Sơ đồ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên mặt hàng nước giải khát công nghiệp tại VN (Trang 30)

CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ ƯỚC LƯỢNG

3.2 Sơ đồ nghiên cứu

Xuất phát từ các câu hỏi nghiên cứu đã đề cập trong Chương 1, nghiên cứu này được thực hiện qua 3 bước như mô tả dưới đây.

Bước 1: Bước này gồm Bước 1b và Bước 1b. Bước 1a tác giả trả lời câu hỏi nghiên cứu số 1 về ngoại tác tiêu cực của nước giải khát đối với người tiêu dùng, dựa trên các nghiên cứu y học. Bước 1b, tác giả sử dụng tiếp cận kinh tế lượng và lý thuyết về cầu tiêu dùng để ước lượng hàm cầu nước giải khát tại Việt Nam, tính hệ số co giãn của cầu theo giá và theo thu nhập dựa trên bộ số liệu VHLSS 2010.

Bước 2: Thực hiện phân tích 3 tính chất căn bản của một chính sách thuế hiệu quả đã đề cập ở mục 2.2 và 2.3. Phân tích này nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu số 2: “Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt lên mặt hàng nước giải khát có phải là một chính sách thuế hiệu quả?” trong đó, (i) Hệ số co giãn của cầu theo giá giúp xác định tính hiệu quả kinh tế của thuế;

(ii) Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập giúp xác định chính sách thuế có đạt được tính cơng bằng dọc hay khơng.

Bước 3: Bước này nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu số 3 và 4. Từ kết luận ở Bước 2, tác giả sẽ trả lời câu hỏi “Chính phủ Việt Nam có nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát hay không?”. Đồng thời, tác giả sẽ ước lượng tác động của thuế đến mặt hàng nước giải khát dựa trên giả định thuế suất được áp dụng như Bộ Tài chính Việt Nam đề xuất vào tháng 2 năm 2014.

17

Hình 3.3: Sơ đồ nghiên cứu

Bước 1a

Có ngoại tác tiêu cực

Tiêu thụ nước giải khát có ngoại tác tiêu cực hay

khơng? Khơng có ngoại tác tiêu cực Bước 3 Có đánh thuế Chính sách thuế hiệu quả Phân tích chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát

Chính sách thuế khơng hiệu quả

Khơng đánh thuế

Hiệu quả kinh tế Tính cơng bằng Tính đơn giản

Bước

2 Tổn thất xã hội

là nhỏ nhất

Nguồn thu thuế là lớn hơn 0.

TRthuế - TCthuế > 0

Nguồn thu thuế là bé hơn 0.

TRthuế - TCthuế < 0

Độ co giãn của cầu theo

giá Độ co giãn của cầu theo thu nhập

Bước

1b Phân tích cầu nước giải khát

- Xây dựng hàm cầu nước giải khát

- Ước tính độ co giãn

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên tổng quan cơ sở lý thuyết

Công bằng ngang: Các sản phẩm tương tự như nước giải khát cũng phải chịu thuế.

Công bằng dọc: Đối tượng có khả năng chi trả cao thì nộp thuế nhiều.

18

3.3Lựa chọn mơ hình nghiên cứu

Tổng quan các nghiên cứu đo lường cầu nước giải khát trên thế giới và cầu tiêu dùng ở Việt Nam đã trình bày trong mục 2.6 cho thấy dạng hàm được sử dụng phổ biến nhất là dạng hàm AIDS. Hơn nữa, cách tiếp cận hệ thống như dạng mơ hình AIDS đảm bảo tính bền vững về mặt lý thuyết cầu vì cho phép thiết lập các ràng buộc tính cộng dồn, tính đồng nhất, tính đối xứng. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ sử dụng mơ hình AIDS để ước lượng cầu tiêu dùng nước giải khát.

Tổng quan các nghiên cứu trước cho thấy, cầu nước giải khát ở các nước là khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi thị trường. Vì vậy, để có thể xây dựng một hàm cầu có ý nghĩa cho mặt hàng nước giải khát tại Việt Nam, ngoài các yếu tố như giá cả và thu nhập được đề cập trong các mơ hình ngun thủy thì các yếu tố nhân khẩu học và kinh tế xã hội của các hộ gia đình ở Việt Nam cần phải được đưa vào mơ hình nghiên cứu. Bảng 3.1 dưới đây tóm tắt các biến sẽ được đưa vào xây dựng mơ hình nghiên cứu kinh tế lượng.

Bảng 3.1: Các biến được sử dụng trong mơ hình nghiên cứu

Các biến Định nghĩa Tác giả

Kỳ vọng dấu Biến định lượng/định tính Wi

Tỷ phần chi tiêu cho mặt hàng i trong 4 mặt hàng đồ uống

Deaton và Muellbauer

(1980) Định lượng

Log(Pj) Giá của mặt hàng j (j = 1, 2, 3, 4)

Deaton và Muellbauer

(1980) - Định lượng

Log(x)

Tổng chi tiêu của tất cả 4 mặt hàng có trong mơ hình

Deaton và Muellbauer

(1980) + Định lượng

Hk : Các biến giả và các biến thuộc nhân khẩu học của hộ gia đình.

Log(Age) Tuổi của chủ hộ.

Adam và Smed (2012); Zheng và Kaiser (2008); Phạm Thành Thái (2013); Vu Hoang Linh (2009); Le Quang Canh (2008) - Định lượng

Bảng 3.1: Các biến được sử dụng trong mơ hình nghiên cứu (tiếp theo)

Các biến Định nghĩa Tác giả

Kỳ vọng dấu Biến định lượng/định tính

Log(Hsize) Quy mơ hộ gia đình

Adam và Smed (2012); Alviola và đ.t.g (2010); Phạm Thành Thái (2013); Vu Hoang Linh (2009); Le Quang Canh (2008) + Định lượng Log(Edu) Học vấn của chủ hộ Adam và Smed (2012); Phạm Thành Thái (2013); Vu Hoang Linh (2009); và Le Quang Canh (2008) - Định lượng Gender

Biến giả cho biến giới tính của chủ hộ (Nam =1, 0 nếu khác; Nữ = 1, 0 nếu khác) Adam và Smed (2012); Phạm Thành Thái (2013); Vu Hoang Linh (2009); Le Quang Canh (2008) + Định tính Location

Biến giả cho biến khu vực (Thành thị =1, 0 nếu khác; Nông thôn = 1, 0 nếu khác) Alviola và đ.t.g (2010); Phạm Thành Thái (2013); Vu Hoang Linh (2009); Le Quang Canh (2008) + Định tính Groupi

Biến giả cho biến nhóm thu nhập, i = 1, 2, 3, 4, 5 (Nhóm 1: thấp nhất; Nhóm 5: cao nhất) trong đó, nhóm 1 (Group1) là nhóm tham chiếu Phạm Thành Thái (2013), Vu Hoang Linh (2009), và Le Quang Canh (2008) + Định tính

i, j 4 mặt hàng đồ uống (1: nước giải khát; 2: sữa; 3: cà phê; 4: chè)

Ui Là nhiễu ngẫu nhiên được giả định là tuân theo quy luật phân phối chuẩn với giá trị trung bình bằng khơng và phương sai khơng đổi

Mơ tả các biến:

(1) Biến phụ thuộc:

Wi: Tỷ phần chi tiêu cho mặt hàng i trong 4 mặt hàng đồ uống (nước giải khát, cà phê, sữa

tươi, và trà). Là tỷ lệ giữa phần giá trị chi tiêu cho mặt hàng i so với tổng chi tiêu cho 4 mặt hàng đồ uống.

(2) Biến độc lập:

Log(Pj): Giá của các mặt hàng đồ uống. Theo lý thuyết kinh tế vi mơ, giá của một mặt

hàng càng cao thì chi tiêu mặt hàng đó càng giảm, nên kỳ vọng quan hệ của biến này với biến phụ thuộc là nghịch biến.

Log(x): Tổng chi tiêu của tất cả 4 mặt hàng có trong mơ hình, được giả định là thu nhập

dành cho chi tiêu, theo lý thuyết kinh tế học vi mô, đối với các hàng hóa thơng thường khi thu nhập tăng lên thì chi tiêu cũng tăng theo. Các nghiên cứu thực nghiệm của Adam và Smed (2012), Alviola và đ.t.g (2010) cho thấy nước giải khát là sản phẩm thông thường, tác giả giả định các mặt hàng đồ uống trong nghiên cứu là các hàng hóa thơng thường. Vì vậy, kỳ vọng quan hệ của biến này với biến phụ thuộc là đồng biến.

Log(Age): Tuổi của chủ hộ. Trong nghiên cứu của Adam và Smed (2012) cho thấy gia đình có chủ hộ trẻ tuổi thường mua nhiều nước giải khát, tương tự là nghiên cứu của Zheng và Kaiser (2008); nghiên cứu của Phạm Thành Thái (2013), Vu Hoang Linh (2009), và Le Quang Canh (2008) cho thấy tuổi của chủ hộ ảnh hưởng có ý nghĩa đến chi tiêu cho thực phẩm. Vì vậy, kỳ vọng quan hệ của biến này với biến phụ thuộc là nghịch biến.

Log(Hsize): Qui mơ hộ gia đình. Nghiên cứu của Adam và Smed (2012), Alviola và đ.t.g

(2010) cho thấy cầu nước giải khát chịu ảnh hưởng dương của số lượng người trong một gia đình. Nghiên cứu ở Việt Nam của Phạm Thành Thái (2013), Vu Hoang Linh (2009), và Le Quang Canh (2008) cũng cho thấy qui mơ hộ gia đình có ảnh hưởng dương lên cầu tiêu dùng thực phẩm. Vì vậy, kỳ vọng quan hệ của biến này với biến phụ thuộc là đồng biến.

Log(Edu): Học vấn của chủ hộ. Nghiên cứu của Adam và Smed (2012) cho thấy số năm

đi học của chủ hộ càng cao thì nhu cầu nước giải khát càng ít, được giải thích là do nhận thức về vấn đề ảnh hưởng của nước giải khát đến sức khỏe tăng dần theo trình độ học vấn. Nghiên cứu của Phạm Thành Thái (2013), Vu Hoang Linh (2009), và Le Quang Canh

(2008) cho thấy trình độ học vấn có ảnh hưởng có ý nghĩa lên cầu thực phẩm ở Việt Nam. Tác giả cho rằng thị trường nước giải khát Việt Nam cũng có phản ứng tương tự như các thị trường khác, nghĩa là nhận thức về sức khỏe tăng dần theo trình độ học vấn chủ hộ. Vì vậy, kỳ vọng quan hệ của biến này với biến phụ thuộc là nghịch biến.

Gender: Giới tính chủ hộ, là biến giả (nam =1, nữ = 0). Nghiên cứu của Adam và Smed

(2012) cho thấy giới tính có ảnh hưởng đến cầu nước giải khát, nghiên cứu của Phạm Thành Thái (2013), Vu Hoang Linh (2009), và Le Quang Canh (2008) ở Việt Nam cho thấy chủ hộ là nam thì cầu thực phẩm của hộ gia đình cao hơn. Tác giả cho rằng, ở Việt Nam việc chi tiêu cho các mặt hàng đồ uống cũng tương tự như việc chi tiêu cho các loại thực phẩm. Vì vậy, kỳ vọng quan hệ của biến này với biến phụ thuộc là đồng biến.

Location: Khu vực sinh sống, được chia thành hai nhóm là thành thị và nơng thơn (thành thị =1, nông thôn =0). Nghiên cứu của Alviola và đ.t.g (2010) cho thấy cầu các loại đồ uống ở các khu vực là khác nhau, còn nghiên cứu của Phạm Thành Thái (2013), Vu Hoang Linh (2009), và Le Quang Canh (2008) cho thấy khu vực thành thị thường chi tiêu nhiều hơn cho các loại thực phẩm. Vì vậy, kỳ vọng quan hệ của biến này với biến phụ thuộc là đồng biến.

Groupi: Thu nhập của hộ gia đình được chi thành 5 nhóm, nhóm 1 là nhóm có thu nhập

thấp nhất, cịn nhóm 5 là nhóm có thu nhập cao nhất. Nghiên cứu của Phạm Thành Thái (2013), Vu Hoang Linh (2009), và Le Quang Canh (2008) cho thấy cầu thực phẩm đắt tiền (thịt bị, thịt gà) tăng theo các nhóm thu nhập của hộ gia đình. Đối với nước giải khát, có thể là hàng hóa bình thường đối với hộ gia đình khá giả, nhưng cũng có thể là hàng xa xỉ đổi với các hộ gia đình có thu nhập thấp. Vì vậy, kỳ vọng quan hệ của biến này với biến phụ thuộc là đồng biến.

i,j: 4 mặt hàng đồ uống (1: nước giải khát; 2: sữa; 3: cà phê; 4: chè). Các nghiên cứu của

Adam và Smed (2012), Alviola và đ.t.g (2010) đã đưa 4 mặt hàng này vào xây dựng hàm cầu AIDS. Các mặt hàng này được giả định là có khả năng thay thế cho nhau, do đó ngân sách dành cho tiêu dùng các mặt hàng này sẽ bị chia sẻ để đảm bảo tính cộng dồn và tính đối xứng của hàm cầu.

Sau khi bổ sung một số biến nhân khẩu học cho phù hợp với thị trường Việt Nam. Hàm cầu đồ uống ở Việt Nam dạng AIDS được viết như sau.

wi i 4    ij j ln p j   ln  x   P k 1 ik HkUi (3.7)

3.4Các giả thuyết nghiên cứu

Quy luật cầu trong lý thuyết kinh tế học vi mô cho rằng, với điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, đối với hàng hóa thơng thường khi giá cả tăng thì lượng cầu giảm và ngược lại. Vì vậy, độ co giãn của cầu theo giá thường là một số âm. Nghiên cứu thực nghiệm về cầu tiêu dùng đồ uống của Adam và Smed (2012), Alviola và đ.t.g (2010), Zheng và Kaiser (2008) đều cho thấy độ co giãn của cầu theo giá riêng là âm. Nghiên cứu của Trần Kim Chung và đ.t.g (2014) ở Việt Nam cũng cho thấy kết quả tương tự. Căn cứ vào cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm nêu trên, giả thuyết sau đây được xây dựng để kiểm định một phần lý thuyết cầu cho các sản phẩm đồ uống tại Việt Nam.

Giả thuyết 1 (H1): Các độ co giãn của cầu theo giá riêng cho các mặt hàng đồ uống có giá trị âm.

Nếu một sản phẩm là hàng hóa thơng thường, thì khi thu nhập tăng lên, lượng cầu mặt hàng này cũng tăng. Vì vậy, đối với những loại hàng hóa này thì độ co giãn của cầu theo thu nhập là dương. Nếu là hàng hóa thứ cấp, thì khi thu nhập của người mua tăng, lượng cầu mặt hàng này lại giảm nên độ co giãn của cầu theo thu nhập là âm. Các mặt hàng đồ uống không cồn được xem là những hàng hóa thơng thường đối với hầu hết mọi người nhưng cũng có thể là hàng hóa xa xỉ đối với những người thu nhập thấp. Nghiên cứu thực nghiệm về cầu tiêu dùng đồ uống của Adam và Smed (2012), Alviola và đ.t.g (2010) cho thấy độ co giãn của cầu theo thu nhập đều dương và các sản phẩm đồ uống không cồn đều là các sản phẩm thông thường. Căn cứ vào cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm nêu trên, giả thuyết sau đây được xây dựng để kiểm định một phần lý thuyết cầu cho các sản phẩm đồ uống tại Việt Nam.

Giả thuyết 2 (H2): Các độ co giãn của cầu theo thu nhập (chi tiêu) cho các mặt hàng đồ

uống có giá trị dương.

3.5Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu được trích lọc ra từ bộ dữ liệu của cuộc điều tra về mức sống của hộ gia đình ở Việt Nam năm 2010 (VHLSS 2010) do Tổng cục Thống kê thu thập. Bộ dữ liệu

i

6 

này chứa các thông tin về thu nhập, chi tiêu của hộ gia đình; các thơng tin về nhân khẩu học của các thành viên trong hộ, gồm: tuổi, giới tính, dân tộc, tình trạng hơn nhân, nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe, giáo dục, y tế,...v.v.

Tác giả sử dụng mẫu “thu nhập và chi tiêu” gồm 9,399 hộ gia đình trong cuộc khảo sát để phân tích. Trong nghiên cứu này, ngoài việc xem xét chi tiêu của các hộ gia đình cho mặt hàng nước giải khát, tác giả cũng quan tâm đến các mặt hàng liên quan như: sữa tươi, bia, cà phê uống liền, chè uống liền đã được đề cập trong các nghiên cứu của Adam và Smed (2012); Alviola và đ.t.g (2010); và Zheng và Kaiser (2008).

Dữ liệu chứa thông tin tiêu dùng của hộ gia đình cho các mặt hàng đồ uống tại mục muc5a2, trong đó các mặt hàng nước giải khát, sữa tươi, cà phê, và chè có mã số lần lượt là 146; 143; 148, và 150. Dữ liệu chứa các thông tin về: khối lượng tiêu thụ (lít/tháng; kg/tháng), trị giá tiêu thụ (nghìn đồng/tháng); khối lượng mua, tự túc; được cho, biếu, tặng.

Nghiên cứu này chỉ sử dụng phần các hộ gia đình mua hoặc đổi để tiêu dùng trong tháng bình thường. Các phần tự túc hoặc nhận được từ biếu tặng; và tiêu dùng trong các dịp lễ tết không được xem xét trong nghiên cứu này. Bảng sau đây mô tả khái quát dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu.

Bảng 3.2: Tổng quan mẫu nghiên cứu

Mặt hàng

Có tiêu dùng Khơng

tiêu dùng Tỷ lệ trong mẫu

Số quan sát Trung bình Giá trị tiêu dùng lớn nhất Giá trị tiêu dùng nhỏ nhất Số quan sát Có tiêu dùng Khơng tiêu dùng hộ nghìn đồng/tháng hộ % Nước giải khát 1.739 42,98 600 4 7.660 18,50 81,50 Sữa tươi 2.126 126,98 1.500 3 7.273 22,.62 77,38 Cà phê 875 33,21 345 5 8.524 9,31 90,69 Chè 5.338 30,68 450 2 4.061 56,79 43,21

Nguồn: Thống kê của tác giả từ bộ dữ liệu VHLSS 2010

Trong tổng số 9.399 hộ được điều tra, số lượng hộ gia đình có tiêu dùng nước giải khát tại thời điểm điều tra là 1.739 hộ, chỉ chiếm 18,5% mẫu điều tra. Chè là mặt hàng được các hộ

tiêu dùng nhiều nhất với 5.338 hộ trong mẫu có sử dụng, chiếm 56,79% mẫu nghiên cứu. Điều này cũng dễ hiểu bởi trong đời sống người dân Việt Nam chè là thức uống khá phổ biến. Sữa tươi cũng là mặt hàng được sử dụng khá nhiều với 2.126 hộ chiếm 22,62% mẫu điều tra. Riêng mặt hàng cà phê chỉ có 875 hộ đã sử dụng ở thời điểm điều tra. Tác giả sẽ xử lý vấn đề thiếu dữ liệu của các hộ không tiêu dùng để thu được dữ liệu về giá trong mục 3.6 dưới đây. Sau khi xử lý vấn đề này, cỡ mẫu trong nghiên cứu này là 3.399 quan sát.

Để tính chỉ số giá cả của các mặt hàng nói trên, tác giả lấy tổng chi tiêu của mỗi sản phẩm chia cho khối lượng sản phẩm tương ứng được tiêu thụ trong tháng. Kết quả giá trung bình của các sản phẩm được thể hiện trong Bảng 3.3.

Bảng 3.3: Giá trung bình của các sản phẩm đồ uống

Mặt hàng Đơn vị tính Có tiêu dùng Số quan sát Trung bình Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên mặt hàng nước giải khát công nghiệp tại VN (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w