Quan hệ pháp luật 1 Khái niệm và đặc điểm

Một phần của tài liệu Pháp luật đại cương nguyễn quốc luật, nguyễn thị hồng vĩnh, nông nghiệp, 2002 (Trang 40 - 42)

1. Khái niệm và đặc điểm

a. Khái niệm

Trong đời sống thực tiễn giữa con ng−ời với con ng−ời nảy sinh rất nhiều mối quan hệ đa dạng và phong phú đ−ợc gọi là những quan hệ xã hội. Những quan hệ xã hội đ−ợc nhiều loại qui phạm điều chỉnh nh−: Qui phạm tập quán, qui phạm đạo đức, qui phạm tôn giáo, qui phạm pháp luật...Trong số đó qui phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất nhằm h−ớng những quan hệ xã hội ấy phát triển phù hợp theo h−ớng mà nhà n−ớc mong muốn.

Quan hệ pháp luật là quan hệ giữa ng−ời với ng−ời (quan hệ xã hội) đ−ợc các qui phạm pháp luật điều chỉnh, biểu hiện thành quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các bên, đ−ợc đảm bảo thực hiện bằng c−ỡng chế nhà n−ớc.

Việc xác lập các quan hệ pháp luật biểu hiện kết quả của việc thực hiện pháp luật trong đời sống. Pháp luật đi vào đời sống chính là thơng qua việc xác lập các quan hệ pháp luật cụ thể.

b. Đặc điểm

So với các quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật có những đặc điểm sau:

- Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội mang tính ý chí. Nói cách khác quan hệ pháp luật xuất hiện hoặc là do ý chí của nhà n−ớc, hoặc là do ý chí của các bên tham gia quan hệ trong khuôn khổ đ−ợc pháp luật qui định.

- Quan hệ pháp luật xuất hiện trên cơ sở các qui phạm pháp luật.

- Nội dung của quan hệ pháp luật đ−ợc cấu thành bởi các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể mà việc thực hiện đ−ợc đảm bảo bằng sự c−ỡng chế của nhà n−ớc. Đây là đặc tr−ng cơ bản của quan hệ pháp luật.

- Quan hệ pháp luật mang tính xác định cụ thể, nghĩa là nó chỉ xuất hiện trong những tr−ờng hợp xác định, giữa những chủ thể cụ thể khi có đồng thời ba điều kiện sau: Có một qui phạm pháp luật nhất định đang có hiệu lực, tồn tại những chủ thể cụ thể và xuất hiện những sự kiện cụ thể đã đ−ợc dự kiến trong phần qui định của qui phạm pháp luật (sự kiện pháp lý).

2. Các bộ phận của quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật đ−ợc cấu thành bởi: Chủ thể, nội dung và khách thể.

a. Chủ thể của quan hệ pháp luật

Chủ thể của quan hệ pháp luật là các bên tham gia vào quan hệ pháp luật có năng lực chủ thể, tức là đ−ợc nhà n−ớc trao cho những quyền và nghĩa vụ nhất định.

- Các bên tham gia quan hệ pháp luật là công dân hoặc tổ chức.

+ Năng lực pháp luật là khả năng của chủ thể có đ−ợc các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý mà nhà n−ớc thừa nhận (bằng cách qui định trong pháp luật).

Về nguyên tắc, mọi công dân từ khi sinh ra đến khi chết đều có năng lực pháp luật, trừ tr−ờng hợp bị pháp luật hạn chế hoặc t−ớc đoạt.

+ Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể có thể bằng hành vi của mình thực hiện trên thực tế các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý, tức là tham gia vào các quan hệ pháp luật. Ng−ời có năng lực hành vi là ng−ời hiểu rõ ý nghĩa và kết quả của hành vi mà mình thực hiện.

Đối với cơng dân có năng lực pháp luật ch−a hẳn đã có năng lực hành vi. Năng lực hành vi chỉ xuất hiện khi công dân đã đến những độ tuổi nhất định và đạt đ−ợc những điều kiện nhất định. Nhìn chung pháp luật Việt Nam lấy độ tuổi 18 và tiêu chuẩn lý trí (khả năng nhận thức đ−ợc hậu quả việc mình làm) làm điều kiện cơng nhận năng lực hành vi cho chủ thể của đa số các nhóm quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, do tính đặc thù, một số ngành luật lại qui định độ tuổi có năng lực hành vi khác nhau. Ví dụ, Luật Hơn nhân - gia đình qui định năng lực kết hôn của nam là từ 20 tuổi, của nữ là từ 18 tuổi trở lên; Luật Bầu cử qui định năng lực bầu cử là từ 18 tuổi, năng lực ứng cử là từ 20 tuổi trở lên; Luật Lao động qui định năng lực hành vi trong quan hệ pháp luật lao động là từ 16 tuổi trở lên. Vì vậy những ng−ời bị mất khả năng nhận thức (mắc bệnh tâm thần) là những ng−ời khơng có năng lực hành vi. Cịn trẻ em có những lĩnh vực đ−ợc coi là khơng có năng lực hành vi, có lĩnh vực thì có năng lực hành vi hạn chế.

Đối với tổ chức, năng lực pháp luật và năng lực hành vi xuất hiện cùng một lúc khi tổ chức đó có t− cách pháp nhân. Nghĩa là, tổ chức đó nếu đã có năng lực pháp luật về một vấn đề nào đó thì đồng thời sẽ có năng lực hành vi về vấn đề này.

+ Năng lực pháp luật và năng lực hành vi có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Một chủ thể pháp luật đơn thuần chỉ có năng lực pháp luật thì khơng thể tham gia tích cực vào các quan hệ pháp luật, tức là khơng thể tự mình thực hiện các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý. Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi. Khơng thể có chủ thể nào của pháp luật khơng có năng lực pháp luật mà lại có năng lực hành vi.

b. Nội dung của quan hệ pháp luật

Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm: Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể.

- Quyền chủ thể là cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể đ−ợc tiến hành và đ−ợc nhà n−ớc bảo vệ. Đó là khả năng của một chủ thể đ−ợc hành động trong khuôn khổ mà pháp luật qui định; đ−ợc quyền yêu cầu chủ thể bên kia tham gia quan hệ pháp luật thực hiện nghĩa vụ của họ; đ−ợc yêu cầu cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền áp dụng các biện pháp c−ỡng chế đối với chủ thể bên kia trong tr−ờng hợp quyền của mình bị vi phạm.

- Nghĩa vụ pháp lý là cách xử sự mà chủ thể buộc phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện các quyền lợi của các chủ thể khác.

Quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý là thống nhất và đi liền nhau. Chủ thể này có quyền thì đồng thời cũng có nghĩa vụ đối với các quyền t−ơng ứng của chủ thể kia và ng−ợc lại.

c. Khách thể của quan hệ pháp luật

Cá nhân hoặc tổ chức khi tham gia vào những quan hệ pháp luật nhằm thoả mãn những nhu cầu và lợi ích về kinh tế, chính trị, văn hố và tinh thần của mình nh−: Nhà cửa, ph−ơng tiện sinh hoạt, học tập, giải trí hoặc các lợi ích phi vật chất nh− quyền tác giả, quyền bầu cử... Các nhu cầu và lợi ích mà cá nhân hoặc tổ chức muốn đạt tới hết sức đa dạng và phong phú. Đó là yếu tố cấu thành không thể thiếu của quan hệ pháp luật, đ−ợc gọi là khách thể của quan hệ pháp luật. Vậy khách thể của quan hệ pháp luật là những gì mà

các bên chủ thể mong muốn đạt đ−ợc khi tham gia vào quan hệ pháp luật.

3. Sự kiện pháp lý

Một quan hệ pháp luật sẽ xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt khi có đủ 3 yếu tố: quy phạm pháp luật, chủ thể pháp luật và sự kiện pháp lý.

Sự kiện pháp lý là những sự việc xảy ra trong đời sống phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh đã đ−ợc dự liệu trong một qui phạm pháp luật mà làm phát sinh, thay đổi, hay chấm dứt một quan hệ pháp luật. Sự kiện pháp lý bao gồm hai loại: Sự biến và hành vi.

- Sự biến là những sự kiện phát sinh không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con ng−ời nh−ng cũng làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật. Chẳng hạn, một vụ tai nạn, một biến cố trong thiên nhiên nh− lũ, lụt...,

- Hành vi (hành động hoặc không hành động) là những sự kiện xảy ra theo ý chí của con ng−ời và làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một quan hệ pháp luật. Hành vi đ−ợc chia thành hành vi hợp pháp, tức là hành vi phù hợp với pháp luật và hành vi bất hợp pháp, tức là hành vi trái pháp luật.

Sự kiện pháp lý là yếu tố khởi đầu của cơ chế thực hiện pháp luật. Việc xác lập và thực hiện các quan hệ pháp luật thích ứng với các sự kiện đó là biểu hiện nội dung và kết quả của việc thực hiện pháp luật.

4. Vai trò của việc xác lập quan hệ pháp luật trong cơ chế điều chỉnh pháp luật

Quan hệ pháp luật cũng là một trong những ph−ơng tiện để đ−a qui phạm pháp luật vào đời sống. Thông qua hành vi hợp pháp của các chủ thể, tức là hành vi phù hợp với yêu cầu của những qui phạm pháp luật hoặc thực hiện đúng những quyền và nghĩa vụ pháp lý mà quyết định áp dụng pháp luật đã xác định, pháp luật đ−ợc “hiện thực hoá”, “vật chất hoá” vào thực tiễn đời sống và đem đến kết quả là làm trật tự các quan hệ xã hội, h−ớng chúng phát triển đúng h−ớng mà nhà làm luật mong muốn khi ban hành các qui phạm pháp luật t−ơng ứng.

Một phần của tài liệu Pháp luật đại cương nguyễn quốc luật, nguyễn thị hồng vĩnh, nông nghiệp, 2002 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)