Ứng xử trong cộng đồng làng bản

Một phần của tài liệu tri thức bản địa về ứng xử xã hội trong cộng đồng người tày ở huyện nà hang - tỉnh tuyên quang giai đoạn 1986 - 2010 (Trang 28 - 36)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1. Ứng xử trong cộng đồng làng bản

Người Tày nói chung và người Tày ở Nà Hang - Tuyên Quang nói riêng đều có chung tập quán cư trú thành từng làng bản, mỗi bản có địa vực cư trú riêng biệt, có phạm vi sử dụng đất riêng. Bản là đơn vị hành chính nhỏ nhất, đồng bào Tày thường cư trú chủ yếu trong các bản ven đường, cạnh sông suối hay các thung lũng. Đó là đơn vị cơ bản của họ. Các gia đình trong bản với các thành viên của mình hợp lại thành một cộng đồng dân cư có tổ chức nhất định. Cộng đồng bản là một công xã nông thôn độc lập, lấy đơn vị nhà làm nền tảng. Các thành viên trong bản có những quyền lợi và nghĩa vụ chung, đoàn kết chống giặc ngoại xâm và xây dựng đời sống văn hoá cộng đồng.

Bản của người Tày ở Nà Hang có khoảng 30 đến trên dưới 60 hộ gia đình. Cá biệt mới có những bản có quy mô lớn, đến hơn 100 hộ gia đình, như bản Khánh Hòa 2 thuộc xã Trùng Khánh. Tuy nhiên đây là trường hợp khá đặc biệt, bởi lẽ bản Khánh Hòa 2 có sự xen cư giữa người Tày và người Kinh. Mỗi bản đều có một ông trưởng bản. Người Tày đặt tên cho bản mình rất giản dị, họ thường lấy đặc điểm thửa ruộng, gốc cây, khe suối... để đặt tên bản. Ví dụ: bản Nà Đứa, xã Đà Vị (Nà Đứa: bản gần ruộng có cây sung), bản Nà Diêm, xã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thượng Lâm (Nà Diêm: bản gần ruộng có diêm sinh), bản Nà Tông (bản cạnh cánh đồng), bản Chùa (bản gần chùa) thuộc xã Lăng Can,...

Trước đây, các bản người Tày ở Nà Hang thường vận hành theo phương thức tự quản, người đứng đầu bản gọi là Khán. Ngoài ra còn có kì mục giúp việc cho Khán. Nếu trong bản chỉ có một dòng họ thờ người đứng đầu bản do người nam giới uy tín nhất trong họ nắm giữ. Nếu trong bản có nhiều họ thì người có tiềm năng kinh tế sẽ phải dùng bạc trắng, rượu, thịt để mua chức - đây là biểu hiện của một xã hội phát triển. Sự phân hoá giai cấp đã bắt đầu hình thành, nhiều bản gộp lại thành xã, có thổ ty gọi là “Quằng” cai trị. Quằng mang tính chất cha truyền con nối. Ví dụ: Thổ ty tại Côn Lôn do dòng họ Nguyễn Quảng nắm giữ - đây chính là hậu duệ của Nguyễn Quang Khải, tri châu châu Chiêm Hoá, một thủ lĩnh trong khởi nghĩa Nông Văn Vân. Thổ ty tại Côn Lôn cũng mang đặc điểm chung của phần lớn các thổ ty người Tày ở huyện Nà Hang đều là người Kinh lên làm rể đời người Tày. “Quằng” nắm quyền sở hữu đất đai, các sản vật, các tài nguyên trong vùng kiểm soát.

Trong quan hệ làng, bản thì quan hệ huyết thống dân tộc là mật thiết nhất. Bên cạnh đó còn có quan hệ láng giềng đồng tộc hoặc khác tộc, cũng là yếu tố quan trọng để giúp nhau cả vật chất và tinh thần. Bản của người Tày chưa bao giờ làm chức năng như một đơn vị sản xuất. Bản là một cộng đồng về mặt xã hội. Người dân gắn bó cuộc sống kinh tế, đời sống văn hoá và các quan hệ xã hội chủ yếu trên địa vực bản. Họ có những quyền lợi chung về kinh tế, đùm bọc nhau chống giặc giã, trộm cướp, có đời sống xã hội, tinh thần và vật chất chung thông qua các lễ hội, các hoạt động tôn giáo và hành chính...

Trong mỗi bản Tày đều có một miếu thờ thổ công được coi là tổ tiên chung của mọi thành viên đã có công khai phá, lập bản. Thông qua lao động sản xuất, sinh hoạt văn hoá tinh thần mọi thành viên trong bản đồng tộc hay khác tộc đều đoàn kết với nhau. Hàng năm, bản có những ngày hội chung, đó là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngày thờ cúng thành hoàng làng, ngày tết ngày hội lồng tồng, mặt khác mỗi hoạt động của mỗi gia đình như cưới xin, ma chay cũng là những ngày lễ chung của cả cộng đồng làng bản. Trong lao động sản xuất, bản còn là cộng đồng giúp nhau về kinh nghiệm, về vật chất.

Quan hệ giữa dân chúng gắn bó tình cảm và hợp tác mang tính cộng đồng cư dân miền núi, họ cùng nhau hợp sức làm những công việc (như đắp đập, làm mương phai, làm nương, làm đường xá, săn bẫy thú bảo vệ mùa màng). Khi gia đình nào đó có việc lớn thì được cộng đồng làng xóm giúp đỡ tre, gỗ, nứa để làm nhà. Khi dựng nhà thì giúp nhau đục đẽo, lắp dựng cho đến khi hoàn thành. Khi có việc tang đến giúp công việc, mang gạo, rượu, gạo, lợn đến giúp cho tang chủ. Khi tổ chức lễ hội của bản cùng chung vui, đi săn bẫy được thú chia cho cả bản... Những phong tục tập quán đó luôn được đồng bào lưu giữ thể hiện ý thức cộng đồng rất sâu sắc, truyền thống cộng đồng đã tạo nên sức mạnh lớn chống chọi với khắc nghiệt của tự nhiên, chống giặc giã để tồn tại và phát triển. Đồng bào Tày có câu tục ngữ: “Pỉ mọng xỏ cườn tò tộng pỉ mọng

táp bỏ” nghĩa là “Anh em làng xóm, tựa như anh em ruột thịt”. Hay câu tục ngữ

“Lây cà tốc tẩu pỉ mộng tỉ” có nghĩa là “Giọt ranh rơi đâu, anh em ở đấy”. Đây là những câu tục ngữ xuất phát từ chính thực tiễn cuộc sống của đồng bào. Đồng bào có sự gắn bó rất chặt chẽ, tình thân ái quan tâm giúp đỡ lẫn nhau rất sâu sắc. Do yêu cầu phải ở gần đám ruộng nương để tiện bề trông nom cây trồng, những người cùng cảnh tới lập một chòm xóm mới. Họ có thể không phải là anh em một nhà, về đây ở gần nhau nên phải dựa vào nhau để sống, cần có sự chăm sóc đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau khi khó khăn, bảo vệ nhau khi gặp hoạn nạn, tai biến, trộm cắp, ốm đau...

Trong những ngày bình thường, chia nhau mẻ trám, bó măng, biếu mớ tôm, mẻ cá... cùng nhau lên nương trồng lúa đổi công, cùng nhau đi chợ, san sẻ gánh nặng, giúp nhau khiêng con lợn, chum đường... Cả xóm giúp nhau chạy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chữa thuốc men, đón thầy về cúng bái khi một nhà có người ốm. Đêm đến khi có hổ đến rình vồ lợn nhà thì cả xóm thức dậy gõ mõ, vác dao đánh đuổi hổ. Nhà nào có tình huống éo le, họ gặp nhau bàn bạc trao đổi. Khi nhà nào có việc khó khăn, cả chòm xóm xúm lại, người giúp tiền, người giúp công, đỡ cho xong việc khó khăn. Khi hai nhà trong xóm có sự xích mích, dù là nhỏ nhà thứ ba liền kịp thời dàn xếp ổn thoả. Tình cảm xóm bản của đồng bào Tày là nếp đẹp truyền thống. Cho tới ngày nay tình cảm đoàn kết, tình yêu của những người trong cùng chòm xóm vẫn còn mãi mãi ghi sâu trong tâm thức của mỗi đồng bào.

Qua thực tế và khảo sát một số làng bản của người Tày ở Nà Hang, chúng tôi nhận thấy một vấn đề nổi trội nhất là tình đoàn kết và sự cố kết bền chặt của thôn bản. Thực tế, dù quy mô làng bản nhỏ hay lớn thì sự cố kết đó vẫn được đảm bảo. Quan hệ cơ bản mang tính chất đặc thù của người nông dân là luôn tương trợ, hợp tác, đoàn kết. Sự cố kết đó xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế nông nghiệp ruộng nước. Một đặc điểm của nghề trồng lúa nước là phải luôn tính đến sự khẩn trương của mùa vụ. Việc dẫn nước vào thửa ruộng đan xen với chủ sở hữu khác, việc chống úng, chống hạn...chỉ riêng một gia đình không thể làm được. Việc đưa nước từ nguồn (mương, máng) đến ruộng nhà mình phải dẫn qua đám ruộng của chủ khác thì phải có sự nhường nhịn, cảm thông bằng cách cho các gia đình đó lập các bờ mương trên các thửa ruộng của nhà mình.

Như vậy, quan hệ ứng xử trong cộng đồng làng bản với nhau phải cảm thông, đoàn kết. Mối quan hệ đó không chỉ có trong tộc người Tày mà nó còn mở rộng ra các tộc người cùng trên địa bàn. Họ coi người Nùng, người Kinh như anh em trong nhà. Tuy nhiên mối quan hệ đó đôi khi cũng xuất hiện xích mích nhỏ. Khi giải quyết họ đều phải dựa vào nguyên tắc “láng giềng” và “trong họ ngoài làng” với nhau. Trong các bản Tày, quan hệ thân tộc, thích tộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

là quan trọng, nhưng từ lâu quan hệ láng giếng để giữ vai trò chủ đạo. Cộng đồng tinh thần trong đó bao hàm cả cộng đồng văn hoá là đặc tính của bản Tày Na Hang nói riêng và cộng đồng dân tộc Tày nói chung. Thông qua những sinh hoạt tinh thần, văn hoá đa dạng được tổ chức hàng năm mà cư dân không phân biệt dòng họ, người Tày địa phương hay người Tày hoá, mọi người trong bản đều gắn kết với nhau. Trong mỗi bản đều có một khu rừng cấm thuộc sự quản lý chung của làng bản. Tại đây người dân lập một miếu thờ thổ địa. Miếu thờ được dựng rất thô sơ, là chỗ dựa linh hồn toàn bản, là nơi bất khả xâm phạm, không ai được chặt phá cây cối. Nếu ai vi phạm chẳng may dân bản có người ốm đau, gia súc - gia cầm toi dịch, cuộc sống bất an phải mời thầy mo về cúng giải hạn thì gia đình đó phải chịu toàn bộ phí tổn cho cuộc cúng lễ. Những quy ước này không chỉ được nhắc nhở chung trong toàn bản mà còn được nhắc đến trong các lễ cúng thổ thần hàng năm. Đây là quan niệm thể hiện sự ứng xử của cả cộng đồng với môi trường tự nhiên. Nó vừa là yếu tố tâm linh vừa là yếu tố thực tiễn bảo vệ một khu vực sinh thái trong vùng, duy trì những khu rừng nhỏ dưới dạng “ốc đảo xanh” nhằm góp phần điều hoà khí hậu tiểu vùng cư trú và canh tác.

Ngoài miếu còn có đình, với đồng bào Tày đình là nơi thờ thành hoàng, các thần sống, thần suối, thần nông hay thờ phật cũng xuất hiện... Hội đình cũng là dịp những người đàn ông, chủ của các gia đình trong bản gặp nhau trao đổi, giải quyết các công việc chung trong bản. Dân bản trai gái, già trẻ đều tham gia ca hát, chơi các trò chơi dân gian, tham gia nấu nướng, tổ chức lễ hội... Tất cả những hoạt động trong lễ hội, dù quan trọng hay không quan trọng đều gắn kết dân bản lại với nhau và hơn nữa cả giữa bản này với bản khác.

Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng với quy mô to lớn hơn bất kì hình thức sinh hoạt văn hoá nào. Trong đó, các lễ hội có tính chất tín ngưỡng nông nghiệp như hội Lồng Tồng (xuống đồng), hội cầu mưa, hội cầu mùa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khi hạn hán kéo dài, được tổ chức hàng năm ở các bản, đều thể hiện tinh thần cộng đồng với một ý nguyện chung của dân bản mong sự thịnh vượng của bản làng, ý thức tham gia của các thành viên trong bản, các gia đình đóng góp tiền, vật phẩm để tổ chức lễ cúng tế, tôn trọng và tuân thủ các quy định do bản đề ra, tự nguyện tập luyện chuẩn bị và tham gia vui chơi lễ hội lồng tồng. Không chỉ thu hút tất cả các thành viên tham gia mà còn thu hút dân làng ở nhiều thôn bản, nhiều xã lân cận cũng đều tham dự.

Vào dịp đầu xuân hầu như tại thôn bản nào của người Tày cũng đều tổ chức hội lồng tồng vào những ngày lệch nhau để mọi người trong vùng đến chia vui như: ở xã Vĩnh Yên tổ chức vào ngày mùng 7 Tết âm lịch, ở Thanh Tương vào ngày 12 tháng 1, ở Thượng Lâm, Năng Khả được tổ chức vào ngày rằm tháng riêng... Ngoài phần lễ còn có phần hội náo nhiệt và sôi động. Dân bản và khách thập phương thi nhau ném còn qua vòng nguyệt trên cây nêu. Hội ném còn chỉ kết thúc khi cả ba quả còn đều chui qua vòng tròn, tượng trưng cho việc dân bản đó xin được hạt giống tốt hứa hẹn một mùa bội thu. Những người ném được quả còn chiu qua vòng tròn, ngoài niềm vui lớn với hy vọng một năm đầy may mắn sẽ được lĩnh thưởng bằng tiền của thôn mà các gia đình trong thôn đóng góp. Khi hội tung còn kết thúc, dân bản tranh nhau nhặt quả còn mang về treo ở cây to trong vườn với mong muốn cây sai quả hoặc bóc lõi gạo bên trong cho gà, lợn ăn chóng lớn, không bị dịch bệnh. Ngoài hội tung còn, còn có hội đánh yến, đánh quay, trò sĩ nông, kéo co (xể thôi)... đều thu hút đông đảo dân bản tham gia, đặc biệt là thanh niên. Chính qua những ngày hội mà dân bản có điều kiện giao lưu tiếp xúc, mở rộng hơn các mối quan hệ của mình không chỉ giới hạn trong bộ tộc cộng đồng tộc người Tày mà cả với các cộng đồng dân tộc khác.

Trong các bản của người Tày, phường đám ma là một tổ chức xã hội được coi là chặt chẽ nhất để lo toàn bộ việc tang lễ của các gia đình trong hội mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phường này trong người Tày được gọi là phe. Phường phe có từ lâu không phụ thuộc vào phạm vi và ranh giới bản. Tham gia phường phe có thể cả những người thuộc các bản khác miễn là họ tự nguyện tham gia và được phường chấp nhận. Phường phe có khoảng 30 - 40 người chuyên giúp đỡ nhau về vật chất và sức người trong đám ma của các thành viên trong phường. Phường phe có trùm trưởng, trùm phó, thủ quỹ, thư kí là ban lãnh đạo. Phường cử ra các ban chuyên trách như: ban làm áo quan, ban làm nhà táng, ban tế lễ, ban văn tế, ban nhạc hiếu... Trùm trưởng sẽ điều khiển chặt chẽ mọi hoạt động của một đám ma mà phe mình phải lo. Mọi việc tang lễ từ đào huyệt, phát đường, sửa nhà, củi đóm, cơm nước... đều do phe lo hết, gia đình có người quá cố dù có thiếu tiền gạo trong những ngày tang lễ thì cũng có phừơng phe lo hết tất cả, họ chỉ cần trả lại cho phe sau đó. Các thành viên trong phe họp với nhau mỗi khi có đám để xem xét những việc đã qua và phân công việc mới. Kỉ luật trong phe rất nghiêm ngặt. Ai đến muộn hoặc không hoàn thành nhiệm vụ phe đó giao cho: huyệt nông, thiếu đòn, thiếu củi... đều bị phạt rất nặng, phường phe có điều ước rất nghiêm. Khi có đám của một nhà thành viên, các thành viên khác đều phải có mặt. Nếu thành viên nào ốm hoặc đi vắng thì phải mướn người đến thay không có sẽ bị phạt nặng. Người nào cũng tham gia phục dịch việc đám với tinh thần tự giác và trách nhiệm cao từ khi có người nằm xuống đến khi hoàn tất đám tang. Khi có việc xảy đến, nhà chủ rất thương buồn nhưng rất yên tâm trong việc tiến hành tang lễ đã có phường phe giúp đỡ tận tình.

Ngày nay, đám tang tuy đó có cải tiến và tinh giảm về nghi lễ, nhưng vẫn cần có phường phe với tính chất tương trợ nốt của nó, với giá trị đảm bảo tình làng nghĩa xóm rất cao. Phường phe ít khi giải tán (nếu không muốn nói rằng không bao giờ giải tán) và cũng rất ít người xin ra khỏi phường phe.

Không chỉ có quan hệ thân ái đối với những người cùng thôn bản. Đối với những người khách lạ, người Tày sống cũng rất tình cảm chân thành và trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghĩa của thành ngữ của người Tày có câu: “Lạc mày tẩn, lạc cần rì” nghĩa là “rễ cây ngắn, rễ người dài”. Có khách đến nhà là người đồng bào Tày ở Na

Một phần của tài liệu tri thức bản địa về ứng xử xã hội trong cộng đồng người tày ở huyện nà hang - tỉnh tuyên quang giai đoạn 1986 - 2010 (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)