2.1 .Tổng quan về công ty cổ phần May Hưng Long II
2.2. Phân tích tình hình tài chính tại CTCP May Hưng Long II
2.2.2. Phân tích tình hình tài sản CTCP May Hưng Long II
Bảng 2.2.2: Phân tích tình hình tài sản CTCP May Hưng Long II
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2021 31/12/2020 So sánh
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 127.639 75,54% 60.673 57,97% 66.966 110,37% 17,57% I. Tiền và các khoản tương đương tiền 10.043 7,87% 2.994 4,93% 7.049 235,44% 2,93% 1. Tiền 10.043 100,00% 2.994 100,00% 7.049 235,44% 0,00%
II. Đầu tư tài
54 1. Đầu tư nắm giữ
đến ngày đáo hạn 93.000 100,00% 31.500 100,00% 61.500 195,24% 0,00% III. Các khoản phải thu ngắn hạn 17.901 14,02% 18.620 30,69% -719 -3,86% -16,66% 1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 14.633 81,74% 16.232 87,18% -1.599 -9,85% -5,43% 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 194 1,08% 181 0,97% 13 7,18% 0,11% 3. Phải thu ngắn hạn khác 3.074 17,17% 2.208 11,86% 866 39,22% 5,31% IV. Hàng tồn kho 5.914 4,63% 5.532 9,12% 382 6,91% -4,48% 1. Hàng tồn kho 5.914 100,00% 5.532 100,00% 382 6,91% 0,00% V. Tài sản ngắn hạn khác 781 0,61% 2.027 3,34% -1.246 -61,47% -2,73% 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 242 30,99% 465 22,94% -223 -47,96% 8,05% 2. Thuế GTGT được khấu trừ 0 0,00% 1.194 58,90% -1.194 - 100,00% -58,90% 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 539 69,01% 368 18,15% 171 46,47% 50,86% B - TÀI SẢN DÀI HẠN 41.335 24,46% 43.992 42,03% -2.657 -6,04% -17,57% II. Tài sản cố định 39.727 96,11% 42.617 96,87% -2.890 -6,78% -0,76% 1. Tài sản cố định hữu hình 39.727 100,00% 42.617 100,00% -2.890 -6,78% 0,00% - Nguyên giá 74.154 186,66% 71.312 167,33% 2.842 3,99% 19,33% - Giá trị hao mòn luỹ kế -34.428 -86,66% -28.695 -67,33% -5.733 19,98% -19,33% IV. Tài sản dở dang dài hạn 79 0,05% 79 0,05% 1. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 79 100,00% 79 100,00%
VI. Tài sản dài
hạn khác 1.529 0,90% 1.376 3,13% 153 11,12% -2,22%
1. Chi phí trả trước
dài hạn 1.529 100,00% 1.376 100,00% 153 11,12% 0,00%
TỔNG CỘNG
TÀI SẢN 168.974 100,00% 104.665 100,00% 64.309 61,44% 0,00%
( Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC CTCP May Hưng Long II giai đoạn
55
Phân tích khái quát:
Tổng tài sản thời điểm cuối năm là 168.974 triệu đồng, tăng 64.309 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 61,44% so với đầu năm. Điều này cho thấy quy mô tài sản đang được đầu tư mở rộng, đây là cơ sở để mở rộng quy mô kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN, tổng tài sản tăng lên chủ yếu là do tài sản ngắn hạn tăng. Xét về cơ cấu: tỷ trọng tài sản ngắn hạn cuối năm so với đầu năm tăng 17,57% (đầu năm chiếm 57,97%, cuối năm chiếm 75,54%), bên cạnh đó tỷ trọng tài sản dài hạn cuối năm so với đầu năm giảm 17,57% (đầu năm chiếm 42,03%, cuối năm chiếm 24,46%). Như vậy, chính sách đầu tư của công ty cuối năm so với đầu năm là thiên về tăng tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn, giảm tỷ trọng đầu tư tài sản dài hạn. Sự gia tăng về quy mô tài sản và sự thay đổi cơ cấu tài sản của DN như trên cần đi sâu phân tích để thấy rõ được nguyên nhân.
Phân tích chi tiết:
Về tài sản ngắn hạn: TSNH cuối năm của công ty là 127.639 triệu đồng,
tăng 66.966 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 110,37% so với đầu năm. Cụ thể: Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm là 10.043 triệu đồng, tăng 7.049 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 235,44% so với đầu năm. Nguyên nhân khiến khoản mục này tăng mạnh chính là nhu cầu cần tiền của DN trong thời điểm hiện tại. Lượng tiền tăng đồng thời vốn vay cũng tăng theo, chứng tỏ DN thực hiện việc vay nợ của ngân hàng chứ không phải tiền bị ứ đọng. Việc gia tăng dự trữ vốn bằng tiền góp phần làm tăng khả năng ứng phó của DN đối với các khoản nợ đến hạn, giảm thiểu rủi ro thanh tốn, đảm bảo nguồn tài chính đối với các bên có liên quan đến lợi ích cơng ty.
Đầu tư tài chính ngắn hạn cuối năm là 93.000 triệu đồng, tăng 61.500 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 195,24% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 72,86%. Đây là khoản tiền gửi có kỳ hạn của cơng ty tại ngân hàng Cơng Thương Việt
56
Nam – chi nhánh Hưng Yên, có kỳ hạn 12 tháng, hưởng lãi suất từ 4,9%/năm đến 5,2%/năm. Điều này cho thấy cơng ty có lượng tiền nhàn dỗi khá lớn và số tiền này được công ty sử dụng để đầu tư tài chính ngắn hạn vào những khoản có tính rủi ro thấp, kỳ hạn ngắn để sinh lời cũng như sẵn sàng nguồn tiền để nắm bắt cơ hội kinh doanh.
Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm là 17.901 triệu đồng, giảm 719 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm 3,86% so với đầu năm; tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm đạt 14,02% (giảm 16,66% so với đầu năm). Chỉ tiêu này giảm là do:
Phải thu ngắn hạn của khách hàng cuối năm là 14.633 triệu đồng, giảm 1.599 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm 9,85% so với đầu năm cho thấy chính sách tín dụng thương mại của công ty bị thu hẹp, giảm khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, giảm chi phí sử dụng vốn, giảm chi phí địi nợ.
Trả trước người bán ngắn hạn cuối năm là 194 triệu đồng, tăng 13 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 7,18% so với đầu năm, cho thấy DN chủ động đặt trước được hàng hoá, nguyên vật liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong bối cảnh hàng hoá khan hiếm như hiện nay. Thể hiện cơng ty mở rộng quan hệ tín dụng với nhà cung cấp để giữ được uy tín và được hưởng ưu đãi thanh toán sớm.
Hàng tồn kho cuối năm là 5.914 triệu đồng, tăng 382 triệu đồng so với đầu năm, tương ứng với tỷ lệ tăng 6,91%, tỷ trọng chiếm 4,63% tài sản ngắn hạn năm 2021. Tìm hiểu thực tế tại công ty cho thấy, hàng tồn kho tăng lên nguyên nhân là do Thành phẩm tăng 434 triệu đồng (8,14%) so với đầu năm cho thấy doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của thị trường, nhưng nếu chiến lược hàng tồn kho không hiệu quả sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn, giảm giá trị hàng hoá.
57
Về tài sản dài hạn: TSDH cuối năm là 41.335 triệu đồng, giảm 2.657
triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm 6,04% so với đầu năm. Tỷ trọng TSDH cuối năm chiếm 24,46%, giảm 17,57% so với đầu năm, chứng tỏ cơ cấu vốn dài hạn tập trung đầu tư vào TSCĐ phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, các khoản đầu tư bị chiếm dụng không đáng kể và phần lớn đã bị thu hồi.
Tài sản cố định cuối năm là 39.727 triệu đồng, giảm 2.890 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm 6,78% so với đầu năm; tỷ trọng TSCĐ giảm 0,76% (đầu năm chiếm 96,87%, cuối năm chiếm 96,11%). Trọng điểm của chính sách đầu tư của cơng ty là đầu tư vào tài sản cố định hữu hình, khoản mục này bao gồm: Nhà cửa, vật kiến trúc (giá trị 43.013 triệu đồng); Máy móc thiết bị (giá trị: 26.494 triệu đồng); Phương tiện vận tải (giá trị: 3.507 triệu đồng); Thiết bị, dụng cụ quản lý (giá trị 1.094 triệu đồng); Tài sản cố định khác (giá trị 47 triệu đồng). Năm 2021 công ty đầu tư mua mới thêm một số máy móc phục vụ quá trình sản xuất của DN trị giá 2.842 triệu đồng. Việc đầu tư thêm vào tài sản cố định là cơ sở để tăng năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của công ty.
Kết luận:
Tổng tài sản của doanh nghiệp tăng lên là tín hiệu tích cực cho thấy năng lực sản xuất kinh doanh của DN đã tăng. Từ những phân tích trên ta thấy, cơ cấu tài sản của công ty năm 2021 là tăng đầu tư vào TSNH và giảm TSDH. Xu hướng này là hoàn toàn phù hợp với cơng ty, góp phần nâng cao năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh, mở rộng quy mô kinh doanh. Tuy nhiên cơng ty cần quan tâm tới chính sách thương mại với khách hàng, theo dõi các khoản phải thu đến hạn để tiến hành thu hồi vốn, tránh việc không thu hồi được vốn. Cần xem xét sự biến động của thị trường và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng để bình ổn giá cả đầu vào, tránh dự trữ lượng hàng tồn kho quá lớn, gây ra tình trạng ứ đọng, gia tăng chi phí lưu trữ, bảo quản và gây lãng phí vốn.
58
Tài sản dài hạn của công ty chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng tài sản. Doanh nghiệp cần quan tâm đến việc đầu tư cho tài sản cố định hữu hình nhằm nâng cao và cải thiện năng lực sản xuất hiện tại. Bên cạnh đó, cơng ty cần có chính sách sử dụng tài sản hiệu quả, kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì hợp lý để tài sản có thể phục vụ lâu dài và hữu ích cho cơng ty.