Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố cần thơ từ góc nhìn quản lý nhà nước (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phương pháp phân tích

Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, mơ tả để phân tích thực trạng đầu tư, đầu tư công trong giai đoạn 2004-2014 qua bảng số liệu, biểu đồ, kết hợp với phương pháp chuyên gia thông qua việc tham khảo các ý kiến, gồm: Phòng tổng hợp UBND thành phố Cần Thơ, Kiểm toán nhà nước Khu vực 5, Ban Kinh tế ngân sách thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Hội đồng thẩm định dự án, tổ công tác thẩm tra quyết tốn dự án hồn thành, báo cáo của chuyên gia trong ngành.

CHƯƠNG 4

HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG: TIẾP CẬN BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ, MÔ TẢ VÀ PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA

Giới thiệu

Trong chương này, chúng ta sẽ nhận diện được thu chi ngân sách thành phố Cần Thơ giai đoạn 2004-2014, mức độ đầu tư, đầu tư công tác động đến tăng trưởng kinh tế, bản chất hiệu quả đầu tư công, các nhân tố ành hưởng đến hiệu quả đầu tư công tại thành phố Cần Thơ. Chương này bắt đầu là giới thiệu về vị trí của thành phố Cần Thơ trong vùng cũng như các quan hệ với cả nước, tiềm năng lợi thế và khả năng phát huy các lợi thế so sánh để đầu tư phát triển kinh tế. Đánh giá về thu, chi ngân sách thành phố từ năm 2004 đến năm 2014 từ đó biết được cơ cấu chi đầu tư, thường xuyên cũng như nguồn lực vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư công và hiệu quả đầu tư, so sánh hiệu quả đầu tư của thành phố Cần Thơ với cả nước. Đánh giá các bất cập về chính sách, năng lực cán bộ quản lý trong đầu tư công. Căn cứ vào các tài liệu báo cáo của các đơn vị chuyên ngành, ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư, tác giả phân tích để hiểu rõ bản chất các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư cơng.

4.1. Vị trí thành phố Cần Thơ trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và quan hệ với các tỉnh thành trên cả nước:

Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sơng Hậu; Phía Bắc giáp tỉnh An Giang, phía Đơng giáp tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang. Trung tâm thành phố Cần Thơ cách thành phố Hồ Chí Minh 170 km về hướng Đông Bắc theo Quốc lộ 1A, cách các đô thị lớn của vùng đồng bằng Sông Cửu Long trong cự ly khoảng 60-120 km, thuận lợi mở rộng giao lưu và ảnh hưởng kinh tế đến các tỉnh lân cận, đặc biệt là các tỉnh vùng Tây Nam sông Hậu và Tứ giác Long Xun. Thành phố Cần Thơ có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, quân sự trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và hiện đang đô thị hóa với mức tăng trưởng khá cao. Có cầu Cần Thơ qua sơng Hậu đã xây dựng xong được đưa vào sử dụng, sân bay quốc tế đang được nâng cấp, luồng Định An đang được chỉnh trị, các tuyến đường giao thông huyết mạch đang được xây dựng càng giúp phát huy tiềm năng vị trí của thành

phố Cần Thơ. Phấn đấu theo Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị.

Ngồi ra, trong một số lĩnh vực kinh tế, thành phố Cần Thơ có khả năng vươn xa đến thành phố Hồ Chí Minh và vùng trọng điểm kinh tế phía Nam. Với vị trí địa lý trung tâm và quá trình phát triển thành đô thị lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Cần Thơ là cửa ngõ giao lưu chính của vùng Tây Nam sơng Hậu với vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng Bắc sơng Tiền và vùng trọng điểm kinh tế phía Nam; là giao điểm của nhiều tuyến giao thông thủy bộ quan trọng như:

- Về đường bộ: trục thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ; từ Cần Thơ rẽ các nhánh đi Cà Mau, Kiên Giang và Long Xuyên - Châu Đốc hướng về Phnom Pênh.

- Về đường thủy: trục sông Hậu nối từ biển Đông đến Phnom Pênh, trên đó có trên 55 km ngang qua Cần Thơ; ngồi ra, cịn có 2 trục đường thủy quốc gia quan trọng hướng về thành phố Hồ Chí Minh là trục Cái Sắn (từ Rạch Giá ra sông Hậu) và trục Xà No (từ Cà Mau qua Cần Thơ).

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố cần thơ từ góc nhìn quản lý nhà nước (Trang 36 - 38)