(FREQUENCY CONVERSION) 1 Mục tiêu:

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM MCM21 (Trang 47)

1. Mục tiêu:

1.1: Khảo sát sự hoạt động của bộ đổi tần với MOSFET kênh đôi. 1.2: Khảo sát các mối quan hệ tần số và sản phẩm chuyển đổi. 1.3: Tách trung tần thông qua mạch LC với điều hưởng kép.

2. Trang thiết bị cần thiết:

2.1: Bộ phận cơ bản: nguồn modul PSU/EV, bộ khung modul MU/EV, SIS3. 2.2: Module thí nghiệm MCM21/EV.

2.3: Các ngoại vi:

- DĐKĐT 2 kênh. - Máy phát chức năng. - Đồng hồ đo tần số. - Đồng hồ vạn năng. - Các jumper và dây nối.

3 Cơ sở lý thuyết.

a) Tổng quan.

Trong một số ứng dụng để thuận tiện người ta thường sử dụng phương pháp dịch tần. Một ứng dụng cụ thể là trong máy thu đổi tần hình (10.1). Tần số sóng vô tuyến (RF) được anten thu cảm nhận sau đó được khuếch đại qua bộ khuếch đại đầu vào RF.AMPL. Tín hiệu này được trộn với tín hiệu do bộ dao động nội (Local Oscillator – LO) để tạo ra tín hiệu ở dải trung tần. Như vậy đầu ra của bộ trộn là tín hiệu có tần sô thấp hơn tần số thu.

Đổi tần thường chỉ được sử dụng trong các hệ thống thông tin, ví dụ như trong điều chế. Tần số sóng mang ở trung tần bao giờ cũng thấp hơn tần số phát. Để có thể dịch tần số này sang một tần số khác thì điều cần thiết phải có là một bộ tạo dao động, bộ dao động này thường được gọi là bộ dao động nội.

Nếu một bộ dao động được thiết kế mà dùng trong mạch dịch tần thì nó được gọi là bộ chuyển đổi. Chúng ta cũng có thể phân biệt riêng thành bộ dao động nội và bộ trộn. Bộ dịch tần cũng có nhiều tê gọi khác nhau như: bộ đổi tần, bộ trộn, bộ tạo phách, bộ tạo phách có xử lý. Với cộng nghệ ngày nay, các thiết bi có thể hoạt động trên nhiều tần số. Trong phần bài tập này bộ trộn tần sử dụng loại Mosfet 2 cổng (Dual Gate Mosfet).

Hình 10.1. Sơ đồ khối của hệ thống thu vô tuyến.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM MCM21 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w