Hoạt động áp dụng pháp luật 1 Khái niệm áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật đại cương nguyễn quốc luật, nguyễn thị hồng vĩnh, nông nghiệp, 2002 (Trang 38 - 40)

1. Khái niệm áp dụng pháp luật

áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà n−ớc (thơng qua các

cơ quan hoặc ng−ời có thẩm quyền) tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật.

Có nhiều hình thức thực hiện pháp luật nh−: Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật. Trong đó áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt. Bởi vì tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật là những hình thức mà mọi chủ thể pháp luật đều có thể thực hiện thì áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức quyền lực của nhà n−ớc đ−ợc thực hiện thơng qua những cơ quan có thẩm quyền, làm cho những qui định của pháp luật trở thành hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật.

2. Những tr−ờng hợp áp dụng pháp luật

Khi xảy ra một trong các tr−ờng hợp sau đây thì phải tiến hành hoạt động áp dụng pháp luật:

- Khi có vi phạm pháp luật xảy ra.

- Khi có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý mà các chủ thể không tự giải quyết đ−ợc. Sự tham gia của nhà n−ớc trong hai tr−ờng hợp nói trên nhằm đảm bảo pháp chế, để pháp luật đ−ợc hiểu và đ−ợc thực hiện một cách nghiêm minh, đúng đắn và kịp thời.

- Khi các qui định của pháp luật không thể mặc nhiên đ−ợc thực hiện bởi các chủ thể khác nếu khơng có sự can thiệp mang tính tổ chức của nhà n−ớc. Ví dụ: Điều 5, bộ luật lao động qui định: “Mọi cơng dân đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp...” nh−ng quan hệ pháp luật lao động với những quyền và nghĩa vụ lao động cụ thể giữa ng−ời sử dụng lao động và ng−ời lao động chỉ phát sinh khi có quyết định tuyển dụng ng−ời lao động đó. Quyết định tuyển dụng là một quyết định áp dụng pháp luật.

- Trong tr−ờng hợp nhà n−ớc thấy cần thiết phải tham gia vào một quan hệ pháp luật cụ thể với mục đích kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm tính đúng đắn của hành vi của các chủ thể. Ví dụ: Việc xác nhận di chúc, chứng thực thế chấp, đăng kí kết hơn...

3. Hình thức thể hiện của hoạt động áp dụng pháp luật

Hình thức thể hiện hoạt động áp dụng pháp luật là văn bản áp dụng pháp luật. Văn bản áp dụng pháp luật có những đặc điểm sau:

+ Văn bản áp dụng pháp luật do những cơ quan, tổ chức hoặc ng−ời có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành và đ−ợc bảo đảm thực hiện bằng c−ỡng chế nhà n−ớc.

+ Văn bản áp dụng pháp luật có tính chất cá biệt, cụ thể vì đ−ợc ban hành để giải quyết những tr−ờng hợp cụ thể.

+ Văn bản áp dụng pháp luật chỉ đ−ợc thực hiện một lần đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể trong những tr−ờng hợp xác định và chấm dứt hiệu lực khi đ−ợc thực hiện

+ Văn bản áp dụng pháp luật phải phù hợp với văn bản luật và dựa trên những qui phạm pháp luật cụ thể.

+ Văn bản áp dụng pháp luật đ−ợc thể hiện d−ới những hình thức xác định nh−: bản án, quyết định, chỉ thị, bản cáo trạng, ...

4. Vai trò của hoạt động áp dụng pháp luật trong cơ chế điều chỉnh pháp luật

Văn bản áp dụng pháp luật cụ thể hoá những qui tắc xử sự chung thành những qui tắc xử sự cụ thể và cá biệt hoá các biện pháp c−ỡng chế của nhà n−ớc đối với các chủ thể vi phạm pháp luật trong các tr−ờng hợp cụ thể. Do đó, nếu thiếu yếu tố này thì đại bộ phận các qui phạm pháp luật khơng đ−ợc thực hiện trong thực tiễn đời sống. Mặt khác, nếu hoạt động áp dụng pháp luật đ−ợc tiến hành khơng đúng đắn, thì pháp luật hoặc sẽ là khơng thể đi vào đời sống, hoặc là đi vào một cách sai lệch, làm giảm hiệu quả hoặc thậm chí biến pháp luật thành vô hiệu.

Một phần của tài liệu Pháp luật đại cương nguyễn quốc luật, nguyễn thị hồng vĩnh, nông nghiệp, 2002 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)