn” - Tôn trọng người già cả bô lão
- Thắt chặt thêm tình cảm của hai họ nhà trai và nhà gái - Mở rộng, phát triển quan hệ tình cảm giữa hai dòng họ
Có thể nói hát Quan làng trong đám cưới của người Tày là một dạng thức văn hoá truyền thồng giàu bản sắc, giàu tính nhân văn. Trong suốt tiến trình lễ cưới người ta đối đáp và giao tiếp bằng thơ.
Hát để tháo sợi dây đỏ chắn đường
Khi đoàn đón dâu của nhà trai đến ngõ nhà gái, nhà gái cho chăng dây qua đường (khăn hồng) để hát đố, gặng hỏi, chất vấn... Đây là thử thách đầu tiên, tuỳ ý hỏi của nhà gái, nhà trai phải hát đối cho hợp cảnh mới được nhà gái dỡ dây cho vào. Nếu không hát được phải nộp tiền mới được vào.
Nhà gái hát:
Biết nhà trai đến đây chúng tôi chăng sợi dây đỏ Có thành quả nào mà không có khó khăn
Nếu tình cảm chân thành
Sẽ đưa các anh qua hàng rào có sợi dây đỏ
Nhà trai đáp:
Đoàn nhà chúng tôi chẳng ngại khó khăn Công dưỡng dục sinh thành cô dâu
Chúng tôi xin tỏ lòng thành kính
- Nhà gái còn có tục giữ cửa, tại chân cầu thang được đặt 4 chén rượu,
nhà gái hát viện lí do và thách thức, nhà trai phải hát đối hợp lí với lí do mới được nhà gái cho chọn 4 chén rượu. Đến sàn thách lại đặt các chướng ngại vật như chậu, thau, chổi quét nhà... Quan làng nhà trai phải hát hình tượng như thế nào, ví như thế nào để nhà gái dỡ các chướng ngại vật đi:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhìn thấy chổi quét nhà và đòn gánh nước (hăn nhự quét vạ càn nặm) nhà trai hát:
Kính thưa đến gia đình nhà gái Tôi trở thành nữ khách đường xa Bước chân đi tôi đến được nhà
Người già ngồi giữa giường uống rượu Chổi quét nhà đặt giữa cửa ra vào Đòn gánh nước đặt ngang trên đầu Chúng tôi không dám bước lên trên Người sẽ cười chúng tôi
Bảo con gái đem đi cất
Tôi xin kính thưa bằng lễ vật đây. Nhìn thấy chậu nước và cái đèn nhà trai hát:
Kính thưa đến bố mẹ, họ hàng Tôi xin được nói về luật hôn nhân Bước chân tôi lên được họ nội Hai bên có bạn hội rượu chè Lệ đó đặt sẽ có sự lạ
Chúng tôi không thấy bao giờ Bây giờ lo lắm làm sao đây Từ xưa không có bao giờ Đời xưa có luật hôn nhân
Đèn người châm dưới nhà sáng chói Duyên cớ gì người đến hỏi ở cửa Phải chăng chắc người không biết sao Tôi đi khắp mọi nơi mọi chốn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tôi cũng được làm việc quan làng Đi khắp đường an nam thượng đảo Không thấy ai đặt ra bao giờ
Xin người cất dọn đi cho Có việc gì chúng ta nói sau Tôi đến đây rồi đó.
- Tục xin chải chiếu. Trên sàn nhà chưa trải chiếu hoặc chiếu trải xộc xệch,
vị quan làng nhà trai phải hát giới thiệu mình, nhắc gia chủ trải chiếu chưa ngay ngắn hoặc nhà chưa trải chiếu. Pả mẻ - quan làng nhà gái kiếm cớ xin lỗi khách và xin được trải chiếu ngay, xin mỗi khách vào chiếu ngối rồi hát thêm một hai câu đối chào hỏi tỏ lòng mến khách. Trước khi ngồi xuống chiếu quan làng nhà trai hát đối một hai bài ca ngợi sự mến khách của gia chủ rồi ngồi xuống chiếu.
Thấy chiếu dựa tường (hăn phục inh pha) Kính thưa đến các chị thông gia Chiếu người để dựa tường
Bằng như chiếu ngày xửa ngày xưa Chiếu dựa là chiếu cuốn để không Giống như người đi bán ở chợ
Cho tôi xin một tấm chiếu để dải xem.
Thấy chiếu để ngược (Hăn phục piói piẻ)
Kính thưa đến nhà cửa thông gia
Chúng tôi xin kính thưa họ hàng thông gia Từ vua hoàng truyền thông bản cổ
Đặt ra ở cửa để mọi người Thiên hạ mọi nơi đề hết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chúng tôi không dám vào ngồi Quý họ người cứ ngoài chứng minh Trải chiếu ra xin ngồi
Mà thôi mớ.