Bàn luận về hiệu quả làm giảm nồng độ chì máu.

Một phần của tài liệu nhận xét một số tác dụng không mong muốn d- penicillamin trong điều trị ngộ độc chì ở trẻ em (Trang 55)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.1.Bàn luận về hiệu quả làm giảm nồng độ chì máu.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khẳng định: sau 30 ngày điều trị D- penicillamin liều 15mg/kg/ngày có làm giảm nồng độ chì máu (p <0,05). Kết quả này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của tác giả Shannon MW, (2000) [54] đã điều trị D-penicillamin với liều 15mg/kg/ngày (p < 0,001)

(µg/dl) so với nồng độ chì máu lúc nhập viện; Kết quả nghiên cứu của chúng

tôi khác với tác giả Shannon MG (1989) [55]. Theo tác giả nồng độ chì máu giảm sau 10 tuần điều trị là 12µg/dl (từ 9- 15µg/dl) mặc dù tác giả điều trị với liều trị D-penicillamin cao hơn chúng tôi, trung bình 27,5 mg/kg/ngày (từ 15- 30 mg/ ngày). Giải thích điều này vì đối tượng nghiên cứu của tác giả có nồng độ chì máu trung bình thấp hơn chúng tôi, nguyên nhân gây ngộ độc chì của chúng tôi là thuốc cam, nguyên nhân gây độc của tác giả là từ môi trường. Theo Kawai M (1976) [39], chì thải ra ngoài nước tiểu nhiều hơn khi nồng độ chì máu cao hơn, nồng độ chì máu giảm nhanh hơn.

Theo tỉ lệ phần trăm so với nồng độ chì máu lúc nhập viện, sau 30 ngày điều trị D-penicillamin nồng độ chì máu của đối tượng nghiên cứu giảm

27,3 ± 18,6(%). Kết quả của chúng tôi có vẻ thấp hơn khi so sánh với tác giả

Shannon MG (2000) nghiên cứu 55 bệnh nhi ngộ độc chì với liều 15mg/kg/ngày sau điều trị 77 ngày chì máu giảm 35 ± 21(%) [54]. Còn với tác giả Shannon M (1988) điều trị 84 bệnh nhi dùng liều từ 25-30mg/kg/ngày trong 76 ngày giảm 33% (với p < 0,001) [56].

Theo mức độ ngộ độc chì, kết quả nghiên cứu của chúng tôi: tỉ lệ phần trăm nồng độ chì máu giảm nhiều nhất là: 38,6 ± 16,9(%) của nhóm ngộ độc chì mức độ nặng (chì máu > 70µg/dl). Kết quả của chúng tôi tương tự như kết quả của Vitale LF (1973) nghiên cứu 8 bệnh nhi có nồng độ chì máu >66µg/dl, sau điều trị nồng độ chì máu giảm 40% [58].

Ở mức độ ngộ độc chì trung bình (chì máu 45- 70 µg/dl), sau điều trị 30 ngày chúng tôi thấy chì máu giảm 22,3 ± 11,9(%). Kết quả này của chúng tôi thấp hơn của tác giả Marcus SM (1982) nghiên cứu 66 trẻ có nồng độ chì máu từ 40- 60 µg/dl, điều trị D- penicillamin liều 30mg/kg/ngày kết quả giảm được 31% [43].

Như vậy, kết quả điều trị của chúng tôi khác với các tác giả khác có thể vì các lí do như: liều dùng D-penicillamin khác nhau, nồng độ chì máu của đối tượng nghiên cứu khác nhau, thời gian điều trị khác nhau.

So sánh với tác giả Nguyễn Anh Tuấn (2013) [16] nghiên cứu trên 67 bệnh nhi điều trị bằng EDTA chì máu cũng giảm 27%. Tất nhiên khi so sánh hiệu quả gắp chì của thuốc này với thuốc khác ta không chỉ so sánh trên một mặt là sự giảm nồng độ chì máu.

Một phần của tài liệu nhận xét một số tác dụng không mong muốn d- penicillamin trong điều trị ngộ độc chì ở trẻ em (Trang 55)