cấp ủy Đảng và chính quyền về vai trị của đội ngũ nhà giáo
Những hạn chế thường thấy là sự quan tâm tới đội ngũ nhà giáo chưa được thường xun và cịn mang tính bất bình đẳng. Mặc dù trong những năm gần đây, sự quan tâm đó đã được cải thiện rất nhiều nhưng trong q trình thực hiện thì phần lớn vẫn mang tính hình thức, do đó chưa thực sự giải quyết được sự suy thoái chất lượng giáo dục trên nhiều mặt, kể cả mặt đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo cũng như đạo đức, nhân cách của học sinh. Cần thống nhất và quán triệt sâu sắc hơn nữa vai trò của đội ngũ nhà giáo đối với chất lượng giáo dục, đào tạo toàn diện nguồn nhân lực. Phải coi đầu tư cho đội ngũ nhà giáo là đầu tư cho cả một thế hệ, cho một lực lượng lao động có ý nghĩa lớn đối với sự thành bại của nền giáo dục và của việc phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn mới chứ không thể coi là một thứ phúc lợi đơn thuần, đầu tư đến đâu hay đến đó.
Hiện nay, căn bệnh thành tích trong ngành giáo dục Thái Bình đang gây nên nhiều vấn đề bức xúc, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục, cần nhanh chóng chữa trị tận gốc căn bệnh này. Các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà trường không thể chỉ lo nâng cao chất lượng học vấn đơn thuần, lo cho cái danh lớn nhất của nhà trường thu hẹp ở vấn đề học để thi cử, để có tỷ lệ đỗ cao, có nhiều đội tuyển học sinh giỏi đạt giải của tỉnh, của quốc gia, quốc tế mà ít đầu tư cơng sức vào những nội dung giáo dục khác như giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ và nghề nghiệp…Phải nhận thức đúng và đầy đủ hơn ý nghĩa của các mơn học, của mục tiêu giáo dục tồn diện. Khắc phục kịp thời việc coi nhẹ một số môn học, việc quan niệm có “mơn học chính”, “mơn học phụ” có “nhà giáo dạy mơn chính” và “nhà giáo dạy mơn phụ”. Đặc biệt phải có sự quan tâm, đầu tư như nhau đối với tất cả những nhà giáo đang làm nhiệm vụ “trồng người”. Từ đó cần chú ý:
Trang bị cho các cơ quan quản lý giáo dục, các cấp ủy Đảng và chính quyền những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về trí thức, về nhà giáo, chính sách đào tạo, đãi ngộ, sử dụng trí thức, nhà giáo, có tính đến những kinh nghiệm của cha ơng ta về vai trị của nhà giáo “ Quân – Sư – Phụ”
Tiếp tục và đẩy mạnh việc trang bị những kiến thức về quản lý nhà nước, về pháp luật, về công tác thi đua khen thưởng, về nghệ thuật quản lý để tăng thêm hiệu quả của công tác quản lý. Hoạt động của người cán bộ quản lý giáo dục phải tuân theo những nguyên tắc
mang tính pháp quy, và những hiểu biết đầy đủ về đối tượng quản lý. Vì muốn quản lý con người về mọi phương diện thì trước hết phải hiểu con người về mọi phương diện.