xuất khẩu Long An Lafooco
2.2.1 Thực trạng sản xuất và xuất khẩu nhân điều tại công ty CP chế biếnhàng xuất khẩu Long An Lafooco hàng xuất khẩu Long An Lafooco
2.2.1.1 Nguồn nguyên liệu
Diện tích trồng điều ở Việt Nam hiện đang bị thu hẹp dần do người dân phá điều để trồng các loại cây mang lại giá trị kinh tế hơn như cao su, ca cao, sắn, … Tình hình thời tiết thay đổi bất thường cũng làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng vụ điều. Tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu nguyên liệu do sản lượng hạt điều thô nguyên liệu ở Việt Nam không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất cho các nhà máy chế biến điều trong nước. Để đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu cho sản xuất công ty đã tiến hành nhập khẩu. Năm 2010 công ty nhập khẩu trên 60% nguyên liệu, nguồn nhập khẩu chủ yếu từ Campuchia, Bờ Biển Ngà và một số nước Châu Phi. Nguyên liệu tại các nước này có chất lượng cao. Trong nước ở khu vực phía nam thì vùng tập trung trồng điều là hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước, ở 2 địa
phương trên, cơng ty đã thành lập chi nhánh thu mua và có những bạn hàng cung cấp ổn định.
Lafooco là một trong những công ty sản xuất chế biến hạt điều xuất khẩu có thâm niên hoạt động và có uy tín trên thị trường chế biến nhân điều xuất khẩu. Trải qua nhiều thăng trầm trong ngành điều nhưng vẫn duy trì được hoạt động sản xuất ổn định. Sự ổn định trong hoạt động đã tạo sự tin tưởng cho các nhà cung cấp và biến họ trở thành những nhà cung ứng nguyên liệu truyền thống cho Lafooco. Ngồi ra, cơng ty ln tìm kiếm thêm nhà cung ứng mới để đa dạng hóa giá đầu vào cho sản phẩm. Đặc biệt cơng ty đã có nhà cung ứng tại nước Bờ Biển Ngà, với nhà cung ứng nước ngồi, cơng ty có người thu mua trực tiếp nên có lợi thế về giá ngun liệu nhập khẩu.
Tình hình thu mua nguyên liệu của công ty được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.2.1.1 Tình hình thu mua điều nguyên liệu
Chỉ Tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So Sánh Chênh Lệch
2009/2008 2010/2009
Mua trong nước
+Số lượng Kg 8.882.862 7.242.477 12.054.901 -1.640.385 4.812.424 +Đơn Giá đồng/kg 16.707,89 13.746,69 19.763,14 -2.961,2 6.061,45 Tỷ trọng số lượng nguyên liệu % 38,08 27,15 37,04 -10,93 9,89 Nhập khẩu +Số lượng Kg 14.445.148 19.429.596 20.488.654 4.984.448 1.059.058 +Đơn giá đồng/kg 14.486,16 11.861,42 15.901,24 -2.624,74 4.039,82 +Tỷ trọng số lượng nguyên liệu % 61,92 72,85 62,96 10,93 -9,89 Tổng số lượng Kg 23.328.010 26.672.043 32.543.555 3.344.033 5.871.512
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010)
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
- Mua trong nước: tỷ trọng hạt điều thô mua trong nước của cơng ty có sự biến động khá rõ rệt.
Năm 2008: cơng ty mua hạt điều thô trong nước là 8.882.360kg, chiếm tỷ trọng là 38,08 % với đơn giá là 16.707,89 đ/kg. Năm 2009, số lượng thu mua giảm về lượng và giảm về tỷ trọng, cụ thể là năm 2009 mua 7.242.477 kg hạt điều thô, chiếm tỷ trọng 27,15% giảm 1.640.385 kg về lượng, tỷ trọng giảm 10,93%, giá mua cũng giảm 2.961,20đ/kg so với năm 2008. Trong năm 2009, diện tích trồng điều trong nước có xu hướng “co” lại đó chính là ngun nhân làm cho sản lượng và tỷ trọng nguyên liệu thu mua trong nước của công ty giảm xuống. Bên cạnh đó do ảnh hưởng của thời tiết làm cho chất lượng điều cũng giảm xuống dẫn đến giá thu mua cũng giảm so với năm 2008. Sang năm 2010, hoạt động thu mua trong nước tăng khá mạnh về số lượng lẫn tỷ trọng, cụ thể số lượng mua tăng 4.812.424kg, tỷ trọng tăng lên 9,89% so với năm 2009. Sự cạnh tranh trong thu mua nguyên liệu đã làm giá mua tăng cao, tăng 6.016,15 đ/kg so với năm 2009.
-Nhập khẩu: qua bảng số liệu ta thấy số lượng hạt điều thô nhập khẩu của công ty ngày càng cao qua các năm với giá nhập khẩu thấp hơn giá mua trong nước cụ thể:
Năm 2009: số lượng nhập khẩu tăng 4.584.448kg và giá nhập khẩu cũng thấp hơn giá mua trong nước là 1.885,27 đồng/kg. Năm 2010, số lượng nhập khẩu tăng 1.059.058kg. Giá nhập khẩu năm 2010 tăng 4.039,82 đồng/kg so với ăm 2009 nhưng vẫn thấp hơn giá mua trong nước 3.861,9 đồng/kg. Do cơng ty có nhà cung ứng ở nước ngồi nên tìm được nguồn nguyên liệu với giá thấp hơn so với trong nước.
Qua số liệu phân tích trên ta thấy trong 3 năm gần đây nguồn nguyên liệu của công ty chủ yếu là nhập khẩu giảm do diện tích đất trồng điều trong nước ngày càng bị thu hẹp, kéo theo việc cạnh tranh thu mua nguyên liệu dẫn đến mức giá tăng cao. Công tác thu mua nguyên liệu của công ty ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào
nguồn nguyên liệu nhập khẩu, điển hình là năm 2009 nguyên liệu nhập khẩu đã chiếm trên 70% trong tổng sản lượng thu mua của công ty.
2.2.1.2 Hoạt động sản xuất chế biến
Là một trong những công ty được cấp giấy chứng nhận chất lượng và quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế ISO, HACCP, công ty luôn chú trọng đến việc tiếp cận công nghệ, nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học vào quy trình sản xuất, chế biến nhân điều. Trong năm 2007 công ty đã chuyển đổi công nghệ xử lý nhiệt sang hấp hơi nước tại chi nhánh nhà máy điều Long An. Với công nghệ mới này, không gây ô nhiễm mơi trường, chi phí thấp, ít sử dụng lao động trong một số công đoạn, tăng năng suất lao động và hiệu quả.
Hình 2.2.1.2 Quy trình chế biến hạt điều tại cơng ty Lafooco
Quy trình sản xuất chính Quy trình sản xuất phụ
Trang 53
Mua hạt điều thô trong nước
trong nước Nhập khẩu hạt điều thô Nhập kho,chờ sản xuất Phơi hàng Phân loại hạt sống Làm ẩm Xử lý nhiệt,hấp Phân loại hạt chín Tách nhân
Sấy khơ Bóc vỏ lụa Vỏ lụa chất đốt Phân loại nhân Bánh,kẹo,rang muối tiêu thụ trong nước Vỏ hạt điều Làm chất đốt Ép dầu Làm chất đốt Khử trùng,hút chân khơng Đóng gói,kẻ nhãn Xuất khẩu Dầu điều
(Nguồn: Bản cáo bạch năm 2010) Dây chuyền công nghệ chế biến điều xuất khẩu ln địi hỏi những yếu tố kỹ thuật và vệ sinh an tồn thực phẩm rất cao địi hỏi phải tn thủ nghiêm ngặt các cơng đoạn sản xuất chính như sau:
Cơng đoạn: Tiếp nhận và phơi sấy
Hạt điều cịn tươi thường có trọng lượng 160-180 hạt/kg, độ ẩm từ 17-20%. Do vậy muốn bảo quản phải phơi nắng trên các sân bê tông nhựa, xi măng, … khoảng 36 tiếng đồng hồ để độ ẩm xuống cịn 8-10% có thể lưu kho chờ đưa chế biến. Người ta cũng có thể sấy khơ hạt điều nhưng chất lượng khơng tốt vì trong hạt điều có tới 20% dầu Phenol.
Cơng đoạn: Phân cỡ hạt sơ bộ
Hạt điều nguyên liệu sau khi phơi có trọng lượng 180-200 hạt/kg bình qn, nhưng lại có những hạt lớn và hạt nhỏ khác nhau không thể dùng cho cùng một máy cắt hạt, do vậy phải phân ra thành 3-4 cở hạt.
Công đoạn: Làm ẩm
Sau khi phân loại, hạt điều phải ngâm ẩm để khi xử lý nhiệt hạt khỏi bị cháy. Nếu xử lý hạt bằng phương pháp hấp thì khơng cần làm ẩm (thời gian làm ẩm từ 8- 12 giờ).
Công đoạn: Xử lý nhiệt
Hạt điều sau khi làm ẩm được cho vào xử lý trong bồn dầu có nhiệt độ 180- 200oC trong khoảnh thời gian 1 – 3 phút tùy theo cở hạt và độ ẩm của hạt đưa vào chao với mục đích làm cho vỏ cứng nổ ra tạo khoảng trống với nhân và lấy bớt dầu ra khỏi hạt.
Nếu hấp người ta hấp trong nồi hấp khoảnh 20 phút ở áp suất khoảng 20 atm.
Công đoạn: Cắt hạt
Hàng được cắt bằng các máy cắt bán tự động, một lao động có thể cắt bình qn 60kg hạt trong vịng 8 giờ với tỷ lệ bể từ 3-4% là vừa. Người ta cũng có thể cắt hạt bằng máy để có năng suất khoảng 150 kg/8 giờ nhưng với tỷ lệ bể rất cao khoảng 20%.
Công đoạn: Sấy hàng
Hàng được sấy trong thiết bị gọi là phòng sấy. Hàng được sấy theo phương pháp động. Mục đích của sấy làm cho lớp vỏ lụa dòn dể bốc ra khỏi nhân, diệt bớt vi khuẩn và có mùi thơm sản phẩm. Một mẻ sấy trong 10 giờ ở nhiệt độ 80oC, với tỷ lệ hao hụt sau khi sấy khoảng 10%.
Ở Việt Nam hiện nay, bóc vỏ lụa hồn tồn bằng thủ cơng (dùng tay để bóc), năng suất thấp, chỉ được khoảng 9kg/8 giờ, nhưng tỷ lệ bể thấp, chỉ khoảng 10%. So với bóc bằng máy, tỷ lệ bể có thể lên đến 30%. Một cơng nhân lành nghề có thể vừa bóc vừa phân loại.
Cơng đoạn: Phân loại
Hàng sau khi bốc được phân thành 18 loại theo tiêu chuẩn của TCVN 8005- 1998 hoặc tiêu chuẩn của AFI Hoa Kỳ, Châu Âu…
Công đoạn: Hút chân không bơm CO2 hoặc N2, đóng gói và đánh mã hiệu
Hàng sau khi phân loại phải được hát chân không bơm CO2 hoặc N2 trở vào để tạo môi trường tốt và diệt vi khuẩn. Sau đó đóng gói plastic, thùng thiếc kẻ mark theo hợp đồng và giao hàng (xuất khẩu).
2.2.1.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Nhân điều thành phẩm xuất khẩu:
WW240, WW320, WW450: Nhân nguyên trắng
- Nhân hạt điều có màu sắc đồng nhất, có thể màu trắng, trắng ngà hoặc màu xám tro nhạt, khơng có vết lốm đốm đen hoặc nâu và đồng thời không bị sứt vỡ hơn 1/8 nhân nguyên. - Kích cỡ: số hạt /Lb (01Lb=0.4536Kg) WW240: 220-240 WW320:300-320 WW450:415-450 SW240, SW: Nhân nguyên vàng
- Nhân hạt điều có màu đậm hơn nhân nguyên trắng do quá nhiệt trong quá trình chao dầu hoặc sấy và đồng thời không bị sứt vỡ hơn 1/8 nhân nguyên.
- Kích cỡ:
SW240: 220-240 SW: 323-350
LBW240, LBW320: Nhân nguyên nám nhạt
- Nhân hạt điều có vết nám nhạt có thể nằm hai bên bề mặt của nhân và đồng thời không bị sứt vỡ hơn 1/8 nhân nguyên.
-Kích cỡ:
LBW240:220-240
LBW320:300-320
DW: Nhân nguyên nám
- Nhân hạt điều có vết nám sậm hơn loại nhân nguyên nám nhạt và tỷ lệ nám chiếm hai phần trên tổng bề mặt nhân điều.
- Kích cỡ: 355-370
WB: Nhân trắng vỡ ngang.
- Nhân hạt điều vỡ ngang có màu sắc đồng nhất, có thể màu trắng, trắng ngà hoặc màu xám tro nhạt, khơng có vết lốm đốm đen hoặc nâu. Nhân vỡ theo chiều ngang tự nhiên dưới 7/8 nhưng không nhỏ hơn 3/8 nhân nguyên và hai lá mầm.
WS: Nhân trắng vỡ dọc.
- Nhân hạt điều vỡ dọc có màu sắc đồng nhất, có thể màu trắng, trắng ngà hoặc màu xám tro nhạt, khơng có vết lốm đốm đen hoặc nâu. Nhân vỡ theo chiều dọc, có khơng q 1/8 lá mầm bị sứt vỡ.
-Mảnh vỡ sứt dưới 7/8 lá mầm và không lọt qua sàng 4.75mm (hoặc theo yêu cầu của khách hàng).
2.2.1.4 Thị trường xuất khẩu
Bảng 2.2.1.4 Thị trường xuất khẩu nhân điều của công ty năm 2010