niệm, nội dung và phương thức
1.2.1. Quan niệm về Thành ủy lãnh đạo cơng tác phịng, chống tham nhũng
Để có cơ sở đưa ra quan niệm về Thành ủy lãnh đạo cơng tác phịng chống tham nhũng cần phải làm rõ khái niệm “lãnh đạo”. Theo từ điển Tiếng Việt: “lãnh đạo là dẫn dắt tổ chức phong trào theo đường lối cụ thể”
[47,tr.979]. Quan niệm này đã chỉ ra khá rõ về khái niệm“lãnh đạo”. Tuy nhiên, còn một số nội hàm quan trọng của “lãnh đạo” chưa được đề cập, như phải xây dựng được đường lối, phải kiểm tra, giám sát…
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu và đưa ra các khái niệm, định nghĩa về lãnh đạo khác nhau tùy theo cách tiếp cận, diễn đạt khác nhau, nhưng tựu chung lại đều có những điểm chung: Lãnh đạo là cách con người ứng xử với con người trong hoạt động thực tiễn, là cách làm việc với con người, là quá trình gây ảnh hưởng, tác động đến con người và tổ chức, là việc đưa ra chủ trương, phương hướng và chính sách phát triển nhằm thuyết phục, làm gương, dẫn dắt đối tượng lãnh đạo theo mình, hướng tới những mục tiêu về chính trị, kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, phù hợp với tiến trình khách quan và yêu cầu, điều kiện và những bước đi cụ thể.
Từ những điều trình bày trên, ta có thể gắn chủ thể lãnh đạo và đối tượng lãnh đạo, làm cho khái niệm “lãnh đạo”, cụ thể và rõ hơn như: Tỉnh ủy lãnh đạo phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quốc phòng - an ninh… Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ “lãnh đạo đúng nghĩa là: Phải quyết định mọi vấn đề một cách đúng đắn; phải tổ chức sự thi hành cho đúng; phải tổ chức kiểm sốt” [22,tr.285].
Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra một cách tồn diện và súc tích khái niệm “lãnh đạo” và khái niệm “lãnh đạo đúng” của Đảng. Để lãnh đạo đúng, đảm bảo thắng lợi của Cách mạng, Đảng phải đề ra cương lĩnh
chính trị, quyết định đúng đắn; đồng thời phải tổ chức thực hiện phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Quá trình lãnh đạo phải tổ chức kiểm soát chặt chẽ (theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì kiểm sốt bao hàm cả kiểm tra và giám sát) từ khi định ra chủ trương, nghị quyết, quá trình tổ chức thực hiện và sơ kết, tổng kết, rút ra những kinh nghiệm.
Với cách tiếp cận đó, có thể quan niệm, Thành ủy lãnh đạo cơng tác phịng, chống tham nhũng là hoạt động của Thành ủy trong việc đề ra chủ trương, nghị quyết về PCTN trên địa bàn Thành phố; tổ chức và chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đồn thể chính trị - xã hội thực hiện thắng lợi chủ trương, nghị quyết của Thành ủy; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết đó, đảm bảo cho cơng tác PCTN ở Thành phố đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra, góp phần xây dựng hệ thống chính trị Thành phố, nhất là chính quyền Thành phố trong sạch, vững mạnh về mọi mặt.
Chủ thể lãnh đạo PCTN là Thành ủy. Với vai trò người lãnh đạo, Thành
ủy xây dựng nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch, biện pháp thực hiện bảo đảm cho công tác PCTN trên địa bàn Thành phố hiện nay đạt được mục tiêu đề ra. Nghị quyết lãnh đạo của Thành ủy phải đảm bảo các yêu cầu: đúng đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN. Nghị quyết, quyết định của Thành ủy về PCTN đúng đắn, phù hợp và sát thực với điều kiện của Thành phố, phát huy được tiềm năng, thế mạnh, tạo bước chuyển mạnh mẽ trong đấu tranh PCTN; đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội Thành phố hiện nay, đáp ứng yêu cầu xây dựng Thành phố cả trước mắt và lâu dài.
Đối tượng lãnh đạo là các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc trên địa bàn
Thành phố; là chính quyền, MTTQ và các đồn thể chính trị - xã hội các cấp từ Thành phố đến cơ sở; là các tổ chức và lực lượng xã hội trên địa bàn Thành
phố; là toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đang ngày đêm lao động, sản xuất và công tác tham gia vào cuộc đấu tranh PCTN ở Thành phố hiện nay.
1.2.2. Nội dung lãnh đạo cơng tác phịng, chống tham nhũng của Thành ủy
Để xác định nội dung lãnh đạo công tác PCTN của Thành ủy cần hiểu khái quát về nội dung lãnh đạo của Đảng. Đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu chỉ ra những nội dung lãnh đạo của Đảng như cuốn “Đặc điểm, nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu” của Lê Văn Lý (chủ biên), tác giả đã khái quát nội dung lãnh đạo của Đảng gồm: Đảng xây dựng chiến lược phát triển các lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội; Đảng quyết định những chủ trương lớn về các lĩnh vực đó; Đảng lãnh đạo xây dựng nhà nước vững mạnh đủ sức thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý đối với các lĩnh vực; Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, lao động trong các lĩnh vực, có phẩm chất, năng lực, tay nghề cao đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và tồn xã hội là sự thống nhất biện chứng giữa nội dung và phương thức lãnh đạo; nội dung lãnh đạo quy định, chi phối, ràng buộc phương thức lãnh đạo. Thực tiễn cho thấy, khi xác định đúng nội dung lãnh đạo, phương thức lãnh đạo phù hợp là nhân tố quyết định quyết định, đảm bảo chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của Đảng. Trong mỗi thời kỳ cách mạng đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng chi phối, quy định nội dung lãnh đạo của Đảng. Từ đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng trong mỗi thời kỳ cách mạng để xác định nội dung lãnh đạo, đó là những cơng việc mà Đảng phải lãnh đạo thực hiện, nhằm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn. Nội dung lãnh đạo của Đảng hiện nay được xác định gồm: Đảng quyết định đường lối, chính sách lớn; lãnh đạo nhà nước cụ thể hóa đường lối, nghị quyết của Đảng và tổ chức thực hiện; xây
dựng tổ chức, bộ máy nhà nước và thống nhất công tác cán bộ; kiểm tra hoạt động của bộ máy nhà nước; lãnh đạo tư tưởng, chính trị…
Từ phân tích trên có thể đưa ra khái niệm: Nội dung lãnh đạo PCTN của
Thành ủy là những công việc Thành ủy lãnh đạo chỉ đạo ra các quyết định về PCTN; tổ chức thực hiện các quyết định của Thành ủy và tổ chức việc kiểm tra, giám sát những cơng việc đó. Trên cơ sở nội dung nêu trên, từ thực trạng công tác PCTN của Thành phố, có thể xác định nội dung lãnh đạo PCTN của Thành ủy gồm những công việc sau:
Một là, Thành ủy xây dựng nghị quyết, chương trình hành động về cơng
tác PCTN và quán triệt thực hiện.
Căn cứ vào nghị quyết, kết luận của Trung ương, Thành uỷ tiến hành thảo luận xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai về PCTN trong toàn Đảng bộ Thành phố; trên cơ sở đó các cấp uỷ tiến hành thảo luận và xây dựng chương trình hành động, kế hoạch triển khai về PCTN cho đơn vị, địa phương mình. Chương trình, kế hoạch của các cấp uỷ khi được ban hành phải bám sát nghị quyết, kết luận của Trung ương, chương trình, kế hoạch của cấp trên, đồng thời phải phù hợp với đặc thù của địa phương, đơn vị; xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; tình hình kinh tế - xã hội; thực trạng tổ chức và hoạt động của tổ chức đảng; thực trạng tham nhũng cũng như những vấn đề bức xúc đặt ra để xác định chủ trương và xây dựng giải pháp thực hiện.
Sau khi ban hành chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện về PCTN, các cấp uỷ tổ chức đảng triển khai quán triệt đến các tổ chức, cá nhân, cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân. Đồng thời, lãnh đạo các cơ quan truyền thông tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm định hướng dư luận xã hội, tạo nhận thức đúng đắn và sâu sắc cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung chương trình hành động, kế hoạch PCTN của cấp uỷ. Từ đó tạo sự thống nhất
trong tổ chức và triển khai thực hiện; phát động phong trào toàn xã hội tham gia PCTN, trước hết là sự tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Hai là, lãnh đạo chính quyền cụ thể hố chương trình, kế hoạch của cấp
uỷ về PCTN thành mục tiêu, chương trình, kế hoạch PCTN và quán triệt tổ chức thực hiện.
Lãnh đạo HĐND xây dựng chương trình hành động, kế hoạch về PCTN; phê duyệt, thông qua các kế hoạch của UBND; giám sát các thành viên của UBND; bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của UBND, HĐND có liên quan đến tham nhũng; giám sát các hoạt động của UBND trên tất cả lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng…; lãnh đạo việc tiếp xúc cử tri của các tổ đại biểu HĐND để lắng nghe ý kiến phản ánh của quần chúng nhân dân, nhất là những phát hiện của nhân dân về tham nhũng, tiêu cực.
Lãnh đạo UBND triển khai và thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, pháp luật của nhà nước, chương trình, kế hoạch của cấp uỷ về PCTN, những quy định của pháp luật trong việc quản lý nhà nước ở địa phương nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng tham nhũng. Rà sốt, sắp xếp, kiện tồn bộ máy, phương thức hoạt động của bộ máy chính quyền theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” đối với các cơ quan đơn vị trên địa bàn. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND tiến hành rà sốt loại bỏ các thủ tục hành chính phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân. Lãnh đạo UBND các cấp tiếp dân giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo tham nhũng của nhân dân.
Ba là, lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức viên chức trong
chính quyền, đồn thể hồn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách PCTN.
Các cấp uỷ phải thường xuyên tiến hành rà soát, sắp xếp, luân chuyển, chuyển đổi, bố trí lại cán bộ để củng cố kiện tồn các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là các cơ quan quản lý nhà nước trọng yếu để đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ PCTN. Thực hiện chính sách tinh giản biên chế, chủ động thay thế những cán bộ khơng đủ phẩm chất, số cán bộ có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các cấp trong PCTN.
Nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý xây dựng cơ cấu tiêu chuẩn từng chức danh cán bộ, công chức làm cơ sở để tuyển dụng và sắp xếp, bố trí cán bộ. Đổi mới việc tuyển dụng cán bộ, cơng chức, viên chức bằng hình thức thi tuyển. Lựa chọn cán bộ có đủ điều kiện tiêu chuẩn và phẩm chất đạo đức tốt để bố trí vào các cơ quan chuyên trách PCTN.
Xử lý nghiêm theo pháp luật và kỷ luật đảng đối với những đảng viên là cán bộ, cơng chức có hành vi tiêu cực, tham nhũng; kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy hành chính những cán bộ thoái hoá, biến chất.
Bốn là, lãnh đạo MTTQ và các tổ chức thành viên MTTQ tham gia PCTN.
Lãnh đạo việc cụ thể hố chương trình hành động, kế hoạch của cấp uỷ thành chương trình hành động, kế hoạch của mình; xây dựng MTTQ, các đồn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong sạch vững mạnh, làm tốt chức năng tham mưu và giám sát đối với chính quyền; phát động phong trào PCTN trong mọi tầng lớp nhân dân. Lãnh đạo sự phối hợp giữa HĐND, UBND, MTTQ tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện các nghị quyết, chương trình hành động của cấp uỷ về PCTN.
Năm là, lãnh đạo công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chương
Các cấp uỷ tăng cường công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chương trình, kế hoạch của cấp uỷ về cơng tác PCTN của các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên. Lãnh đạo các cơ quan trong bộ máy chính quyền, các đồn thể chính trị - xã hội sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình hành động PCTN của cấp uỷ. Kịp thời biểu dương, nhân rộng các điển hình thực hiện tốt cơng tác PCTN, đồng thời rút ra kinh nghiệm trong q trình triển khai cơng tác lãnh đạo PCTN trong từng giai đoạn.
1.2.3. Phương thức lãnh đạo của Thành ủy đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng
Khi xác định được nội dung lãnh đạo, vấn đề quan trọng được đặt ra là bằng phương thức nào để thực hiện nội dung đó. Phương thức lãnh đạo của Đảng là một trong vấn đề trọng tâm được Đảng quan tâm, nhất là từ khi đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Theo Đại từ điển tiếng Việt,
“phương thức” là phương pháp và hình thức tiến hành [47,tr.1352]; “phương
pháp” là cách thức tiến hành để có hiệu quả cao [47,tr.1351]. Vậy phương thức được hiểu là hình thức, phương pháp hay cách thức tiến hành cơng việc để có hiệu quả cao.
Trong cuốn sách “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng” do Trần Đình Nghiêm (chủ biên), tác giả cho rằng: Phương thức lãnh đạo của Đảng là hệ thống các hình thức, phương pháp, biện pháp, quy trình, lề lối làm việc, tác phong công tác mà Đảng sử dụng… nhằm làm cho đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng được thực hiện có hiệu quả cao nhất trong cuộc sống [27,tr.201].
Tại Đại hội X của Đảng, phương thức lãnh đạo tiếp tục được bổ sung bổ sung và hồn thiện, trong đó nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới phong cách, lề lối làm việc của Đảng theo hướng thực sự dân chủ, kỷ cương, thiết thực, sâu sát cơ sở, sâu sát quần chúng; làm việc có chương trình, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm, nói đi đơi với làm. Đổi mới cách ra nghị quyết, văn kiện và
báo cáo phải ngắn gọn, thiết thực, cụ thể; đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả của hội nghị. Cấp ủy dành nhiều thời gian tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, tổng kết việc thực hiện nghị quyết; Chỉ đạo các hoạt động của nhà nước, MTTQ và các đoàn thể nhân dân” [13,tr.310].
Cương lĩnh xây dựng đất nước đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung và phát triển năm 2011) chỉ rõ phương thức lãnh đạo: “Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng cơng tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo thơng qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị” [16,tr.88-89].
Với những phân tích trên, có thể quan niệm: Phương thức lãnh đạo của Đảng là hệ thống các hình thức, phương pháp, biện pháp, quy chế, quy định, quy trình, chế độ, phong cách, lề lối làm việc mà Đảng sử dụng để tác động vào các tổ chức trong hệ thống chính trị và tồn xã hội nhằm thực hiện nội dung lãnh đạo của Đảng trong từng giai đoạn cách mạng.
Trên cơ sở khái niệm phương thức lãnh đạo của Đảng, có thể đưa ra khái