Spectrum of the FM signal.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM MCM21 (Trang 37 - 39)

1. Mục tiêu:

1.1: Khảo sát phổ của tín hiệu được điều chế tần số. 1.2: Đưa ra những nhận xét, kết luận về điều chế tần số.

2. Trang thiết bị cần thiết:

2.1: Bộ phận cơ bản: nguồn modul PSU/EV, bộ khung modul MU/EV, SIS3. 2.2: Module thí nghiệm MCM21/EV.

2.3: Các ngoại vi:

- DĐKĐT 2 kênh. - Máy phát chức năng. - Đồng hồ đo tần số. - Đồng hồ vạn năng. - Các jumper và dây nối.

3. Công tác chuẩn bị của sinh viên:

3.1: Tìm hiểu lý thuyết về phổ, điều chế tần số.

3.2: Lấy các trang thiết bị cần thiết để chuẩn bị thí nghiệm. 3.3. Kết nối module MCM 21/EV vào box thực hành. 3.4. Khởi động phần mềm DIDA từ máy tính.

3.5: Gỡ bỏ tất cả các jumper trên modul thí nghiệm MCM-21.

3.6. Từ phần mềm DIDA vào Lessons (hoặc từ ) chọn Module MCM21→

Spectrum of the FM signal.

4. Các nội dung, quy trình thực hiện:

4.1: VCO2: LEVEL khoảng 2Vpp, tần số khoảng 700KHz. 4.2: VCO1: LEVEL khoảng 2Vpp, tần số khoảng 1150KHz.

4.3: SWEEP: DEPTH xoay hết hoàn toàn theo ngược chiều kim đồng hồ . 4.4: RF DETECTOR: LEVEL xoay hết theo chiều kim đồng hồ.

4.5: BALANCED MODULATOR 2: CARRIER NULL ở vị trí giữa, để làm cho mạch hoạt động như bộ đổi tần (điều chế cân bằng với sóng mang triệt tiêu ); LEVEL xoay hết theo chiều kim đồng hồ..

4.6: Nối các mạch lại với nhau như sau:TP18 – TP15; TP2 – TP3; TP6 – TP14;

TP16 – TP10; TP11 – TP12. (Quan sát hình 8.1)

4.7: Đặt DĐKĐT trong chế độ X-Y (X = 0.5V/div, Y = 50mV/div). Nối bộ tạo quét (TP1) tới kênh X và tín hiệu được tách sóng (TP13) tới kênh Y.

4.8: Qua TP17, đưa vào một tín hiệu điều chế với biên độ khoảng 0.4Vpp và tần số 5 KHz.

Hình 8.1. Sơ đồ kết nối các mạch để thực hiện khảo sát phổ của t/h FM

4.9: Thay đổi tần số sóng mang (VCO2), đến khi trên DĐKĐT xuất hiện phổ của tín hiệu FM như sau:

Hình 8.2. Phổ của tín hiệu FM

4.10: Để nhận được sự thể hiện tốt nhất, hiệu chỉnh độ lệch của bộ tạo quét (DEPTH) và CARRIER NULL của bộ điều chế cân bằng.

4.11: Trả lời câu hỏi trên màn hình.

5. Kết luận, các yêu cầu cần đạt được đối với sinh viên sau khi thực hành:

Sau khi thực hành sinh viên phải giải thích được những sự thay đổi và các thông số trên mdul thí nghiệm. Qua đó rút ra các kết luận về:

- Điều chế tần số.

- Ưu nhược điểm của điều chế tần số. - So sánh với điều chế biên độ.

Bài 8

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM MCM21 (Trang 37 - 39)