Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm VN & báo cáo tài chính Bảo Việt:
2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt:
tìm kiếm cổ đơng chiến lược là nhà đầu tư nước ngoài.
Một số điểm mạnh và điểm yếu nổi bật của PJICO:
- Điểm mạnh: DNBH trong ngành và có các cổ đơng sáng lập là các tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn nên có một số lượng khách hàng ổn định; Cơ chế quản lý linh hoạt nên nhanh chóng đưa ra quyết định; Giải quyết bồi thường cho khách hàng tương đối thoáng.
- Điểm yếu:Mạng lưới mới phủ đến một số tỉnh thành; Trình độ đội ngũ nhân viên được đào tạo chưa đồng đều, số người có kinh nghiệm và vững nghiệp vụ cịn ít; Sản phẩm bảo hiểm chưa đa dạng, phong phú; Có hiện tượng nhũng nhiễu, trục lợi bảo hiểm nên uy tín bị giảm xuống; Hệ thống cơng nghệ thông tin và dữ liệu cho việc điều hành chưa thực sự được đầy đủ, chưa có phần mềm hỗ trợ đồng bộ.
2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Tổng Công ty Bảo hiểm BảoViệt: Việt:
2.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của Tổng Công ty Bảo hiểm giai đoạn 2012-2014:
Bảng 2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
CHỈ TIÊU 2012 2013 2014
Tổng doanh thu 6.398 6.646 6.510
Doanh thu từ hoạt động KDBH 5.958 6.242 6.111
Doanh thu hoạt động tài chính 434 400 390
Doanh thu khác 6 5 9
Phí tái bảo hiểm và các khoản giảm trừ (1.707) (1.595) (1.263)
Doanh thu thuần 4.691 5.051 5.247
Tổng chi phí (4.239) (4.651) (4.927)
Chi phí hoạt động KDBH (3.192) (2.833) (4.277)
Chi phí quản lý doanh nghiệp (1.309) (1.390) (565)
Chi phí khác (2) (3) (3)
Lợi nhuận trước thuế 451 398 320
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (111) (101) (69)
Lợi nhuận sau thuế 340 297 251
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Bảo Việt năm 2012,2013, 2014
Qua bảng số liệu trên cho thấy, chi phí hoạt động KDBH là chủ yếu và luôn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng chi phí chung của Tổng Cơng ty Bảo hiểm Bảo Việt, dao động ở mức từ 61- 87% giai đoạn 2012- 2014.
Trong đó, chi phí hoạt động KDBH chiếm 53,57% doanh thu từ hoạt động KDBH năm 2012 và có sự điều chỉnh giảm trong năm 2013 (45,38%); tuy nhiên chi phí này có sự gia tăng khá nhanh trong năm 2014 (khoảng 70% trên doanh thu hoạt động KDBH). Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, công ty cần kiểm sốt tốt chi phí bồi thường, khai thác bảo hiểm, kiểm sốt vấn nạn trục lợi bảo hiểm, thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng năng suất lao động,...
Chi phí quản lý doanh nghiệp của đơn vị khá ổn định qua các năm và được cắt giảm để tập trung nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong công tác khai thác và phục vụ khách hàng.
Phần lớn doanh thu phí bảo hiểm của cơng ty qua các năm chỉ đủ bù đắp các khoản chi, thậm chí khơng đủ để bù đắp chi phí phát sinh tổng thể trong đơn vị. Lợi nhuận chủ yếu của công ty đến từ khoản đầu tư tài chính thơng qua việc sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi. Do vậy, hoạt động đầu tư tài chính là khâu quan trọng Bảo Việt nói riêng, của các DNBH kinh doanh BHPNT nói chung.
2.4.2. Đánh giá các chỉ số tài chính của các DNBH tốp đầu:
Bảng 2.3 Chỉ số tài chính cơ bản và qui mơ của Tốp 5 DN bảo hiểm PNT (tính đến 31/12/2014)
Bảng 2.4 chi nhánh hoạt động và lượng nhân viên
Tốp 5 DNBH Số chi nhánh Số nhân viên
Bảo Việt 67 3,045
PVI 28 1,728
Bảo Minh 59 1,718
PJICO 53 1,690
PTI 29 1,043
Hạn chế về số liệu (*): số liệu của PVI holdings bao gồm cả PVI insurance và PVI Re, PVI sunlife.
Nguồn: Báo cáo tài chính của các DN và số liệu thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2014 của Hiệp hội bảo hiểm.
Bảo Việt là DNBH có mặt sớm nhất của thị trường và đã xây dựng mạng lưới phủ khắp các tỉnh, thành trong phạm vi cả nước, tạo được uy tín và lợi thế cạnh tranh rất lớn cho doanh nghiệp.
Bảo Việt là DNBH phi nhân thọ ln giữ vị trí số 1 về thị phần trong suốt thời gian dài kể từ khi mới thành lập. Đến năm 2014, PVI chính thức vượt qua Bảo Việt và giữ vị trí số 1 về thị phần. Nếu xét về doanh tthu bảo hiểm giữ lại, Bảo
Chỉ tiêu Vốn điều lệ đã góp (tỷ vnd) Bảo Việt 2.000 PVI* 2.342 Bảo Minh 755 PJICO 700 PTI 504 Tổng tài sản (tỷ vnd) 8.346 18.330 5.340 2.074 2.476 Vốn chủ sở hữu (tỷ vnd) 2.090 6.191 2.185 848 674 Phí bảo hiểm giữ lại 4.895 2.884 2.161 1.676 1.492 Dự phòng bồi thường BH PNT 711 521 175 421 215 Lợi nhuận sau thuế (tỷ vnd) 251 364 120 88 67
ROE 12% 5,88% 5,49% 10,38% 9,9%
Việt vẫn là doanh nghiệp dẫn đầu về thị phần do tỷ lệ tái bảo hiểm của PVI ở mức cao.
Xét về vốn điều lệ thì Bảo Việt có vốn lớn nhất thị trường bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay với 2,000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Bảo Việt hiện có 67 cơng ty thành viên , trên 300 phòng phục vụ khách hàng và hơn 3,000 cán bộ, nhân viên phục vụ nhu cầu bảo hiểm và chăm sóc khách hàng trên tồn quốc. Tổng giá trị tài sản và quỹ dự phòng liên tục tăng lần lượt đạt 8,346 tỷ đồng về tài sản và dự phòng bồi thường là 711 tỷ đồng. Theo đó, tổng tài sản của Bảo Việt cao gấp 4 lần PJICO, PTI và gấp 1.6 lần so với Bảo Minh và là doanh nghiệp có mức dự phòng bồi thường đứng đầu thị trường. Dự phòng bồi thường càng lớn càng thể hiện năng lực chi trả bồi thường của doanh nghiệp đối với khách hàng.
Bảo Việt có vốn chủ sở hữu cao hơn PTI và PJICO lần lượt là 3.5 và 2.5 lần, tuy nhiên thấp hơn so với PVI và Bảo Minh. Mặt khác, vốn chủ sở hữu thấp hơn so với phí giữ lại là điểm bất lợi cho Bảo Việt khi tham gia dự thầu bảo hiểm cho các cơng trình, dự án lớn trong và ngoài nước.
Xét hiệu quả hoạt động trên nguồn vốn chủ sở hữu, Bảo Việt đang dẫn đầu với ROE là 12%, kế đến là PJICO với tỷ lệ 10.38%. Lợi nhuận trên tổng tài sản của Bảo Việt khoảng 3.2% thấp hơn 1% so với và cao hơn so với 03 doanh nghiệp còn lại thuộc tốp 05 DNBH lớn nhất thị trường hiện nay.
Tính về qui mơ mở rộng địa bàn hoạt động cũng như nguồn nhân lực:Bảo Việt đã mở các Cơng ty chi nhánh phủ kín các tỉnh thành trong cả nước, ngồi ra các DNBH có thâm niên khác cũng đều mở rộng chi nhánh cho hầu hết các tỉnh thành phố. Thâm dụng nhân lực với sự tập trung hóa nhân lực chất lượng cao (trình độ đại học và trên đại học).
2.4.3. Chỉ tiêu năng suất lao động:
Bảng 2.5 năng suất lao động của Bảo Việt 2011 - 2014:
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014
Tổng doanh thu (tỷ đồng) 5.806 6.398 6.575 6.510
Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 314 340 297 251
Lao động bình quân (người) 3.009 3.279 3.114 3.045
Năng suất lao động theo doanh thu (tỷ đồng/người/năm)
1,93 1,95 2,11 2,14
1,12% 8,21% 1,25%
Năng suất lao động theo lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng/người/năm)
0,1043 0,1034 0,0954 0,0824 -0.63% -8.02% -13.57%
Nguồn: Báo cáo thường niên của Bảo Việt năm 2014
Năng suất lao động theo doanh thu của Bảo Việt có sự tăng nhẹ qua các năm, khơng có sự đột phá đáng kể. Khoảng cách giữa các đơn vị chi nhánh là tương đối lớn. Các công ty thành viên có năng suất lao động theo doanh thu cao gồm: Bà rịa Vũng Tàu, Hà Nội, Sài Gịn, thành phố Hồ Chí Minh, Nam Bình Dương, Hải phòng, Đà Nẵng với năng suất lao động khoảng 03 tỷ đồng/năm/người. Song song đó, có các cơng ty thành viên, chi nhánh năng suất lao động thấp như Bình Phước, Cao Bằng, Lai Châu, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Đắc Nông, Kon Tum; năng suất lao động theo doanh thu khoảng trên 1 tỷ đồng/năm/người; do tiềm năng khai thác ít, địa bàn rộng, mặc khác do năng lực, trình độ cán bộ,...cịn hạn chế.
Ngược lại với xu hướng tăng trưởng doanh thu theo năng suất bình quân, năng suất theo lợi nhuận giảm khá mạnh: giảm 0,63% so với năm 2011, giảm 8,02% so với năm 2012 và giảm khá sâu vào năm 2014 với tỷ lệ giảm là 13.57%.