1. Quan điểm 1: Tập trung sản xuất lúa gạo ở những vùng có điều kiện thuận lợi. thuận lợi.
Quan điểm này nêu lên là chủ yếu tập trung sản xuất lúa ở những vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thích hợp cho việc trồng lúa ví dụ như ĐBSCL. Ở đây có diện tích đất, chất lượng đất phù hợp với sản xuất hàng hóa mặt hàng lúa gạo. Tuy nhiên để sản xuất ở vùng này thì cần tập trung ruộng đất lại và thành lập những trang trại để sản xuất lúa gạo trở thành sản xuất hàng hóa có chất lượng cao. Quan điểm này tương đối phù hợp cho điều kiện Việt Nam hiện nay, ở một số vùng không có lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu để sản xuất trồng lúa thì chuyển đổi sang những cây trồng khác có giá trị cao hơn phù hợp hơn, còn lương thực sẽ được cung cấp từ vùng chuyên canh sản xuất lúa gạo. Khi tập trung hóa sản xuất ở vùng có lợi thế thì việc sản phẩm để xuất khẩu sẽ chủ yếu lấy từ vùng đó. Việc quản lý, tiến hành kiểm tra, giám sát sẽ thuận lợi hơn. Đầu tư đồng bộ sẽ dễ dàng hơn không bị phân tán như hiện nay nữa và đó cũng là thuận lợi để phát triển bền vững ngành lúa gạo.
2. Quan điểm 2: Trồng lúa thâm canh là giải pháp phát triển bền vững sản xuất lúa gạo. sản xuất lúa gạo.
Thâm canh là phương pháp sản xuất tiên tiến nhằm tăng sản lượng nông sản bằng cách nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất, thông qua việc đầu tư thêm vốn và kỹ thuật mới vào sản xuất. Bản chất của thâm canh lúa là quá trình đầu tư phụ thêm tư liệu sản xuất và sức lao động trên đơn vị diện tích, hoàn thiện không ngừng các biện pháp kỹ thuật, tổ chức và những yếu tố khác của sản xuất với mục đích nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của đất, nhằm thu được nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích, với chi phí thấp trên đơn vị sản phẩm. Quan điểm này thực sự có ưu điểm phù hợp với điều kiện diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam đang ngày càng bị thu hẹp. Thâm canh lúa sẽ giúp tăng năng suất cây trồng và tiết kiệm chi phí. Chính vì vậy quan điểm này ngày càng được nhân rộng trong ngành nông nghiệp Việt Nam.