Nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường trung học phổ thông phải kết hợp quá trình giáo dục và tự giáo dục

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong (Trang 68 - 70)

ở các trường trung học phổ thông phải kết hợp quá trình giáo dục và tự giáo dục của học sinh, trong đó đặc biệt chú trọng đến vai trò tự giáo dục

Quá trình giáo dục với tư cách là một loại hình giao tiếp và hoạt động chung của người học và người dạy bao giờ cũng bao gồm hai mặt: mặt thứ nhất là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của đội ngũ nhà giáo thông qua các phương tiện thông tin và giao tiếp để ảnh hưởng đến nhận thức, tình cảm, ý chí của người học; mặt thứ hai là sự hưởng ứng tích cực của người học đối với các tác động đó và sự chủ động, tự giác hồn thiện nhân cách của bản thân người học. Nói cách khác, trong hoạt động giáo dục ln ln phải có sự thống nhất giữa các tác động sư phạm của nhà giáo và hoạt động tự giác hoàn thiện nhân cách của học sinh. Giáo dục không thể tách rời tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện của mỗi học sinh. Hơn nữa, đối tượng của giáo dục THPT là các em học sinh đang trưởng thành và phát triển. Với các em quá trình tâm sinh lý, tình cảm... hết sức đa dạng, phong phú, tế nhị, nó diễn ra dưới những tác động của những yếu tố bên ngoài và bên trong, những cái vốn có của mỗi người. Những tác động bên ngoài trước hết là những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, trong đó q trình giáo dục được coi là tác động có tính quyết định trực tiếp, nhưng hiệu quả của quá trình giáo dục hoàn toàn phụ thuộc sự phản ứng và tiếp nhận của học sinh đối với q trình đó như thế nào tức là phụ thuộc vào quá trình tự giáo dục của học sinh. Chính vì thế mà trong những điều kiện sống và giáo dục như nhau nhưng mỗi học sinh lại có những nhận thức, những đặc điểm cá biệt hồn tồn khác nhau. Sẽ khơng có gì đảm bảo cho những giá trị mà các em đã đạt được thơng qua q trình giáo dục ngồi việc các em phải thường xuyên biết tự học tập, rèn luyện, tu dưỡng, và tự bảo vệ suốt đời với sự giúp đỡ thường xuyên của nhà trường, thầy cơ, gia đình và xã hội. Mỗi học sinh nếu như khơng có q trình giáo dục, khơng có sự định hướng của đội ngũ nhà giáo thơng qua q trình giảng dạy và giáo dục hoặc nếu có được sự định hướng, giáo dục rồi mà bản thân các em đó lại khơng chịu tiếp nhận, khơng chịu tự mình rèn luyện và tự giáo dục thì học sinh đó sẽ khơng thể phát triển, khơng thể trưởng thành. Chỉ có kết hợp q trình giáo dục với quá trình tự giáo dục thì mới mang lại sự phát triển cho mỗi cá nhân.

Trong thực tế có những người khi cịn là học sinh đã mắc lỗi lầm, trở thành kẻ phạm tội khi, cũng khơng ít người lại phạm sai lầm và phạm tội khi đã hoàn toàn trưởng thành về mặt xã hội, lại cũng có những người đánh mất nhân cách, đánh mất chính mình khi đã ở vào tuổi tưởng như khơng cịn mắc sai lầm được nữa. Điều đó đủ thấy rằng, trong suốt cuộc đời mỗi người việc học tập, rèn luyện để hồn thiện mình khơng bao giờ là đủ, là xong xuôi. Bởi trong mỗi con người đều tồn tại “cái hay và cái dở, cái tốt và cái xấu ở trong lịng” [38, tr.77]. Vì vậy, chừng nào con người cịn sống thì chừng đó con người cịn cần đến quá trình giáo dục và phải biết tự giáo dục chính bản thân mình. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chủ trương xây dựng một xã hội học tập, Người kêu gọi mọi người phải học tập không ngừng bởi vì khơng có một trường lớp nào, thầy cô nào có thể truyền thụ cho chúng ta đầy đủ mọi kiến thức và tất cả các kỹ năng lao động. Chỉ có con đường tự học, tự học suốt đời mới có thể bù đắp và lấp bớt được những khoảng trống tri thức trong mỗi người. Hiện nay, khi mà tri thức đóng vai trị ngày càng lớn đối với sự phồn thịnh của mỗi quốc gia thì con đường tự học, học suốt đời là con đường hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của đất nước. Nguyên bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Bình đã từng nói: “Năng lực tự học, tự đào tạo được tiềm ẩn trong mỗi con người. Nếu biết kết hợp quá trình đào tạo ở trường lớp với quyết tâm tự học, tự đào tạo thì đó là con đường ngắn nhất để tạo ra nội lực cần thiết cho sự cần thiết của một con người và cho đất nước” [5, tr.1].

Như vậy, cùng với việc giáo dục học sinh đội ngũ nhà giáo cần đặc biệt coi trọng khả năng tự giáo dục, tự vận dụng tri thức để tu dưỡng, rèn luyện của chính học sinh. Một trong những phương châm cơ bản của GD-ĐT là biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục để học sinh có thể hình thành và biến đổi nhân cách của mình một cách có ý thức. Do đó, q trình giáo dục nếu không chuyển thành quá trình tự giáo dục thì sẽ khơng thể có kết quả, có chất lượng thực sự. Những gì mà đội ngũ nhà giáo truyền thụ đến học sinh bằng tất cả sự hiểu biết, niềm say mê, khả năng sáng tạo, lịng nhiệt tình sẽ thấm dần vào máu thịt học sinh để các em tự nhận thức, tự điều chỉnh, tự soi mình và tự giáo dục. Chỉ có như thế những tri thức đó mới trở thành niềm tin thôi thúc các em hành động theo chân lý, hành động phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại ngày nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong (Trang 68 - 70)