5.1Kết luận
Thuế tiêu thụ đặc biệt có nên áp dụng cho mặt hàng nước giải khát ở Việt Nam hay không đến nay vẫn đang là một vấn đề gây tranh cãi. Phía cơ quan quản lý nhà nước cho rằng cần phải đánh thuế lên mặt hàng này để giảm thiểu ngoại tác tiêu cực, nhưng lại vấp phải sự phản ứng từ các nhà sản xuất và người tiêu dùng. Trên thế giới khơng có sự đồng thuận trong việc có sử dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát, hiện có khoảng 34 nước và vùng lãnh thổ có áp dụng thuế đối với mặt hàng này. Tuy nhiên cũng có một số quốc gia đã từng đánh thuế nước giải khát nhưng rồi giảm thuế suất hoặc bãi bỏ chính sách thuế này. Do vậy, việc quyết định có hay khơng áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên mặt hàng nước giải khát hay không cần được xem xét kỹ hơn.
Kết quả phân tích chỉ ra rằng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng nước giải khát ở Việt Nam không đạt được 2 trong 3 tiêu chí quan trọng của một chính sách thuế tốt là (1) tính kinh tế và (2) tính cơng bằng, trong khi tiêu chí cịn lại là tính đơn giản (khả thi) cũng khơng được ủng hộ nếu chính sách thuế với các mức thuế suất phân biệt được áp dụng. Kết quả nghiên cứu độ co giãn của cầu theo thu nhập và độ co giãn của cầu theo giá cũng cho thấy nước giải khát không phải là một sản phẩm xa xỉ, nên việc đánh thuế sẽ không thỏa mãn những lập luận cơ bản ủng hộ chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt. Hơn nữa, chưa có luận cứ chắc chắn cho rằng việc tiêu dùng nước giải khát tồn tại ngoại tác như lập luận của Bộ Tài Chính đưa ra. Trên cơ sở đó, tác giả kết luận không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên mặt hàng nước giải khát ở thời điểm hiện tại.
5.2Khuyến nghị chính sách
Thứ nhất, dựa trên kết quả nghiên cứu này, tác giả kiến nghị Bộ Tài Chính khơng nên đưa nước giải khát vào danh mục các mặt hàng được xem xét để áp thuế tiêu thụ đặc biệt, vì: (i) Kết quả phân tích cho thấy, thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát không thỏa mãn 3 tiêu chí quan trọng của một chính sách thuế hiệu quả; (ii) Thuế có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế như đã phân tích trong mục 4.7. Ngoài ra, việc áp thuế trong điều kiện Việt Nam thực hiện cam kết ASEAN là khơng hiệu quả vì nó có thể khiến cho giá của các mặt hàng sản xuất trong nước cao hơn so với các nước trong khu vực và do đó người dân sẽ sử dụng nước giải khát của các nước lân cận.
Thứ hai, phân tích độ co giãn của cầu theo giá cho thấy nước giải khát có cầu co giãn mạnh theo giá, nếu thuế được áp dụng sẽ gây ra biến dạng hành vi kinh tế, và mục tiêu doanh thu thuế sẽ khơng đạt được. Do đó, nếu mục tiêu của thuế là nguồn thu, chính phủ có thể xem xét đánh thuế dựa trên doanh thu bán hàng, hoặc cải tiến chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp. Chính sách này có thể được ủng hộ để làm giảm hiện tượng chuyển giá của các nhà sản xuất nước giải khát nước ngoài tại Việt Nam (xem Phụ lục 12). Trong khi thuế nhắm vào một mình nước giải khát có ga có thể vi phạm nguyên tắc “Đối xử quốc gia”, cịn thuế tiêu thụ đặc biệt khơng đạt hiệu quả như đã thảo luận ở trên.
Thứ ba, kết quả phân tích độ co giãn của cầu theo thu nhập cho mặt hàng nước giải khát cho thấy đây khơng phải là hàng hóa xa xỉ. Theo Mccarten và Stotsky (1995) nếu một mặt hàng có độ co giãn của cầu theo thu nhập nhỏ hơn 1 thì chính sách thuế gián thu như thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ là chính sách thuế lũy thối. Trong trường hợp này, Chính phủ nên theo đuổi chính sách thuế doanh thu, hoặc hồn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng. Như vậy, nếu mục tiêu của chính sách thuế là nhằm tăng nguồn thu của Chính phủ, thì Bộ Tài Chính nên xem xét sử dụng các chính sách thuế khơng làm biến dạng hành vi tiêu dùng như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế doanh thu (đánh thuế dựa trên doanh thu bán hàng).
Thứ tư, kết quả ước lượng độ co giãn chéo của nước giải khát với các mặt hàng đồ uống khác như sữa tươi, cà phê, chè đều dương ngụ ý rằng các sản phẩm này có thể thay thế cho nhau. Trong 3 mặt hàng đồ uống được đưa vào so sánh với nước giải khát, đáng chú ý là độ co giãn chéo giữa cầu nước giải khát và giá sữa tươi là 1,19, có nghĩa là nếu giá sữa tươi tăng 1% thì lượng cầu của nước giải khát sẽ tăng 1,19%; và độ co giãn chéo giữa cầu sữa tươi và giá nước giải khát là 0,66, nghĩa là nếu giá nước giải khát tăng lên 1% thì cầu sữa tươi tăng lên 0,66% (xem Phụ lục 10). Kết quả này đưa đến một ngụ ý rằng nếu mục tiêu của thuế là làm giảm lượng tiêu thụ nước giải khát để giảm ngoại tác thì cơ quan quản lý có thể dùng cơng cụ khác để tránh các bóp méo thị trường do thuế gây ra. Thay vì dùng thuế nên thiết kế các chính sách để làm giảm giá sữa vừa kích thích người dân sử dụng sản phẩm an tồn hơn cho sức khỏe vừa tránh được các bóp méo kinh tế do thuế gây ra.
Thứ năm, nước giải khát ở Việt Nam là mặt hàng có rất nhạy cảm với giá cả, đồng thời khơng phải là một hàng hóa xa xỉ. Kết quả này đưa đến một ngụ ý chính sách rằng các nhà sản xuất nước giải khát có thể sử dụng cơng cụ giá để mở rộng thị trường, và chú trọng hơn đến các khu vực thị trường có thu nhập thấp như khu vực nơng thơn và miền núi.
5.3Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
Mặc dù nghiên cứu đã tập trung phân tích một cách có hệ thống chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát theo khung phân tích kinh tế học về thuế. Tuy nhiên, tác giả cho rằng nghiên cứu này tồn tại một số hạn chế sau:
Thứ nhất, dữ liệu VHLSS2010 chứa nhiều quan sát tiêu dùng bằng không khiến cho việc ước lượng gặp khó khăn. Bên cạnh đó, dữ liệu nước giải khát được thu thập chung cho tất cả các loại mà khơng được phân chia theo chủng loại. Chính vì vậy, nghiên cứu khơng thể phân tích sâu hơn về cầu tiêu dùng cho các loại nước giải khát. Đây cũng là một trong những lý do tại sao tác giả nghiên cứu toàn bộ nước giải khát chứ khơng phải chỉ phân tích cho nước giải khát có ga như đề xuất của Bộ Tài Chính. Bên cạnh đó, hạn chế về dữ liệu của các nhà sản xuất không cho phép tác giả đo lường được độ co giãn của cung, do đó những phân tích về tác động kinh tế của thuế lên mặt hàng nước giải khát không thể hiện cụ thể.
Thứ hai, hạn chế về khả năng tiếp cận thông tin khiến tác giả khơng thể xác định được chi phí hành thu cũng như doanh thu các loại thuế tiêu thụ đặc biệt của các sản phẩm đang áp loại thuế này, ví dụ rượu bia. Hạn chế này làm giảm mức độ chính xác của phân tích tiêu chí tính đơn giản của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát.
Từ những hạn chế này, tác giả đề xuất hai hướng nghiên cứu tiếp theo là (1) nghiên cứu phía cung nước giải khát để đánh giá chính xác tác động của thuế đối với nền kinh tế; và (2) nghiên cứu tính đơn giản của chính sách thuế tập trung vào phân tích chi phí hành thu cũng như các phản ứng của các nhà sản xuất khi thế được áp dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1. Trần Kim Chung (2014), “Ngành công nghiệp nước giải khát và tác động kinh tế của thuế tiêu thụ đặc biệt tại Việt Nam”, Diễn Đàn: Triển vọng ngành Thực phẩm và Đồ
uống tại Việt Nam, truy cập ngày 15/12/2014 tại địa chỉ: http://36mfjx1a0yt01ki78v3bb46n15gp.wpengine.netdna-cdn.com/wp-
content/uploads/2014/04/7-Tran-Kim-Chung-SoftDrink-Ind_VN_2.pdf
2. Phạm Thành Thái (2013), Phân tích cấu trúc cầu các sản phẩm thịt và cá: Nghiên cứu thực nghiệm cho tiếp cận kinh tế lượng cho trường hợp Việt Nam, Luận án
Tiến Sĩ Kinh Tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đỗ Thiên Anh Tuấn (2014), Chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam,
nghiên cứu tình huống, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
4. VietinbankSc (2014), Ngành nước giải khát không cồn Việt Nam, Báo cáo ngành
VietinbankSC, truy cập ngày 10/12/2014 tại địa chỉ:
http://www.vietinbanksc.com.vn/Handlers/DownloadAttachedFile.ashx?NewsID=306 476
Tài liệu Tiếng Anh
5. Adam, Abdulfatah S. and Smed, Sinne (2012), “The effects off different types of taxes on soft-drink consumption”, FOI Worrking Paper.
6. Adjene, Josiah O.; Ezeoke, Joseph C. and Nwose, Ezekiel U. (2010), “Histological effects of chronic consumption of soda pop drinks on kidney of adult Wister rats”,
North American Journal of Medical Sciences, Vol 2, pp. 215-217.
7. Alviola, Pedro A.; Capps, Oral J. and Wu, Ximing. (2010), “Micro-Demand Systems Analysis of Non-Alcoholic Beverages in the United States: An Application of Econometric Techniques Dealing With Censoring”, Agricultural & Applied Economics Association’s 2010 AAEA, CAES & WAEA Joint Annual Meeting, truy cập
ngày 8/4/2015 tại địa chỉ: http://ageconsearch.umn.edu/bitstream/60462/2/Micro- Demand%20Systems%20Analysis%20of%20Non-
Alcoholic%20in%20the%20United%20States%20An%20Application%20of%20Econ ometric%20Tchniques%20Dealing%20with%20Censoring.pdf
8. Bahl, Roy; Bird, Richard and Walker, Mary B. (2003), “The uneasy case against discriminatory excise taxation: Soft drink taxes in Ireland”, Public Finance Review,
Vol 31, pp 510-533.
9. Barten, A.P. (1964), “Consumer demand functions under conditions of almost additive preferences”, Econometrica, Vol 32, pp. 1-38.
10. Barten, A.P. (1968), “Estimating Demand Equations”, Econometrica, Vol 36, pp. 213- 251.
11. Berardi, Nicoletta; Sevestre, Patrick; Tepaut, Marine and Vigneron, Alexandre (2013),
The impact of a ‘soda tax’ on prices. Evidence from French micro data, Banque de
France, Paris.
12. Bray, George A.; Nielsen, Samara J. and Popkin, Barry M. (2004), “Consumption of high fructose corn syrup in beverages may play a role in the epidemic of obesity”,
American Journal of Clinical Nutrition, Vol 79, pp. 537-543.
13. Business Monitor International (2013), VietNam Food and Drink Report, Business
Monitor international Ltd, London.
14. Chern, Wen S.; Ishibashi, Kimiko; Taniguchi, Kiyoshi and Yokoyama, Yuki (2003), “Analysis of food consumption behavior by Japanese households”, FAO Economic and Social Development working paper, Vol 152.
15. Deaton, Angus and Muellbauer, John (1980), “An Almost Ideal Demand System”,
American Economics Review, Vol. 70, pp. 312-326.
16. Daley, M.; Malik, I.; Shuster, J.; Jenkins, A.; Logan, C.; Barnett, T.; Riehle, R. and Zackson, D. (1992), “Soft drink consumption and urinary stone recurrence: A randomized prevention trial”, Journal of Clinical Epidemiology, Vol 45, pp. 911- 916.
17. Gravelle, Hugh and Rees, Ray (2004), Microeconomics, Prentice Hall.
18. Heckman, James J. (1979), “Sample selection bias as a specification error”,
Econometrica, Vol 47, pp. 153 - 162.
19. Heien, Dale and Wessells, Cathy R. (1990), “Demand system estimation with microdata: A censored regression approach”, Journal of Business and Economic Statistics, Vol 8, pp. 365–371.
20. Houthakker, H. S. and Taylor, L. D. (1966), Consumer Demand in the United States:
Analysis and Projections. Cambridge, MA: Harvard University Press.
21. Jandt, Klaus D. (2006), “Probing the future in functional soft drinks on nanometer scale towards tooth friendly soft drinks”, Trends in Food Science and Technology, Vol 17, pp. 263-271.
22. Kubik, Martha Y.; Lytle, Leslie A. and Storey, Mary (2005), “Soft drinks, candy, and fast food: What parents and teachers think about the middle school food environment”,
Journal of the American Dietetic Association, Vol 105, pp. 233-239.
23. Larsson, Susanna; Bergkvist, Leif and Wolk, Alicja. (2006), “Consumption of sugar and sugar-sweetened foods and the risk of pancreatic cancer in a prospective study”,
American Journal of Clinical Nutrition, Vol 84, pp. 1171-1176.
24. Leser, C. (1963), “Forms of Engel Functions”, Econometrica, Vol 31, pp. 694-703. 25. Le Quang Canh (2008), “An Empirical Study of Food Demand in Vietnam”, Asean
Economic Bulletin, Vol 25, pp. 283-292.
26. Lussi, A.; Jaggi, T. and Scharer, S. (1993), “The influence of different factors on in vitro enamel erosion”, Caries Research, Vol 27, pp. 387-393.
27. Mankiw, G. (2010), Principles of Microeconomics, Cengage Learning, Singapore. 28. Massey, Linda K. and Hollingbery, Patsy W. (1988), “Acute effects of dietary caffeine
and sucrose on urinary mineral excretion of healthy adolescents”, Nutrition Research, Vol 8, pp. 1005- 1012.
29. Massey, Linda K. and Strang, M.M. (1982), “Soft drink consumption, phosphorus intake, and osteoporosis”, Journal of American Dietetic Association, Vol 80, pp. 581- 583.
30. Mathew, Roy J. and Wilson, William H. (1985), “Caffeine induced changes in cerebral circulation”, Stroke, Vol 16, pp. 814-817.
31. Mccarten, William J. and Stotsky, Janet (1995), “Excise Taxes”, Tax policy Handbook, pp. 100-103.
32. Moschini, Giancarlo (1995), “Units of Measurement and the Stone Index in Demand System Estimation”, American Agricultural Economics Association, Vol 77, pp. 63-
68.
33. Oxford Economic (2013), The Impacts of Selective Food and Non-Alcoholic Beverages Taxes, Oxford Economic Center.
34. Oxford Economics (2010), The Economic Benefits of the Reduction in Sales Tax on Soft Drinks in Egypt: An Update, Oxford Economics Center.
35. Parker (1986). “Caffeine-induced psychosis”, Canadian Journal of Hospital Pharmacy, Vol 39, pp. 13-15.
36. Perrin, Eliana M.; Flower, Kori B.; Garret, Joanne and Ammerman, Alice S. (2005), “Preventing and treating obesity: Pediatricians’ self-efficacy, barriers, resources, and advocacy”, Ambulatory Pediatrics, Vol 5, pp. 150-156.
37. Pindick, R. and Rubinfeld, D. (1995), Microeconomics, Prentice–Hall International
Inc.
38. Rangan, Anna; Hector, Debra; Louie, Jimmy; Flood, Victoria M. and Gill, Tim (2009), Soft drinks, weight status and health: A review, NSW Centre for Public Health Nutrition.
39. Sorvari, R. and Rytoma, I. (1991), “Drinks and dental health”, Proceedings of the Finnish Dental Society, Vol 87, pp. 621-631.
40. Stiglitz, J. (1986), Economics of the Public Sector, W.W Norton & Company, New
York.
41. Stone, J. R. N. (1954), “Linear Expenditure Systems and Demand Analysis: An Application to the Pattern of British Demand”, Economics Journal, Vol 64, pp. 51-27.
42. Tahmassebi, J.F.; Duggal, M.S.; Malik-Kotru, G. and Curzon, M.E.J. (2006), “Soft drinks and dental health: A review of the current literature”, Journal of Dentistry, Vol
34, pp. 2-11.
43. Temple, Norman J.; Steyn, Nelia; Myburgh, Neil G. and Nel, Johanna H. (2006), “Food items consumed by students attending schools in different socioeconomic areas in Cape Town, South Africa”, Nutrition, Vol 22, pp. 252-258.
44. Theil, Henri (1965), “The Information Approach to Demand Analysis”, Econometrica, Vol 33, pp. 67-87.
45. Theil, Henri and Clements, W. (1987), “Applied demand analysis results from system- wide approaches”. Cambridge, MA Ballinger.
46. Vu Hoang Linh (2009), “Estimation of Food Demand from Household Survey Data in Vietnam” Depocen Working Papers, Working Paper Series No. 2009/12.
47. Watson, Joanne M.; Lunt, Micheal J.; Morris, Steven; Weiss, Melanie J.; Hussey, David and Kerr, David (2000), “Reversal of Caffeine withdrawal by ingestion of a soft beverage”, Pharmacology Biochemistry and Behaviour, Vol 66, pp. 15-18.
48. Working, Holbrook (1943), “Statistical Laws of Family Expenditure”, Journal of the American Statistical Association, Vol 38, pp. 257-74.
49. Zheng, Yuqing and Kaiser, Harry M. (2008), “Advertising and U.S. Nonalcoholic Beverage Demand”, Agricultural and Resource Economics Review, Vol 37/2, pp. 147- 159.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Tìm hiểu về ngoại tác tiêu cực của nước giải khát
Khơng có sự thống nhất về tác động tiêu cực của nước giải khát lên sức khỏe người tiêu dùng sản phẩm này. Xu hướng ủng hộ cho rằng nước giải khát làm tăng cân dẫn đến tình trạng béo phì, tiểu đường, và các vấn đề về thận. Tuy nhiên, ở thái cực ngược lại, người ta cho rằng không đủ bằng chứng để kết luận nước giải khát gây ra các vấn đề sức khỏe.
Ở xu hướng ủng hộ, có nhiều nghiên cứu cố gắng thuyết phục các nhà làm chính sách rằng nước giải khát chứa axit photphoric, CO2 bão hòa, đường là nguyên dân dẫn đến một loạt các chứng bệnh như béo phì, lỗng xương, tiểu đường, răng miệng…v.v.
Thứ nhất, xem xét tác động tới men răng của nước giải khát. Nghiên cứu của Sorvari và Rytoma (1991) đưa ra kết luận rằng chất đường có trong trong đồ uống giải khát, khi sử dụng sẽ được chuyển hóa bởi các vi sinh vật mảng bám trong miệng người uống tạo ra axit hữu cơ dẫn đến sâu răng. Lussi và đ.tg (1993) cho rằng nước giải khát có ga, nước tăng lực có nồng độ pH = 2.74, tương đương với nồng độ của một axit mạnh là nguyên nhân làm giảm độ cứng bề mặt của răng. Nghiên cứu của Jandt (2006) kết luận nước giải khát có ga