Bộ giải điều chế Foster-Seely cho trên hình 9.4. Tín hiệu Fm được cảm ứng qua mạch cộng hưởng L6-CV1, điều chỉnh tới tần số trung tâm của tín hiệu điều tần.Tín hiệu vào được giữ trên C22, L5. Hai diode tách sóng D3 và D5 và mắt lọc C-R thực hiện tách sóng đường bao.
Tần số được hiệu chỉnh qua L6-CV1. Khi mạch hoạt động có thể có 3 trường hợp xảy ra: - Tần số f của tín hiệu vào FM bằng tần số F0.
- Tần số vào cao hơn tần số F0 - Tần số vào thấp hơn tần số F0
+ Trường hợp 1: f = F0
Đặc tính pha trong trường hợp này cho trên hình 9.5 a. Tín hiệu vào Vin sẽ bị dịch pha đi 90 độ so với tín hiệu VFM . Có hiện tượng này là do ảnh hưởng của tụ CV1 và L6. Véc tơ tín hiệu trên D3 và D5 được xác là tổng của các véc tơ tín hiệu VFM và ±Vind/2. Về mặt biên độ chúng tương ứng nhau, nhưng pha ngược nhau. Kết quả tín hiệu ra V0 là tổng hợp của hai tín hiệu tách sóng thành phần nhận được khi qua D3 và D5.
+ Trường hợp 2: f >F0
Khi mà tần số tín hiệu vào FM vượt quá tần số F0 . Khi đó mạch cộng hưởng L6-CV1 sẽ có tính cảm kháng lớn hơn dung kháng, kết quả là tín hiệu ra V0 sẽ không dương (hình 9.5 b)
+ Trường hợp 3: f < F0
Khi mà tần số tín hiệu vào FM nhỏ hơn tần số F0 . Khi đó mạch cộng hưởng L6-CV1 sẽ có tính cảm kháng nhỏ hơn dung kháng, kết quả là tín hiệu ra V0 sẽ dương (hình 9.5 c)
Hình 9.4. Mạch giải điều tần Foster-Seely
Hình 9.5. Biểu diễn pha của các tín hiệu
Điều bất lợi của bộ giải điều tần sử dụng Foster – Seely chính là việc tách sóng có biên độ thay đổi (hai biên) của tín hiệu vào. Điện áp trên VD3 và VD5 trên diode tách sóng chịu ảnh hưởng của biên độ tín hiệu vào. Để giảm yếu tố này người ta sử dụng bộ tách sóng tỉ lệ: Ratio demodulator.