Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và đặc điểm đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện phong thổ, tỉnh lai châu hiện nay 1 113 (Trang 35 - 44)

Chương 2 : CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và đặc điểm đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp

chủ chốt cấp xã ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu hiện nay

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Phong Thổ là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía bắc của tỉnh Lai Châu, có giới hạn từ 22027'49'' đến 22049'3'' vĩ độ Bắc và từ 10309'29'' đến 103035'31'' kinh độ Đơng. Phía bắc giáp huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); phía đơng giáp tỉnh Lào Cai; phía đơng nam giáp thành phố Lai Châu; phía nam giáp huyện Tam Đường; phía tây và tây nam giáp huyện Sìn Hồ. Tồn huyện có 17 xã và 1 thị trấn; trong đó 13 xã giáp huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với đường biên giới dài 98,95 km và cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng tại Km0 quốc lộ 12 (xã Ma Ly Pho), là cầu nối giữa tỉnh Lai Châu với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) về dịch vụ xuất nhập khẩu, du lịch, đồng thời là huyện có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phịng - an ninh và tồn vẹn lãnh thổ.

Địa hình phổ biến là núi cao, thấp dần từ đông bắc xuống tây nam, xen kẽ là những thung lũng hẹp. Địa hình đa dạng, phức tạp đồi núi cao, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sơng suối nhiều, khơng có cánh đồng lớn, có đỉnh núi Bạch Mộc Lương cao 2.998 m so với mực nước biển. Độ dốc tự nhiên lớn hơn 250 chiếm khoảng 70% tổng diện tích tự nhiên của huyện, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của nhân dân các dân tộc trong huyện.

Huyện Phong Thổ có diện tích tự nhiên là 102.876 ha. Đất sản xuất nơng nghiệp có 17.915,03 ha chiếm 17,4% diện tích tự nhiên, ngồi trồng lúa nước, người dân còn phát triển trồng lúa nương, các loại cây hoa màu, cây lương thực khác, cây công nghiệp ngắn ngày, lâu năm và các loại cây ăn quả... Đất lâm

nghiệp có 50.264,38 ha, chủ yếu là đất rừng phịng hộ 46.249,11 ha chiếm 45% diện tích tự nhiên; đất rừng sản xuất có 4.015,27 ha, chiếm 3,9% diện tích tự nhiên, hình thức khai thác phổ biến là khoanh ni và bảo vệ rừng. Rừng có một số gỗ quý như: lim, chị, pơ mu, lát, nghiến song trữ lượng khơng nhiều.

Sông suối ở Phong Thổ độ dốc lớn, dịng chảy mạnh, khơng đều, giảm dần từ bắc xuống nam. Sông Nậm Na bắt nguồn từ Kim Thuỷ Hà (Trung Quốc), chảy qua Sì Lở Lầu - Nậm Cúm hợp lưu với sơng Đà tại thị xã Mường Lay (tỉnh Điện Biên).

Khí hậu nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đơng lạnh và khơ, mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 190C; tháng 6, 7, 8 là những tháng nóng nhất có nhiệt độ bình qn khoảng 230C. Tháng 1 là tháng có nhiệt độ thấp nhất, nhiệt độ trung bình khoảng 140C. Phong Thổ có lượng mưa trung bình năm vào loại lớn nhất của tỉnh Lai Châu. Lượng mưa trung bình năm là 2.628 mm và phân bố không đều. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm 88% lượng mưa cả năm (2.307 mm) và tập trung nhất vào tháng 7 và tháng 8, số ngày mưa trung bình 20 ngày/tháng, lượng mưa ngày lớn nhất vào tháng 7 lên đến 160 mm.

Thuỷ văn Sông Nậm Na và các con suối trên địa bàn huyện lưu lượng nước nhỏ, địa hình phức tạp, do đó tiềm năng về thuỷ điện khơng nhiều, chủ yếu là các cơng trình thuỷ điện nhỏ phục vụ cho nhu cầu tại chỗ. Hiện tại Phong Thổ đang có cơng trình thuỷ điện Vàng Khon tại thị trấn, đã đi vào hoạt động.

* Về kinh tế: Năm 2010, sản lượng lương thực cây có hạt đạt 30.634 tấn,

lương thực bình qn đầu người đạt 445,4kg/người/năm. Đến năm 2017, sản lượng lương thực đạt 37.199 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 460 kg/người/năm. Trên địa bàn huyện còn phát triển cây thảo quả đặc sản, phân bố ở hầu hết các xã vùng cao, biên giới, nhiều nhất là xã Dào San và Sin Suối Hồ. Cây được trồng dưới những tán rừng, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với

tập quán canh tác của đồng bào dân tộc, thị trường tiêu thụ ổn định. Năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 33,34%.

Đảng bộ huyện Phong Thổ xác định: cây cao su là loại cây đa mục đích, vừa có giá trị kinh tế cao, vừa có nhiệm vụ của những cánh rừng phòng hộ, phòng chống thiên tai, bảo vệ đất, chống xói mịn. Việc phát triển cây cao su đã góp phần giải quyết được cơng ăn việc làm cho lực lượng lao động của địa phương, đẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu sản xuất, bố trí sắp xếp lại dân cư. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống của nhân dân các dân tộc trong huyện.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu tại chỗ và cung cấp cho thị trường lân cận. Nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện cũng được chú trọng. Đến năm 2017, diện tích ni trồng thuỷ sản đạt 42,82 ha, tổng sản lượng đánh bắt đạt 76,5 tấn.

Phát triển lâm nghiệp thực hiện theo phương châm đẩy mạnh công tác tu bổ rừng, quản lý rừng một cách hợp lý, vận động nhân dân có ý thức bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn, rừng gỗ quý. Đồng thời hướng dẫn cho nhân dân cách phòng chống cháy rừng, đốt phát nương, lập quy ước bảo vệ rừng, chủ yếu là khoanh nuôi bảo vệ rừng đầu nguồn.

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng; đặc biệt là các ngành sản xuất chế biến, công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng (đá, cát...) có giá trị tăng trưởng cao; chế biến nông, lâm sản; đã cơ bản đáp ứng nhu cầu của các địa phương và cung cấp cho thị trường thành phố Lai Châu. Năm 2017, tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 51 tỷ đồng.

Chương trình xây dựng nơng thơn mới được lãnh đạo, chỉ đạo triển khai

tích cực, bước đầu đã hình thành phong trào xây dựng nơng thơn mới. Đến hết năm 2017, bình qn đạt 11,6 tiêu chí/xã; 02 xã đạt chuẩn nơng thơn mới; 07 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; 08 xã đạt từ 5-9 tiêu chí.

* Về văn hóa - xã hội: Sự nghiệp văn hóa - xã hội trên địa bàn huyện có

như: Thái, Mơng, Dao, Mường, Hà Nhì, Hoa, Giáy, Kinh, các dân tộc có bản sắc văn hố đa dạng, phong phú. Năm 2010, huyện có 14.056 hộ, tổng dân số 68.785 nghìn người, mật độ dân số trung bình là 67 người/km; Đến Năm 2017, huyện có tổng 16.068 hộ, tổng dân số 78.296 nghìn người, mật đố dân số trung bình 76,07 người/km

Văn hóa: Chỉ đạo, phối hợp UBND các xã tổ chức thành công các lễ hội

truyền thống: Lễ hội "Gầu Tào" dân tộc Mông xã Dào San từ ngày 06 - 08/01 âm lịch (tức ngày 02 - 04/02/2017; Lễ hội "Lộc xuân" xã Sì Lở Lầu vào ngày 15 tháng giêng âm lịch (tức ngày 11/2/2017); Lễ hội “Nàng Han” xã Mường So vào 15/2 âm lịch (12/3/2017); Lễ hội “Then Kin Pang” xã Khổng Lào vào ngày 10/3 âm lịch (06/4/2017); Lễ hội “Kin lẩu khẩu mẩu” vào ngày 15/9 âm lịch (03/11/2017).

Hoạt động tun truyền ln được duy trì và phát triển đi vào chất lượng và chiều sâu đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương. Phong trào văn hố, văn nghệ quần chúng, thể dục-thể thao được khơi dậy; công tác quản lý, tơn tạo, tu bổ bảo tồn các di tích được quan tâm. Xây dựng, bổ sung các quy ước, hương ước của các thơn, xóm; quản lý tốt các hoạt động lễ hội, hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang.

Các dân tộc trên địa bàn Phong Thổ đã tạo nên một bức tranh đa sắc tộc, với nền văn hóa “thống nhất trong đa dạng”, những mối quan hệ cội nguồn, tiếp xúc đan xen trong quá trình lịch sử. Đời sống nhân dân các dân tộc chưa cao, trình độ phát triển kinh tế - xã hội cịn nhiều khó khăn. Song các dân tộc có đặc điểm chung đó là truyền thống đồn kết, lịng u nước, tinh thần bất khuất trong đấu tranh dựng nước và giữ nước. Nhân dân các dân tộc luôn tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vượt lên khó khăn, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Luôn đấu tranh chống lại những âm mưu chống, phá đất nước, chia rẽ dân tộc của

các thế lực thù địch, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Giáo dục đào tạo: Hệ thống giáo dục được mở rộng đến các xã, bản từ

mầm non đến trung học phổ thông. Năm học 2010 - 2011, tồn huyện có 1.464 giáo viên, 70 trường, 1.007 lớp với 20.579 học sinh (trong đó 65 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 trường dân tộc nội trú và 3 trường trung học phổ thông). Năm học 2016 – 2017 tổng số cán bộ quản lý giáo viên của các cấp, tính đến 31/12/2017 tồn huyện có 1873 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, tồn huyện có 65 trường với 23.573 học sinh. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ “đổi mới đánh giá và đổi mới chương trình sách giáo khoa” của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các cuộc vận động và phong trào thi đua trong toàn ngành được cán bộ, giáo viên, học sinh tích cực hưởng ứng. Cơ sở vật chất ngày càng được đầu tư đầy đủ, phòng học kiên cố, bán kiên cố đạt tỷ lệ 74,2%, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của huyện. Năm học 2016 - 2017 ngành giáo dục của huyện tiếp tục thừa kế và phát huy những mặt đã làm được trong năm học trước đồng thời phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ huy động số trẻ ra lớp mẫu giáo đạt trên 98%. Học sinh 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,9%. Việc huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp tăng, nhất là việc huy động học sinh đi học chuyên cần ở các xã biên giới đều đạt kết quả tốt. Chất lượng giáo dục tồn diện đã có sự chuyển biến tích cực, từng bước ổn định và phát triển.

Y tế: Y tế từng bước phát triển đáp ứng nhu cầu cơ bản về khám, chữa

bệnh cho nhân dân. Thực hiện tốt việc khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người nghèo. Việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được chú trọng, đồng bào các dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế, thực hiện tốt cơng tác dân số và kế hoạch hóa gia đình. Đặc biệt là các chương trình tiêm chủng cho trẻ em, phụ nữ đạt tỷ lệ 90%. Công tác tuyên

truyền và kiểm tra an toàn thực phẩm được thực hiện thường xuyên, kịp thời chấn chỉnh, xử lý những trường hợp vi phạm các quy định về vệ sinh an tồn thực phẩm. Cơng tác dân số - kế hoạch hóa gia đình tiếp tục được tuyên truyền và triển khai thực hiện từ huyện đến cơ sở. Năm 2011, đội ngũ bác sĩ đạt 1,7 bác sĩ/vạn dân, tổ chức khám 56.026 lượt người, điều trị nội trú 5.436 lượt. Hệ thống y tế đã từng bước được kiện toàn, củng cố và phát triển. Đến ngày 31- 12-2017 đội ngũ bác sĩ đạt 4,0 bác sĩ/vạn dân, tổ chức khám 180.000 lượt người, điều trị nội trú 6500 bệnh nhân. Tổng số lượt bệnh nhân điều trị ngoại trú 75.000 lượt người.

Đến nay hệ thống y tế của huyện tương đối hoàn chỉnh: 01 bệnh viện đa khoa; 01 đội y tế dự phịng; một đội chăm sóc sức khỏe sinh sản; 03 phịng khám đa khoa khu vực; 18 Trạm Y tế xã, thị trấn; 187 bản. 100% số xã có trạm y tế xã, cơng tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân đã được nâng lên cả về số lượng và chất lượng, các chương trình y tế quốc gia được triển khai rộng khắp, đã có 10 trạm y tế xã được cơng nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.

* Công tác quốc phịng - an ninh: Huyện đã tích cực xây dựng nền quốc phịng tồn dân vững mạnh, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia và bảo đảm an ninh chính trị-trật tự an tồn xã hội. Cấp ủy, chính quyền các cấp ln quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phịng địa phương. Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, làm tốt công tác xây dựng, luyện tập, củng cố lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên. Phối hợp chặt chẽ giữa ba lực lượng trong nắm và xử lý các tình huống, tăng cường tuần tra, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Huyện đã hoàn thành kế hoạch tuyển quân hằng năm. Chất lượng công tác giáo dục quốc phòng được nâng lên; kịp thời bổ sung các phương án phòng thủ huyện, xã. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phịng – an ninh. Hệ thống chính trị cơ sở được thường xuyên củng cố, tích cực vận động nhân dân xây dựng thế trận qc phịng tồn dân với thế trận an ninh nhân dân vững mạnh. Tình hình an ninh chính trị ổn định,

trật tự an tồn xã hội đảm bảo, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Chuyển biến tích cực. Các xã, thị trấn đều có lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên sẵn sàng ứng phó với bất kỳ tình huống nào xảy ra. Hàng năm các xã, thị trấn đều hồn thành tốt chỉ tiêu giao qn.

Điều kiện chính trị

Ngày 2-11-1967, Bộ Nội vụ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra Quyết định số 424/NV về việc sửa đổi tên các xã mới của tỉnh Lai Châu. Theo quyết định đó, huyện Phong Thổ có 29 xã và 1 thị trấn:

Ngày 19-3-1969, Bộ Nội vụ ra Quyết định số 143/NV về việc thành lập 3 thị trấn nông trường thuộc tỉnh Lai Châu, trong đó có thị trấn nơng trường Tam Đường thuộc huyện Phong Thổ. Theo Quyết định này, huyện Phong Thổ có 29 xã và 2 thị trấn (thị trấn Phong Thổ và thị trấn nơng trường Tam Đường).

Ngày 14-1-2002, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 08/2002/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Phong Thổ cịn lại 81.910 ha diện tích tự nhiên và dân số 44.769 người, gồm 15 xã.

Ngày 27-12-2006, Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 156/2006/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, huyện; Huyện Phong Thổ có 102.876 ha diện tích tự nhiên và dân số 56.544 người, có 18 xã, thị trấn. Đến ngày 31-12-2017 dân số 78.296 nghìn người.

Tính đến ngày 31-12-2017 Đảng bộ huyện Phong Thổ đã trải qua 19 kỳ Đại hội lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội; quốc phịng - an ninh được giữ vững là điều kiện tiền đề để cho huyện phát triển ngày càng giàu mạnh.

Đến ngày 31-12-2017 tồn Đảng bộ huyện Phong Thổ có tổng số đảng viên 2.938 đồng chí, sinh hoạt ở 58 tổ chức cơ sở đảng (đảng viên nữ 869; đảng viên người dân tộc 1.946; giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng cho 133 đồng chí; phát thẻ đảng viên cho 175 đồng chí).

Tồn bộ đảng viên ở xã, thị trấn sinh hoạt theo địa bàn dân cư. Đây là cơ sở tiền đề quan trọng giúp các cấp ủy, các chi bộ xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của chi bộ, đồng thời cũng tạo điều kiện để gắn việc phân công nhiệm vụ cho đảng viên được rõ ràng, bám sát với quần chúng nhân dân.

2.1.2. Đặc điểm đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phong Thổ,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện phong thổ, tỉnh lai châu hiện nay 1 113 (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w