Bàn luận một số tác dụng không mong muốn của

Một phần của tài liệu nhận xét một số tác dụng không mong muốn d- penicillamin trong điều trị ngộ độc chì ở trẻ em (Trang 59)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.3.2.Bàn luận một số tác dụng không mong muốn của

thuốc D- penicillamin trên lâm sàng và cận lâm sàng

* Lâm sàng

Trong nghiên cứu của chúng tôi, với liều điều trị D-penicillamin 15- 20mg/kg/ngày có 1 bệnh nhi gặp tác dụng nôn nhiều (1,9%). Điều trị không hết triệu chứng nôn nên ngày thứ 5 phải dừng uống D-penicillamin. Không gặp trường hợp nào đau bụng, tiêu chảy, ngứa dị ứng, hen, sốt, hay sốc phản vệ. Triệu chứng lâm sàng do tác dụng không mong muốn của chúng tôi khác với tác giả Shannon MG (2000) [54] điều trị ngộ độc chì với liều D- penicillamin 15mg/kg/ngày gặp 2 trường hợp nổi ban nhẹ điều trị kháng histamin thì hết không phải ngừng điều trị.

Nhưng tỉ lệ gặp các tác dụng không mong muốn trên lâm sàng của chúng tôi ít hơn tác giả Netter P (1987) [45]. Theo nghiên cứu của Netter P (1987): 1270 bệnh nhân (17 nghiên cứu lâm sàng) điều trị viêm khớp dạng thấp, liều 500- 1000mg/ngày gặp các triệu chứng: dị ứng 5%; 17% các triệu

chứng tiêu hóa như: biếng ăn, đau thượng vị, buồn nôn, tiêu chảy. Kết quả của chúng tôi cũng khác kết quả của tác giả Sachs HK (1970) dùng D- penicillamin liều 20- 25mg/kg/ngày [51] gặp các triệu chứng như nôn, tiêu chảy, sốt. Trong nghiên cứu của Shannon M (1988) [55] điều trị D-penicillamin liều 27,5mg gặp nhiều tác dụng không mong muốn như 2 trường hợp đau bụng (2/84), 7 trường hợp nổi ban ngứa.

* Cận lâm sàng

Theo nghiên cứu của tác giả Netter P (1987) [45]: sau khi thuốc hấp thu vào cơ thể, tác dụng của D-penicillmin có hai pha, pha nhanh có nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương đạt khoảng 2 giờ sau khi uống, pha chậm có nồng độ đỉnh sau 4- 6 ngày (khi thuốc gắn vào các mô sâu). Vì thế D- penicillamin không chỉ tác động ở hồng cầu, mô mềm: gan, thận vào được cả cơ quan tạo máu tủy xương. Mặt khác, về cấu tạo D- penicillamin có cấu trúc giống đồng phân L- penicillamin đối kháng với Pyrodoxin (vitaminB6) gây độc với cơ thể. Nên D- penicillamin có thể gây độc nên cơ quan tạo máu. Theo tác giả thì các tác dụng phụ này phụ thuộc vào liều dùng D-penicillamin. Trong nghiên cứu này tác giả gặp: giảm bạch cầu 2%, giảm tiểu cầu 4%, tăng bạch cầu ưa acid, thận: protein niệu 6%, suy thận, hội chứng thận. Theo tác giả Marcus SM (1982) [43] điều trị liều 30mg/kg/ngày thấy: 16% bệnh nhân tăng bạch cầu acid. Sachs HK (1970) dùng liều 20- 25mg/kg/ngày gặp tiểu máu, đái máu vi thể (không rõ số lượng )[51]. Tác giả Shannon MG (1988) dùng D- penicillamin là 25- 30mg/kg/ngày đã gặp: 8 trường hợp giảm bạch cầu, 7 trường hợp hạ tiểu cầu, 3 trường hợp tăng ure máu [55]. Nhưng cũng như nghiên cứu của Shannon MG(1988) [54] dùng D-penicillamin với liều thấp 15mg/kg/ngày, chúng tôi không gặp không gặp trường hợp nào giảm bạch cầu, tiểu cầu tăng men gan hay xuất hiện protein niệu.

Khi khảo sát chúng tôi thấy trung bình men gan AST, ALT giảm sau quá trình điều trị (p<0,05); không tăng giá trị trung bình nồng độ ure máu,

creatinin máu (p>0,05). Các chỉ số nghiên cứu này chúng tôi không thấy các tác giả trên báo cáo.

* Tác động D-penicillamin lên trung bình bạch cầu, tiểu cầu

và bạch cầu ưa acid.

Trong nghiên cứu của chúng tôi trung bình bạch cầu, tiểu cầu có giảm trong quá trình điều trị (nhưng sự giảm này không có ý nghĩa thống kê, p> 0,05). Kết quả này của chúng tôi khác với tác giả Shannon M.G (2000)[54]: trung bình bạch cầu và tiểu cầu có giảm (p< 0,001). Có sự khác nhau này có thể vì thời gian điều trị của chúng tôi ngắn hơn (30ngày) còn Shannon M.G (2000) dài hơn 77ngày. Vì vậy, sau điều trị 30 ngày D-penicillamin chúng ta nên cho bệnh nhi nghỉ 1 tuần rồi dùng thuốc thải chì tiếp.

Trung bình bạch cầu ưa acid chúng tôi và tác giả khác không thấy tăng [54], [55]

* Tác động D- penicillamin lên một số các yếu tố vi lượng.

Sau khi được hấp thu vào cơ thể, D-penicillamin tạo phức với chì, đồng thời cũng tạo phức với các kim loại hóa trị 2 khác như: sắt, đồng, canci, kẽm. Làm giảm nồng độ các chất này trong máu [29]. Nhưng vì điều kiện kinh tế, nên chúng tôi chỉ có thể khảo sát trên sắt huyết thanh và canci máu.

Khi khảo sát tác dụng của D-penicillamin trên sắt huyết thanh chúng tôi thấy: 4 trường hợp giảm sắt huyết thanh ngay sau ngày thứ 2 điều trị (7,9%) nhưng khi bù sắt thì những thời điểm nghiên cứu sau không còn thấy tình trạng giảm sắt huyết thanh nữa. Chứng tỏ rằng, tác dụng của thuốc làm giảm sắt huyết thanh có thể kiểm soát được khi ta có chế độ bù sắt hợp lý. Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng không thấy trường hợp nào hạ canci máu.

Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy: trung bình sắt huyết thanh giảm trong quá trình điều trị (tuy nhiên sự giảm này không có ý nghĩa thống kê, p> 0,05), nồng độ canci máu không thay đổi nhiều nhưng có xu thế giảm trong quá trình điều trị (p>0,05). Có kết quả này vì chúng tôi đã bù sắt, canci hàng ngày. Nếu không bù thì chắc chắn sắt huyết thanh và canci máu sẽ giảm rất nhiều.

Tóm lại: các nghiên cứu báo cáo có nhiều tác dụng không mong muốn của thuốc trên lâm sàng và cận lâm sàng hơn nghiên cứu của chúng tôi vì họ đã dụng liều cao, còn chúng tôi dùng liều thấp 15mg/kg/ngày và thời gian dùng thuốc của chúng tôi ngắn hơn.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 52 bệnh nhân trẻ em ngộ độc chì có tuổi trung bình Tuổi trung bình: 21,6 ± 19,9 tháng, (từ 1 tháng đến 7 tuổi) có nồng độ trung bình chì máu trước nghiên cứu 56,86 ± 22,72µg/dl (từ 23,64 đến 124,80) điều trị bằng D-penicillamin liều 15mg/kg/ngày trong 30 ngày:

- D-penicillamin làm hết triệu chứng co giật làm giảm dần các triệu chứng lâm sàng khác như: co giật, thiếu máu, tiêu chảy, táo bón, nôn.

- Nồng độ chì máu trung bình sau 1 đợt điều trị 30 ngày giảm giảm: 17,10 ± 16,33µg/dl (p = 0,000) và giảm 27,3 ± 18,6% nồng độ chì máu so với lúc vào.

- Nồng độ chì niệu thải trung bình 0,427mg/l/ngày. Không có sự thay đổi nồng độ chì niệu thải ra sau điều trị 2, 7, 30 ngày (p > 0,05).

- 28% số trẻ em ngộ độc chì có sự tăng ngược nồng độc chì máu từ ngày điều trị thứ 30 so với ngày thứ 7.

- Có 1 bệnh nhi chiếm 1,9% gặp triệu chứng nôn phải dùng điều trị, có 7,9% (4 bệnh nhi) giảm sắt huyết thanh trong ngày thứ 2 không gặp bệnh nhân nào tăng bạch cầu ưa axit, hạ bạch cầu, hạ tiểu cầu, tăng ure và cretini máu, tăng men gan, có protein niệu. Không có trẻ nào bị dị ứng tiêu chảy, sốt, hen và đau bụng.

KIẾN NGHỊ

1. Khi không có các thuốc gắp chì khác thì D-penicillamin liều 15mg/kg/ngày có thể là một lựa chọn trong điều trị ngộ độc chì ở trẻ em.

2. Cùng với các biện pháp điều trị hồi sức và điều trị nội khoa khác, D-penicillamin có thể điều trị cho trẻ em ngộ độc chì có nồng độ chì máu > 70µg/dl hoặc có bệnh não chì.

3. Cần bù thêm sắt, canci, vitamin B6 và một số các yếu tố vi lượng khác trong quá trình điều trị ngộ độc chì với D-penicillamin.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nhận xét một số tác dụng không mong muốn d- penicillamin trong điều trị ngộ độc chì ở trẻ em (Trang 59)